Các thành tố thuộc khung gầm ô tô là gì năm 2024

Khung gầm ô tô là bộ phận quan trọng để phương tiện có thể vận hành ổn định, đảm bảo an toàn cho người lái và hành khách.

Khung gầm ô tô là gì?

Khung gầm ô tô đóng vai trò là bệ đỡ cho các thành phần chi tiết khác của một chiếc xe. Nó giúp tạo nên hình dáng tổng thể của chiếc xe, cùng với đó là sự chắc chắn và an toàn cho xe khi di chuyển.

Một thành phần khung gầm ô tô về cơ bản bao gồm hai khung chính chạy dọc theo chiều dài của xe và được liên kết thêm nhiều thanh liên kết ngang hoặc chéo khác có công dụng gia cố và cân bằng khung xe.

Hệ thống khung gầm. [Ảnh minh họa].

Mặc dù thiết kế chính xác của từng khung xe khác nhau thường tùy thuộc vào từng loại và kiểu dáng xe cụ thể nhưng tất cả đều có cùng một mục đích đó là đảm bảo được đặc tính cứng vững, ổn định và tạo nên vẻ đẹp cho chiếc xe.

Tất cả các bộ phận như động cơ, các thành phần hệ thống truyền động, hệ thống treo và hệ thống phanh, tất cả đều được gắn vào khung phần khung này. Về cơ bản, nếu không có khung gầm được thiết kế đủ tốt và chắc chắn thì một chiếc xe sẽ không thể tồn tại.

Khung xe cũng được thiết kế cẩn thận với sự tính toán về kết hợp các chi tiết với góc độ và mật độ thanh chống cụ thể. Điều này ảnh hưởng đến các đặc điểm như độ nghiêng của bánh lái, hình dạng đầu xe và động học khi lái xe. Sự khác biệt nhỏ nhất trong các góc độ và mật độ các thanh nối này có thể dẫn đến một loạt vấn đề liên quan đến khả năng động học khi lái xe.

Những tín hiệu báo khung gầm xe bị hư hỏng

Cong vênh

Đầu xe có thể bị lệch hoặc cong vênh vì một số lý do khi xảy ra va chạm ở đầu xe. Nơi đây thường được thiết kế nhằm hấp thụ va đập nên là phần dễ bị cong vênh nhất của phần khung gầm. Sự sai lệch nghiêm trọng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường thường trên những bộ phận nhỏ có thể là những nguyên nhân gây ra hư hỏng lớn hơn sau này.

Trong hầu hết các trường hợp, nếu hiện tượng cong vênh trên một thanh liên kết khác với bên còn lại thì chúng ta có thể nghi ngờ xe có thể xảy ra va chạm và dẫn đến hư hỏng khung.

Các thành bộ phận liên kết không bình thường

Các chi tiết trong hệ thống khung gầm ô tô được liên kết với nhau bằng các liên kết như đinh tán, bu lông hoặc hàn. Nếu nhìn vào bên dưới khung gầm cho thấy một vết nứt hoặc thanh liên kết bằng những mối liên kết không được nguyên bản, không đều với góc đối diện của cùng một trục thì đó có thể là một vấn đề lớn mà chúng ta cần giải quyết.

Các thanh chống được định vị bất thường hoặc bị lệch vị trí là dấu hiệu cho thấy hư hỏng khung đáng kể đã làm thay đổi vị trí của các điểm lắp hệ thống treo của xe.

Động cơ bị yếu

Nếu gặp tình huống động cơ chỉ hoạt động ở tốc độ thấp, nguyên nhân có thể bao gồm tốc độ không tải quá thấp, cạn kiệt nguồn cung cấp nhiên liệu hoặc lõi lọc bị tắc. Để khắc phục vấn đề này, người lái cần điều chỉnh lại tốc độ của động cơ ở chế độ không tải, cung cấp thêm nhiên liệu hoặc thực hiện việc thay thế hoặc làm sạch lõi lọc.

Hệ thống xả khí có tiếng động lạ

Khi phát hiện bất kỳ tiếng ồn hoặc mùi khí thải lọt ra từ dưới nắp ca-pô, hãy tiến hành kiểm tra ngay lập tức. Bắt đầu bằng cách khởi động động cơ và mở nắp ca-pô để kiểm tra chi tiết.

Những dấu hiệu nhận biết khi khung gầm ô tô xảy ra sự cố. [Ảnh minh họa].

Trường hợp đơn giản nhất có thể là hiện tượng rò rỉ ở đoạn kết nối giữa hệ thống xả và động cơ hoặc do bu lông không được siết chặt. Do đó, chủ sở hữu có thể khắc phục vấn đề này bằng cách kiểm tra và siết lại các bu lông. Trong trường hợp đầu ống xả bị nứt, cần nhanh chóng đưa xe đi kiểm tra.

Động cơ hoạt động không ổn định

Trong trường hợp đang lái xe và nghe thấy tiếng ồn phát ra từ dưới gầm xe, đặc biệt khi qua các con đường gồ ghề hoặc có nhiều ổ gà, có khả năng các bạc lót và ro-tuyn trụ lái của xe bị hao mòn và lỏng. Đây là một dấu hiệu cho thấy cần xem xét việc thay thế thanh càng A càng sớm càng tốt trước khi tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn và có thể ảnh hưởng đến các thành phần khác trong hệ thống khung gầm.

