Cách an ủi người nhớ nhà

Nên nói: “Bạn có muốn dạo mát hay ăn một chút gì không, mình sẽ đưa bạn đi nhé?” Hoặc những lời khuyên khác như mời người ấy tới nhà ăn tối, ...

Xem tiếp : ...

Cách để Dỗ dành người khác khi bạn không thể Ɩàm gì ngoài việc an ủi. ... thể Ɩàm gì – đôi khi, một hành động nhỏ c̠ủa̠ tình bạn cũng sẽ giúp ích khá nhiều.

Xem tiếp : ...

Tôi có 1 nỗi buồn vô cùng tận, mấy ai hiểu, nhiều lúc muốn buông xuôi, bỏ cuộc. 2. Ở lúc này đang cố nhớ lại những việc đã xảy ra thì mọi thứ mờ ảo hệt như giấc ...

Xem tiếp : ...

Tự tin ѵà mạnh mẽ lên bạn hiền! – Sưu tầm; Có niềm tin Ɩà bạn đã chính Ɩà người chiến thắng, người có niềm tin sẽ Ɩàm những việc nhỏ bé trở nên ...

Xem tiếp : ...

Chắc hẳn những ai từng sống xa nhà đều trải qua nỗi nhớ gia đình ѵà ... Bất an: luôn rơi ѵào trạng thái lo lắng cực độ, bị tác động bởi suy ...

Xem tiếp : ...

Những dòng stt về nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình khi phải đi Ɩàm ăn xa, đi học xa, đi lấy chồng xa… càng đọc càng rưng rưng nước mắt… Bởi khi xa nhà, ta mới hiểu hết ...

Xem tiếp : ...

Tránh liên lạc quá mức thường xuyên với gia đình và bạn bè ở nhà

Nghe có vẻ vô lý và khó khăn thế nhưng sự thật là việc liên lạc quá thường xuyên với người thân sẽ ngăn cản bạn trải nghiệm những điều mới mẻ đồng thời khiến cảm giác nhớ nhà càng cồn cào, tồi tệ hơn. Việc nói chuyện với gia đình có thể giúp bạn đỡ buồn bã, cô đơn trong thời gian đầu thế nhưng lâu dài bạn sẽ nhận ra điều này chỉ làm bản thân lúc nào cũng so sánh và hoài niệm về quãng thời gian ở nhà.

Điều này hoàn toàn không có nghĩa là bạn phải cắt đứt liên lạc với mọi người ở nhà. Thay vào đó, hãy học cách kiểm soát. Lên lịch cho các cuộc gọi và cố gắng không phá vỡ trừ trường hợp có gì khẩn cấp hoặc đặc biệt. Việc có một giờ gọi điện cố định sẽ rèn luyện cho bạn sự bình tĩnh và cách tự giải quyết vấn đề, bởi nó ngăn bạn gọi điện ngay về nhà mỗi khi thấy nhớ nhung hoặc gặp phải khó khăn.

Tập viết Blog

Ở nơi đất khách quê người, sẽ có những lúc bạn cảm thấy bộn bề suy nghĩ trong lòng nhưng lại chẳng biết tìm ai để tâm sự, nói chuyện. Lúc này, hãy tập viết Blog.

Viết blog là cách tuyệt vời để đối thoại với bản thân. Có những nỗi buồn khi đã viết ra được thành chữ, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, có những điều mà bạn muốn chia sẻ với tất cả mọi người nhưng lại thấy quá phiền khi phải đem nó đi kể với từng người, blog sẽ là phương tiện hữu hiệu để bạn truyền tải điều đó một cách nhanh gọn và hiệu quả.

Blog còn là nơi lưu giữ kỷ niệm. Nếu có lúc nào buồn chán, cuộc đời u ám, thì đọc lại những niềm vui nho nhỏ đã qua, sẽ thấy đó chính là những đốm lửa nhỏ giữ cho bếp luôn cháy mãi. Nó sẽ giúp bạn cố thêm một chút, tiến thêm một vài bước chân, để tiếp nối hành trình của mình.

