Các môn học của ngành Việt Nam học

CHUYÊN NGÀNH VIỆT NGỮ HỌC VÀ VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM

1. Giới thiệu ngành

Việt Nam học là một ngành khoa học nghiên cứu về đất nước con người Việt Nam theo hướng tiếp cận liên ngành.  Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học, chuyên ngành Việt ngữ học và Văn hóa Xã hội Việt Nam tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng là chương trình dành cho đối tượng là người nước ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực là người nước ngoài thông thạo tiếng Việt, am hiểu về đất nước, con người Việt Nam. 

Chương trình có những đặc điểm sau:

  • Chương trình cung cấp kiến thức toàn diện về ngôn ngữ, đất nước và con người Việt Nam;
  • Chương trình có nhiều môn học mới, hiện đại, phù hợp với sự phát triển của xã hội và đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế; 
  • Chương trình còn có các môn rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc [Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng tổ chức sự kiện...], các hoạt động ngoại khóa, giúp sinh viên vững vàng về kiến thức, tự tin, năng động trong môi trường đa văn hóa và xu thế hội nhập;
  • Chương trình được biên soạn theo hướng nhấn mạnh đến thực hành, đến những kỹ năng mềm cần thiết cũng như chú trọng đến vấn đề tự học và tự nghiên cứu suốt đời của sinh viên thể hiện qua quan điểm sư phạm là lấy người học làm trung tâm. 

2. Đối tượng tuyển sinh, điều kiện dự tuyển
Đối tượng tuyển sinh của chương trình đào tạo bậc cử nhân ngành Việt Nam học, chuyên ngành Việt ngữ học và Văn hóa Xã hội Việt Nam gồm:

  • Những người nước ngoài có nguyện vọng học bậc đại học ngành Việt Nam học;
  • Những người gốc Việt ở nước ngoài muốn tìm hiểu sâu về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc.

Điều kiện dự tuyển: Những người muốn theo học hệ Cử nhân ngành Việt Nam học, chuyên ngành Việt ngữ học và Văn hóa Xã hội Việt Nam phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học [hệ 12 năm] hoặc văn bằng tương đương và phải qua kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Việt do Đại học Tôn Đức Thắng tổ chức [trình độ sơ cấp].  Sinh viên ngành Việt Nam học của các trường đại học nước ngoài có thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Tôn Đức Thắng có thể được Trường Đại học Tôn Đức Thắng xem xét tiếp nhận học chuyển tiếp tại Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, ngành Việt Nam học, chuyên ngành Việt ngữ học và Văn hóa Xã hội Việt Nam.

3. Chuẩn đầu ra

Tốt nghiệp ngành Việt Nam học, chuyên ngành Việt ngữ học và Văn hóa Xã hội Việt Nam, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau: - Kiến thức: Hiểu và vận dụng kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn cùng những kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực về tiếng Việt, về đất nước, con người Việt Nam để giải quyết những vấn đề cụ thể trong công việc. 

- Kỹ năng chuyên môn: 

  • Phân tích, đánh giá các đặc điểm văn hóa, xã hội Việt Nam; 
  • Sử dụng thông thạo tiếng Việt trong các tình huống giao tiếp khác nhau [trang trọng, thân mật...], trong công tác phiên dịch, biên dịch, nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt;
  • Tư vấn, quản lý và triển khai các dự án về nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam;
  • Học tiếp các chương trình sau đại học phù hợp, đặc biệt là chương trình Cao học Việt Nam học để có thể đi sâu nghiên cứu và giảng dạy về Việt Nam học.

- Kỹ năng chung:

  • Có được nền tảng giáo dục vững chắc để hiểu được các trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm với bản thân và cộng đồng xã hội;
  • Có khả năng giao tiếp giao tiếp xã hội hiệu quả;
  • Có khả năng làm việc hợp tác, làm việc nhóm và làm việc trong một tổ chức, đặc biệt là với nhóm/tổ chức có người Việt Nam.

- Trình độ tin học: Chứng chỉ MOS quốc tế - Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh tương đương IELTS 5.0 hay 500 điểm theo chuẩn TOEIC.

4. Điều kiện tốt nghiệp


Sinh viên hội đủ những điều kiện sau đây thì được Hiệu trưởng Nhà trường xem xét cấp bằng Cử nhân ngành Việt Nam học chuyên ngành Việt ngữ học và Văn hóa Xã hội Việt Nam:
  • Sinh viên hoàn tất các môn học và tích lũy đủ số lượng tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo;
  • Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí chuẩn đầu ra của ngành học;
  • Đáp ứng đầy đủ các quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.

