Cách bẫy chồn mướp

Đi rừng bẫy chồn
Thói quen đi bẫy chồn để vừa cải thiện bữa ăn gia đình, vừa kiếm thêm thu nhập lúc nông nhàn của một số người dân đang đẩy loại động vật hoang dã này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Đã đến lúc các ngành chức năng cần có biện pháp ngăn chặn trước khi loại động vật này biến mất.

KỸ NGHỆ BẪY… CHỒN

“Chiến lợi phẩm” của một người bẫy chồn
Từ khoảng nửa tháng 8 đến tháng Chạp [âm lịch], khi trời đổ mưa dầm và trở lạnh thì người dân các huyện Sơn Hòa, Đồng Xuân, Tuy An bắt đầu đi rừng bẫy chồn. Sở dĩ họ chọn thời điểm này bởi hết thu sang đông trời mưa nhiều, các loại trái trên rừng như: trâm, gấm… chín rộ. Trời mưa dầm, các đồng ruộng ven bờ rừng cũng ngập nước, ếch, nhái, cua xuất hiện nhiều. Khi đó, chồn từ những cánh rừng về đây ăn trái cây và các loại động vật, côn trùng nên là thời cơ tốt để đặt bẫy. Ông Nguyễn Văn Th ở thôn Xuân Trung [xã An Xuân, huyện Tuy An], người có nhiều năm bẫy chồn cho biết: “Trời nắng, đồng ruộng và suối khô cạn, chồn ở tận trên rừng cao. Còn mùa mưa, nhiều thức ăn nên chồn “xuống núi” và mập. Với lại lúc này công việc nhà nông rảnh rỗi, tranh thủ đi bẫy chồn vừa tạo nguồn thức ăn, vừa kiếm thêm thu nhập và đây cũng là thú vui của người dân sống ở vùng cao”.

Nói về cách bẫy chồn, ông Nguyễn Văn Th tự hào: “Tôi đi bẫy chồn từ trước giải phóng. Lúc đó chủ yếu gài bằng bẫy sập đá hoặc bẫy cạm. Mỗi tối đặt vài ba cái bẫy, sáng hôm sau ra kiểm tra ít nhất cũng được một con”. Theo lời kể của các người lớn tuổi ở thôn Xuân Trung, thời điểm sau giải phóng khoảng 15 năm, nơi đây núi rừng còn hoang sơ nên các loài động vật như nai, nhím, chồn… nhiều vô kể. Buổi tối chỉ cần ra khỏi nhà vài trăm mét, soi đèn pin đã thấy chồn ở trên cây mít, bụi tre, thậm chí chúng còn vào tận mái nhà. Ngày đó, người ta thường dùng mít chín để đặt mồi bẫy chồn. Chồn bẫy được là loại chồn mướp, nặng vài ba kilôgam. Thịt chồn mướp thơm và rất ngon.

Chồn mướp lông có sọc dài như vỏ trái mướp. Con đực có túi xạ hương ở bộ phận sinh dục thơm mùi mướp. Chồn sống hoang dã tại các cánh rừng.
Khoảng từ năm 1995 trở lại đây, giá trị chồn ngày càng tăng cao. Có thông tin cho rằng, người ta mua chồn mướp để bán sang Trung Quốc lấy xạ hương làm dược liệu; có người bảo mua chồn để thả về khu rừng bảo tồn… Người bẫy chồn chẳng biết đường nào, chỉ biết có tiền là ra sức kiếm chồn mà bắt. Những năm 90 của thế kỷ trước, 1 kg chồn mướp sống có giá từ 120.000 – 150.000 đồng. Giá cao như vậy nên người ta đổ xô đi bẫy chồn. Ngoài các cách bẫy truyền thống, đồng tiền đã thôi thúc người ta nghĩ ra nhiều cách tinh vi và hiện đại để làm sao bắt được con chồn còn nguyên vẹn. Đó là cách nhử lồng, bẫy sập chồn. Sau này, con chồn khôn hơn, họ dùng dây cáp đánh bẫy từng đường trong rừng hoặc bắt sống bằng cách giăng lưới bao vây dưới gốc cây. Ông Lê Văn H ở thôn Xuân Trung, cho biết: “Năm 1996, chúng tôi lập thành nhóm từ 3 – 4 người, tổ chức chuyến đi săn tận vùng Sơn Định, Sơn Long [huyện Sơn Hòa] để bẫy chồn. Mỗi chuyến đi kéo dài từ 3 – 4 ngày, mỗi chuyến bẫy được ít nhất 5 – 7 con, bình quân mỗi con nặng khoảng 2,5 kg”.