Giữ một số nỗi buồn cho riêng mình

Không thể phủ nhận, khi buồn ai cũng muốn được chia sẻ. Thế nhưng những gì bạn phải trải qua khi đi du học, người nhà hay bạn bè không ở trong hoàn cảnh ấy sẽ không thể hiểu hết được tường tận. Bởi vậy, có những nỗi buồn nho nhỏ hàng ngày bạn nên giữ cho riêng mình và tự tìm cách giải quyết. Vì dù có nói ra, chưa chắc đã giúp ích được gì, ngược lại càng làm người thân lo lắng hơn.

Trong một số trường hợp, khi bạn kể cho ai đó ở nhà, người ấy sẽ mãi lấn cấn về việc bạn buồn bã ở nơi xa và lo lắng cho bạn trong khi sự thật là bạn chỉ buồn lúc kể chuyện thôi và nó đã qua rồi.

Có rất nhiều những chuyện nhỏ nhặt trong ngày bạn không thể kể hết cho mọi người, bởi vậy mọi người chẳng thể hình dung chính xác được cuộc sống bên này của bạn như thế nào. Bạn sẽ nhận được những lời khuyên theo kiểu “Sao không thử thế này…”, “Hãy làm thế này đi…” nhưng lại chẳng cảm thấy thoả mãn mà chỉ thêm bực dọc. Đừng trách họ, bởi người ta không ở trong hoàn cảnh của bạn để hiểu được.

Hãy luôn nhớ rằng đây chỉ là một quãng thời gian ngắn trong cuộc đời

Khi mới bắt đầu đi học, những nỗi buồn và sự bỡ ngỡ ban đầu sẽ khiến bạn cảm thấy thời gian sao mà dài lê thê, luôn tự hỏi bao giờ mới đến dịp được trở về nhà. Thế nhưng sự thật là cuộc đời rất dài, và quãng thời gian vài năm chỉ là một phần nhỏ xíu trong đó. Dù muốn hay không, rồi nó cũng sẽ kết thúc.

Không phải ai cũng có cơ hội được du học, được trải nghiệm những điều mới mẻ như bạn đang có. Đừng cứ luôn nhớ nhung những điều ở nhà khi đang du học, để rồi đến khi thật sự trở về lại tỏ ra hoài niệm thời gian được thoả sức trải nghiệm ở ngoài kia, tự trách móc bản thân sao mình không làm tốt hơn.

(Theo: nationalityunknown]

CON NHỚ NHÀ LẮM!!!   

     Hôm nay CLB Kỹ Năng SPKT chia sẻ đồng cảm sinh viên sống xa nhà!

     Số lượng sinh viên sống xa nhà là một con số không nhỏ chút nào. Bản thân BẢO QUỲNH [ Tên tác giả ] hiện tại cũng là sinh viên sống xa nhà nên xin chia sẻ với các bạn  đôi chút từ suy nghĩ và cái nhìn của cá nhân.Khi còn là học sinh TÀI ao ước một ngày mình sẽ đặt chân lên giảng đường của trường dại học,cuối cùng thì mơ ước đó cũng trỡ thành hiện thực.Ngày nhận giấy báo trúng tuyển,ôi ! cảm giác nó mới lạ làm sao.nhưng rồi thì cũng dần dần quen với cuộc sống đó,TÀI bắt đầu nhận ra sự khó khăn của cuộc sống xa nhà. Mách nhỏ các bạn nhé:


Học hành:

    Sống xa nhà, bạn phải tự lo việc học. Kết thúc 12 năm  miệt mài  trên ghế nhà trường, 12 năm phổ thông, thầy cô luôn theo sát từng bước tiến, bước lùi trên con đường học vấn của bạn để giúp đỡ. Với việc học lên cao, bất kể ĐH, CĐ hay học nghề thì môi trường cũng như cách học khác biệt hoàn toàn. Sẽ không có cảnh thầy cô theo bạn để hỏi xem bạn đã hiểu bài hay chưa, cũng không có cảnh bạn phải ở lại lớp chép phạt vì chưa thuộc bài, cũng chẳng có sự hỏi thăm, lo lắng khi bạn nghỉ học…. Giờ đây, việc học là việc của bạn mà thôi.