5. Triển vọng nghề nghiệp
Tốt nghiệp ngành Việt Nam học, chuyên ngành Việt ngữ học và Văn hóa Xã hội Việt Nam, sinh viên có thể tìm được việc làm phù hợp ở các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, công ty du lịch, văn phòng thương mại, tổ chức chính phủ và phi chính phủ có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực am hiểu về Việt Nam [ở Việt Nam và nước ngoài]. Ngoài ra sinh viên cũng có thể làm công tác phiên dịch, biên dịch, nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt.

6. Một số hình ảnh hoạt động của bộ môn:

Giờ thuyết trình của sinh viên lớp Việt ngữ học
Trải nghiệm món ăn ngày Tết Việt Nam
Sinh hoạt với Language Partners
Chuyến tham quan thực tế Đồng bằng Sông Cửu Long

 

Thăm nhà lưu niệm Nguyễn Tất Thành [Phan Thiết]

Việt Nam học là ngành khoa học nghiên cứu đất nước và con người Việt Nam từ những thành tố văn hóa, lịch sử, địa lí, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học... để làm rõ những nét riêng độc đáo, nghiên cứu toàn diện và đa dạng những lĩnh vực của một quốc gia trên góc nhìn văn hóa.

Đặc điểm của Ngành Việt Nam học

Ngành Việt Nam học xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng những năm 2001 - 2002 dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo [Việt Nam]. Tính đến thời điểm 2007 - 2008 [8 năm kể từ khi ngành Việt Nam học được cho phép đào tạo], ngành Việt Nam học đã có mặt trên 76 trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc.

Ngành Việt Nam học tuy là một ngành mới nhưng đã có nhiều thành công đáng kể, đặc biệt quan trọng trong tiến trình Việt Nam đang xây dựng và hội nhập sâu rộng vào quốc tế.

Người học Việt Nam Học được trang bị những kiến thức về con người và đất nước Việt Nam:

  • Phong tục, tập quán của người Việt trên mọi miền của đất nước Việt Nam, trong đó có phong tục về cưới hỏi, ma chay, giỗ tết, lễ hội…
  • Văn hoá giao tiếp của người Việt:
    + Giao tiếp trong sinh hoạt gia đình;
    + Giao tiếp nơi công sở;
    + Giao tiếp trong trường học;
    + Giao tiếp trong kinh doanh;
    + Giao tiếp trong khi tiếp khách.
  • Văn hoá ẩm thực của người Việt: Các món ăn đặc trưng và cách nấu món ăn của mỗi vùng trên đất nước Việt Nam.
  • Văn hoá mặc truyền thống của người Việt trong từng thời kì lịch sử.
  • Kiến thức về văn hóa, lịch sử, văn học...

Cơ hội nghề nghiệp

- Cơ hội nghề nghiệp phổ biến nhất của ngành Việt Nam Học là các cơ hội công việc liên quan đến ngành du lịch: như hướng dẫn viên du lịch...

- Cơ hội làm việc trong các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong và ngoài nước Việt Nam.

- Và tham gia vào các vị trí công việc mang tính hàn lâm như nhà nghiên cứu Việt Nam, và giảng dạy - thuyết giảng về Việt Nam

Khó khăn và thách thức khi theo đuổi ngành Việt Nam học

Một thực trạng được thừa nhận là sinh viên ngành Việt Nam Học vất vả khi đi xin việc. Đó là bởi các em được trang bị hệ thống tri thức liên ngành có bề rộng nhưng thiếu chiều sâu. Mà đây lại chính là đặc thù của ngành này. Trong khi chúng ta đang sống trong một xã hội ngày càng chuyên môn hóa, đòi hỏi người lao động phải có sự chuyên sâu trong từng lĩnh vực cụ thể.

Một sinh viên tốt nghiệp VNH phải là người có kiến thức tương đối toàn diện, đồng thời phải có kỹ năng hoạt động thực tiễn ở một đôi lĩnh vực nào đó. Do đó sinh viên phải luôn nỗ lực học tập, rèn luyện kỹ năng và khả năng nghề nghiệp.

Tuy nhiên, sinh viên của ngành học "trẻ" này cũng có những ưu thế riêng, như PGS-TS Nguyễn Thị Bích Hà, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khẳng định: Thế mạnh của sinh viên VNH là phông liên ngành xã hội nhân văn rất dày dặn, vì vậy hướng mở để lựa chọn việc làm cũng rộng rãi hơn một số chuyên ngành.

Nguyễn Dũng

Video liên quan

Chủ Đề