Hiện nay, chồn mướp có giá từ 500.000 – 550.000 đồng/kg và được các đầu nậu đến tận từng nhà mua, vì thế càng ngày rừng càng vơi dần và chồn cũng trở nên hiếm đi nên những người đi bẫy rất khó khăn mới bắt được chồn. Ở hai thôn Xuân Trung và Xuân Thành [huyện Tuy An] có nhiều nhóm người chuyên đi bẫy chồn. Ông Nguyễn Thanh Ng – một thợ bẫy chồn cự phách tiết lộ: “Mỗi ngày chúng tôi đánh hàng trăm bẫy thành đường, từ đồng này sang đồng kia. Nếu bẫy gần thì về nhà ngủ, còn đi xa phải làm trại ở lại trong rừng. Bây giờ chồn dính bẫy nhiều nhưng chủ yếu các loại chồn hôi, còn chồn mướp rất hiếm”. Ông Ng cho biết thêm, bây giờ chồn ít, lại cực kỳ khôn cho nên mình phải biết cách nhử chúng. Chồn tập trung nhiều thường ở vườn chuối, đồng ruộng hoặc khu có nhiều trái cây rừng chín.

Theo ông Ng đi bẫy chồn, chúng tôi biết được cách bẫy khá đơn giản. Dụng cụ để bẫy chồn là sợi dây cáp kẽm mền dịu. Đầu dưới dây thắt phiết cài một vòng to trải dưới đất, bên trong đặt mồi mít, chuối hay trứng vịt lộn. Đầu kia móc vào đầu cây cần, ở giữa sợi dây cài một que đặt cấn vào miếng mồi. Khi chồn đến ăn mồi, chiếc que bung ra, cây cần sẽ bật lên riết vòng dây đã đặt sẵn vào chân hoặc bụng con chồn. Do có độ co giãn nên dây không riết chặt vào bụng, chồn không chết. Sáng sớm hôm sau, chủ nhân đi thăm bẫy và “đưa” chúng về.

Xem thêm: Ăn trái cây đúng cách để giảm cân

Xem thêm: Muôn vàn sắc thái của gam màu xanh lá

Source: dolatrees.com
Category: Cây

Bẫy chồn Theo mình nghĩ có thể dùng loại bẫy mèo là khả quan nhất, bẫy được chồn nhưng vẫn còn sống!

Tuy nhiên mồi nhữ chồn thì không biết phải dùng mồi gì nữa! Cá có thể dùng được hay không ta!


Theo mình nghĩ có thể dùng loại bẫy mèo là khả quan nhất, bẫy được chồn nhưng vẫn còn sống!

Tuy nhiên mồi nhữ chồn thì không biết phải dùng mồi gì nữa! Cá có thể dùng được hay không ta!


Bạn có thể nói rõ hơn là bẫy mèo làm như thế nào không? Thanks

Bẫy chồn Cái này chắc phải chỉ thực tế thực hiện mới làm được! Nhưng kết cấu bẫy được là do dây tắt lại như thòng lọng. Đặt dây thồng lọng vào trong một cái lon lớn, trong lon có đặt mồi nhữ và được gắn hệ thống bật bằng dây thun bên ngoài nối với dây thòng lọng.

Khi chồn chui đầu vào ăn thì hệ thống bật sẽ bung ra và thòng lọng sẽ xiết vào trong cổ chồn. Đầu còn lại của dây thòng lọng sẽ được cột chặt cố định vào một cái cây, vì thế chồn càng chạy sẽ càng bị siết cổ nên chúng sẽ ngoan ngoãn nằm đó để bạn bắt.

Cái này chắc phải chỉ thực tế thực hiện mới làm được! Nhưng kết cấu bẫy được là do dây tắt lại như thòng lọng. Đặt dây thồng lọng vào trong một cái lon lớn, trong lon có đặt mồi nhữ và được gắn hệ thống bật bằng dây thun bên ngoài nối với dây thòng lọng.

Khi chồn chui đầu vào ăn thì hệ thống bật sẽ bung ra và thòng lọng sẽ xiết vào trong cổ chồn. Đầu còn lại của dây thòng lọng sẽ được cột chặt cố định vào một cái cây, vì thế chồn càng chạy sẽ càng bị siết cổ nên chúng sẽ ngoan ngoãn nằm đó để bạn bắt.

Cái này thì chắc là nó bẫy luôn cả chó rồi.