Lốp xe có tiếng kêu khó chịu khi dừng

Khi xuất hiện tiếng kêu rít mạnh ở bánh xe, hãy cân nhắc đến tình trạng của lốp. Có khả năng lốp đã trải qua hiện tượng mòn hoặc méo vặn. Và tất nhiên, việc thay thế lốp là điều hết sức cần thiết.

Xe lệch về một bên khi vận hành

Hiện tượng xe bị lệch sang một bên khi phanh có thể bắt nguồn từ việc lực phanh tác động lên các bánh xe không đồng đều, do một trong số chúng dính dầu, đường dẫn dầu bị tắc cục bộ. Do đó, chủ sở hữu nên mang xe đi sửa chữa, bởi vận hành kéo dài sẽ khiến xe dễ lật trong các tình huống phanh gấp ở tốc độ cao hoặc vào cua.

Gầm ô tô là bộ phận quan trọng trên chiếc xe, chính vì vậy chủ xe nên tìm hiểu về cấu tạo cũng như cách chăm sóc, bảo dưỡng bộ phận này để đảm bảo xế cưng hoạt động hiệu quả nhất.

Cấu tạo gầm ô tô

Cùng với khung xe, gầm xe là bộ phận cốt lõi, giữ vai trò quan trọng trên ô tô. Đây được coi là 2 bộ phận nền tảng, ví như xương sống nâng đỡ, kết nối các chi tiết lại với nhau để tạo thành kết cấu tổng thể của ô tô và ảnh hưởng đến khả năng vận hành của chiếc xe. Thường thì khung xe và gầm xe liên kết với nhau theo 2 kiểu cấu trúc phổ biến là sát-xi rời [body-on-frame] và khung liền khối [unibody]. Trong đó, khung liền khối hiện nay được sử dụng phổ biến trên các dòng xe con, sedan còn kiểu sát-xi rời thường được thiết kế cho các dòng xe SUV, xe tải và bán tải.

Gầm ô tô là bộ phận quan trọng trên chiếc xe

Về kết cấu, gầm ô tô được tạo thành bởi 3 bộ phận chính sau đây:

Trục các-đăng: Đây là trục ống nối 2 bộ vi sai và có vai trò truyền lực từ động cơ đến bánh xe để xe có thể di chuyển. Tốc độ quay của trục các-đăng sẽ quyết định vận tốc xe chạy.

Vi sai: Bộ vi sai gồm nhiều bánh răng liên kết với nhau, hỗ trợ quá trình truyền lực từ động cơ vào trục các-đăng và bánh xe. Bánh răng trong cụm vi sai có nhiều loại, trong đó chủ yếu là bánh răng hình đĩa, bánh răng mặt trời và bánh răng hành trình.

Bánh xe: Cấu tạo bánh xe gồm lốp bọc ngoài, ruột bên trong, vành xe, hệ thống phanh, trục bánh xe.

Khi nào cần bảo dưỡng gầm cho xe hơi?

Nên để ý các dấu hiệu của gầm xe như sau, để kịp thời mang xe tới trung tâm chăm sóc bảo dưỡng: Xe phát ra tiếng lạ nơi gầm máy, động cơ hoạt động yếu và có sức ì; Đi đường bằng thấy xe bị lệch trái/ phải; Khi phanh/dừng, lốp bị rít mạnh; Phanh không ăn => nguy hiểm; Tiếng động bất thường tại hệ thống xả khí của xe; Nước làm mát có nhiệt độ thay đổi bất thường; Rò rỉ nước ở gầm xe, xe có tiếng ồn mạnh

Trong quá trình sử dụng, các chủ xe cần thường xuyên kiểm tra và chăm sóc, bảo dưỡng gầm ô tô thật cẩn thận

Cách bảo dưỡng gầm xe ô tô

Nói về vai trò của gầm xe ô tô, tài xế nhiều kinh nghiệm thường chia sẻ rằng: "Một chiếc xe có khung gầm tốt quan trọng hơn nhiều option". Thực tế, ngoài lớp sơn xe, gầm ô tô là bộ phận chịu nhiều tác động từ môi trường bên ngoài.

Theo đó, gầm xe thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bẩn, sỏi đá, đất cát trên đường nên sẽ bị bẩn, ăn mòn, trầy xước hoặc biến dạng. Chưa kể đến với điều kiện thời tiết và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế ở nước ta hiện nay, việc xe thường phải lội nước hay di chuyển qua đường lầy sẽ khiến gầm xe bị tổn hại. Nếu gầm ô tô bị xuống cấp sẽ kéo theo chất lượng hoạt động của các bộ phận như động cơ hay phanh xe, lốp xe bị giảm sút.

Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng, các chủ xe cần thường xuyên kiểm tra và chăm sóc, bảo dưỡng gầm ô tô thật cẩn thận. Đặc biệt, sau khi đi mưa hoặc di chuyển qua đoạn đường ngập úng, lầy lội, chủ xe nên vệ sinh gầm xe sạch sẽ để tránh tình trạng bị hao mòn, gỉ sét. Nếu thấy gầm xe có hiện tượng bị rò rỉ nước hay phát ra âm thanh lạ thì nên đưa xe đến các gara sửa chữa ngay bởi nhiều khả năng động cơ và hệ thống phanh đang gặp vấn đề.

Chủ Đề