Tình cảm:

    Sống xa nhà, điều thiếu thốn nhất mà bất kì ai cũng phải thừa nhận, đó là mặt tinh thần, tình cảm. Bao nhiêu năm chung sống cùng gia đình, bên người thân, ngày ngày gặp nhau, trò chuyện cùng nhau… Và cho đến một ngày, bạn chỉ còn lại một mình. Thời gian sống cùng gia đình thật sự nhiều người không biết quý trọng, thường hay cằn nhằn, khó chịu trước sự quan tâm của ba mẹ… nhưng đến khi xa nhau rồi, thì bạn lại thèm cái cảm giác được quan tâm, vỗ về ấy, thèm được nghe lời trách móc, nhắc nhở, thèm những cuộc tranh cãi nhăng nhít với anh em trong nhà…. Nhất là khi có chuyện buồn chán, khi thất bại, khi ốm đau… lại càng thấy cô đơn và tủi thân hơn.

Tự do:

    Sống xa nhà là cuộc sống tự do. Bạn sẽ không còn lo lắng về giờ giới nghiêm, về những lí do để đi chơi cùng bạn bè, không phải nghe những lời phàn nàn khi lỡ “nướng” tới tận trưa, cũng chẳng phải cảm thấy ép buôc khi gia đình nhờ làm chuyện này, chuyện khác… Nhưng cũng chính vì sự tự do ấy đã khiến không ít bạn bị choáng ngợp mà dẫn đến mất tự chủ, không điều khiển được bản thân.

Cơm – Áo - Gạo - Tiền:

    Sống xa nhà, bạn phải lo tất cả. Từ bữa cơm hàng ngày, đến đống đồ cần giặt, tới cái phòng cần quét dọn, vệ sinh… Bạn phải lo từng túi muối, túi đường, từng gói bột giặt, từng chai nước rửa chén… Những thứ mà có khi ở nhà, bạn chỉ biết dùng sẵn mà chẳng bao giờ đi mua.

Chắc bạn sinh viên nào ở xa nhà cũng từng trải qua cái cảm giác thấp thỏm khi nguồn tài chính bị hao hụt, cạn kiệt, chỉ còn biết trông chờ vào sự viện trợ của gia đình. Mọi chi phí, chi tiêu hàng ngày, hàng tháng bạn phải tự xoay xở, điều khiển. Sẽ không có ai ở bên bạn để khuyên nhủ rằng cái này mắc, cái kia rẻ, rằng nên mua cái này mà không phải cái kia… ,những lúc thiếu tiền như thế thì tình cảm bạn bè được phát huy cao độ,alo tôi hết tiền rồi,cho mượn đỡ vài k đi,khi nào có trả cho,ôi hạnh phúc !!!!Tất cả đều phải đi ra từ trải nghiệm của bản thân .

Công việc:

    Sống xa nhà, chắc bạn nào cũng muốn đi làm thêm, vừa trang trải một phần sinh hoạt phí, vừa đỡ được cho gia đình và cũng vừa tìm kiếm kinh nghiệm sống và làm việc cho bản thân. Cái cảm giác thích thú khi cầm trên tay những đồng tiền do chính mình làm ra thì có lẽ khó ai quên được. Cảm giác như mình đã lớn hơn một chút, đã trưởng thành hơn một chút, thú vị lắm….


Bạn bè:

    Sống xa nhà, sẽ chẳng có ai nhắc nhở hay khuyên răn là bạn nên chơi với người này, nên tránh xa người kia hay bảo vệ bạn khi bị người khác bắt nạt, nói xấu…. Bạn phải tự học cách nhìn người, phải tự mình biết cân bằng các mối quan hệ. Bạn bè chung nhà, chung phòng, chung kí túc xá… cũng là một vấn đề. Chắc không ít bạn đã gặp phải những trục trặc về vấn đề trên: bạn cùng phòng hay soi mói đồ đạc của bạn, xì xào sau lưng bạn, không tôn trọng bạn…. Từ đây, bạn lại phải tự học lấy cách “đối nhân xử thế”.Có thể là bạn không hài lòng về người bạn chung phòng của mình,vì anh[chị]ta hay xen vào cuộc sống riêng tư của bạn,nhưng bạn lại không muốn nói ra vì sợ làm bạn của bạn buồn bạn...bạn có bạn trai[bạn gái]cần một khoàng thời gian riieng cho hai người nhưng lại bị bạn thân của bạn cho rằng bạn không còn như xưa nữa ,bạn chỉ biét có anh[chị] ta mà thôi...ôi thật là khó xử quá đúng không...

