Các yêu cầu trong đánh giá thực thi công vụ

Tóm tắt: Trong quản lý công chức, để đánh giá và phân loại công chức, có một số cách tiếp cận trên cơ sở các lý thuyết/mô hình về hành chính và mô hình quản lý công vụ. Cách tiếp cận đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ gắn với hệ thống quản lý thực thi công vụ theo kết quả. Bài viết phân tích cơ sở lý thuyết, đặc trưng và ý nghĩa của cách tiếp cận này trong việc hoàn thiện thể chế công vụ - công chức ở Việt Nam hiện nay.

Theo đó, mục đích của việc đánh giá công chức là để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức.

Nội dung đánh giá công chức bao gồm những nội dung nào?

Theo Điều 56 Luật Cán bộ, công chức 2008, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về nội dung đánh giá công chức như sau:

Nội dung đánh giá công chức
1. Công chức được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a] Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b] Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
c] Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
d] Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ và chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể;
đ] Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
e] Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a] Kế hoạch làm việc và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách;
b] Tiến độ, chất lượng các công việc được giao;
c] Năng lực lãnh đạo, quản lý;
d] Năng lực tập hợp, đoàn kết.
...
4. Căn cứ vào quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức ban hành quy chế đánh giá công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, nội dung đánh giá công chức bao gồm các nội dung nêu trên.

Đánh giá công chức [Hình từ Internet]

Trách nhiệm đánh giá công chức được quy định ra sao?

Theo Điều 57 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định trách nhiệm đánh giá công chức như sau:

Trách nhiệm đánh giá công chức
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm đánh giá công chức thuộc quyền.
2. Việc đánh giá người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện.

Theo đó, trách nhiệm đánh giá công chức được quy định như trên.

Phân loại đánh giá công chức được pháp luật quy định thế nào?

Theo Điều 58 Luật Cán bộ, công chức 2008, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định phân loại đánh giá công chức như sau:

Xếp loại chất lượng công chức
1. Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức được xếp loại chất lượng theo các mức như sau:
a] Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
b] Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
c] Hoàn thành nhiệm vụ;
d] Không hoàn thành nhiệm vụ.
2. Kết quả xếp loại chất lượng công chức được lưu vào hồ sơ công chức, thông báo đến công chức được đánh giá và được thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác.
3. Việc xử lý công chức không hoàn thành nhiệm vụ được quy định như sau:
a] Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc đối với công chức có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
b] Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 02 năm không liên tiếp trong thời hạn bổ nhiệm được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì bố trí công tác khác hoặc không bổ nhiệm lại;
c] Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong 03 năm có 02 năm không liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí việc làm đang đảm nhận thì bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn.
Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc.

Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong 03 năm có 02 năm không liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí việc làm đang đảm nhận thì bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn.

Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc.

Xem văn bản hợp nhất các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, công chức do Văn phòng Quốc hội ban hành. [Lưu ý văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ].

Những ai thực thi công vụ?

Như vậy, người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

Có bao nhiêu phương pháp đánh giá thực thi công vụ?

Việc đánh giá thực thi công vụ ở cấp độ cá nhân trong các tổ chức thường áp dụng các phương pháp như: phương pháp xếp hạng, phương pháp cho điểm và xếp hạng theo các tiêu chí, phương pháp đánh giá 360 độ, phương pháp so sánh với mục tiêu đã xác định.

Đánh giá thực thi công vụ là đánh giá những gì?

Đánh giá công chức theo quá trình thực thi công vụ có thể được biểu hiện thông qua một số tiêu chí cơ bản như thời gian thực hiện công việc, cách thức thực hiện, quy trình thực hiện, những chuẩn mực về thái độ hành vi khi thực hiện... Theo đó, đánh giá công chức theo quá trình thực thi công vụ tập trung vào sự tuân thủ ...

Thực thi công vụ như thế nào?

Thực thi công vụ là hoạt động thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức trong thực tiễn, do người đứng đầu cơ quan phân công, liên quan trực tiếp đến đạo đức công vụ. Đây là những vấn đề đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta rất quan tâm và được quy định khá chặt chẽ trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước.

Chủ Đề