Tình yêu:

    Sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm nên khi nhận được một sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ ai đó, chắc không ít bạn sẽ ngủi lòng. Cũng chính từ đây mà không ít bạn cùng cảnh ngộ tìm đến với nhau, an ủi, động viên nhau lúc khó khăn, chia sẻ vui buồn. Nhưng cũng chính vì vậy mà không ít bạn đã bị lợi dụng để rồi dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Sống xa nhà có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Sống thử đầy tranh cãi trong thời gian vừa qua.

Cạm bẫy:

    Sống xa nhà gắn liền với cạm bẫy. Cái thề giới rộng lớn bên ngoài kia luôn đầy ắp cạm bẫy và chúng đang chờ bạn. Điều cần thiết nhất là bạn cần phải tỉnh táo và thận trọng với những gì mình làm. Đồng ý rằng không phải bạn nào cũng có khả năng ấy và không phải lúc nào các bạn cũng giữ được thái độ cảnh giác ấy trong mọi hoàn cảnh.

Cạm bẫy ở đây không nhất thiết phải là ma tuý, rượu chè, cờ bạc… mà đôi khi rất đơn giản. Đơn giản đến mức có thể chính bạn cũng đang mắc vào mà không hề nhận biết được. Đó là sự đua đòi, đó là lối sống thụ động, hưởng thụ, đó là sự lười biếng trong học tập và lao động, là những suy nghĩ và hành động thiếu lành mạnh… Chỉ những điều nhỏ nhặt ấy thôi nhưng nó có thể dẫn đến những sai lầm to lớn mà có lẽ bạn sẽ phải hối hận cả phần đời còn lại của mình.

Trách nhiệm:

    Sống xa nhà, sẽ chẳng có ai đứng ra giúp đỡ bạn khi có khó khăn. Bạn hoàn toàn phải tự sắp xếp công việc, tự làm mọi thứ, tự ra quyết định và đương nhiên, phải tự có trách nhiệm với những gì mình làm. Bạn mắc phải sai lầm, bạn đi lạc đường thì hãy tỉnh ngộ và tìm cách thoát ra. Đừng nên thấy thất bại rồi buông xuôi, đổ lỗi tại hoàn cảnh hay người khác. Bạn là người điều khiển cuộc sống của mình, vì vậy hãy có trách nhiệm với nó. Trách nhiệm ở đây không chỉ ở việc học, việc làm, với cuộc sống mà còn là trách nhiệm với chính bản thân bạn. Bạn phải biết nghĩ tới bản thân mình, phải tự chăm lo sức khoẻ, ăn uống, phải cân bằng cuộc sống… Và cuối cùng là phải biết có trách nhiệm với gia đình, người thân, những người ở nơi xa vẫn đang ngày đêm trông ngóng, nuôi dưỡng niềm tin và hy vọng ở nơi bạn.

    Sinh viên sống xa nhà có thể mang đến nhiều điều thú vị cũng như không ít khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, sống xa nhà có thể đem lại cho bạn vô số những kinh nghiệm và bài học mà bạn chẳng bao giờ được dạy ở trường lớp hay đọc trên sách vở, những bài học về cuộc sống mà có thể suốt cuộc đời này, bạn không thể quên.

    Chúc cho những bạn sinh viên sống xa nhà nói riêng và tất cả các bạn học sinh, sinh viên nói chung sẽ luôn vững vàng, tự tin trong cuộc sống. Mùa hè, mùa thi đang đến, chúc các bạn sẽ thi thật tốt và có một kì nghỉ hè thật ý nghĩa, thật đáng nhớ.

    -Nguyễn Hùng Mỹ-

Video liên quan

Chủ Đề