Khi bẫy thì bác phải xích chó lại chứ!

bẫy chồn thì có mấy cách đó thui chứ gì nửa đâu 1] bẫy hố : hố phải sâu và hẹp ko nó nhảy lên àh, nhưng vẩn có khả năng dính cả chó và gà....ko duyệt 2] bẫy lồng : dùng lồng chuột cở to [dài 60cm cao 40, rộng 40], độ lại cửa lồng có cái móc thật chắc để hể đập móc vào là ko đẩy từ trong ra được nếu là bẫy mở cửa ra...hoặc bẫy dài hơn 1,2m [đề phòng nó móc đuôi chặn cửa lồng] loại này là cửa mở vào trong, chỉ vào mà ko ra, 2 ngăn 1 ngăn nhỏ 30cm nhốt gà[ phải đảm bảo an toàn cho con gà nhá] và phải chắc rằng chó nhà bác ko thích măm gà...loại này khả năng dính ko cao[ vì vài giống nó khôn lắm]nhưng con chồn còn sống... 3] bẫy thòng lọng : dùng "dây thắng xe đạp", thắt 1 cái thòng lọng, đầu còn lại nối dài ra tầm 5m hoặc hơn, treo vào đó 1 đối trọng 10kg và vòng qua cành cây cao..., bên dười cần 1 khoen hình chử U và 1 dây ngắn bằng 1/2 đường kính thòng lọng, 1 đầu cột vào giữa khoen U, 1 đầu để cột chân gà con, trải thòng lọng xuống đất tạo thành vòng tròn, giửa vòng dùng 1 khoen tròn đóng xuống đất, xỏ sợi dây U qua rồi cột vào chân gà, khoe chử U dùng đóng xuống đất kẹp thòng lọng lại[ngay khoản nút thòng lọng] sao cho khi treo đối trọng 10kg lên cây ko thể rút khoen U này lên được nhưng khi cầm đầu dây[con gà] kéo thì được [đóng nghiêg chẳng hạn, hoặc đóng 2 ống sắt dài 30cm rùi xỏ khoen U vào, cách này tốt nhất] nguyên tắc hoạt động là khi con chồn táp con gà và kéo=> dây ngắn rút làm tụt khoen U ra=>đối trọng 10kg rợi xuống=>giật thòng lọng lên trong khi lúc này con chồn đang đứng 1/2 người trong vòng thòng lọng=> thòng lọng móc vào, xiết lại và treo lên...cái này bẫy mèo là ok nhất đó....khả năng sống 50% vì móc vào cổ thì con chồn tèo...., khả năng dính...cao nếu con chồn chịu táp con gà con và...con chồn đủ to... lưu ý là thòng lọng tốt nhất phải dể rút, đường kính tương đối bằng 1/2 dài thân con chồn...vì ko bít là chồn gì, to nhỏ nên... Luyện chó : cái này chưa làm thực tế nhưng chắc khả thi....chọn 1 em Bắc Kinh và 1 em Chihuahua về...làm kiểng, rùi chọn mấy em khác hung tợn chút [ưu tiên Phú Quốc ko cũng là Dingo] và chắc chắn là nó ko táp gà bậy... đem mấy em ra rẫy, xích ngoài đó....bằng mọi giá tìm 1 con chồn....hoặc...da chồn....rùi cột vào dây hoặc cây, khua hoặc giựt dây trêu chọc mấy em cún cho các em sung máu yên hùng lên, tới bửa cho ăn ít cơm hoặc thứ gì ko có mùi thịt nhưng + thêm ít "chồn" vào [da, máu, thịt....] cho cún wen mùi...chừng 1 tuần thả ra chắc thế nào các em cún cũng tự tìm chồn mà "táp" thui.... chúc có chồn ăn nhá... em còn sai hay thiếu các bác bổ sung thêm nhá mà dù bẫy cách nào cũng nên đảm bảo chó được xích hoặc ko táp mồi bẫy thì mới được....hay cứ cho các em cún dính thòng lọng 1 vài lần là nó hết dám táp mồi àh hehehhe

hiện nay ở ngoài chợ người ta đã có bán đó bạn. kiểu dáng cũng tương tự bẩy chuột nhưng kích thước lớn hơn có 2 ngăn 1 ngăn để gà hay vịt con vào ngăn kia cũng có fần móc mồi như bẩy chuột. ngoài ra ở fần cữa khi sập xuốn có thêm cây gài nấp sập lại vì chồn mạnh hơn chuột nhiều.mình nghe nói chồn có thể cắn chân bỏ lại nếu bị dính bẩy kẹp đó.bạn muốn đặc bẩy ở chổ nào thì trước đó mấy ngày bạn nên để vài trái chuối cho nó ăn trước sau đó bạn hãy đem lồng ra đặt.

Bác tuuongsinh bẩy chồn xong rùi đem mần thịt luôn tiện quá hen vừa khỏi bị mất gà vừa có chồn nhâm nhi

Mình có trại nuôi gà thả vườn xung quanh là rừng cây keo lai và cây mía, mình thả 500 con gà sau một thời gian không thấy con nào chết do bệnh tật mà lại hao hụt rất nhiều. Tình cờ mình phát hiện là đàn chó của mình bắt được hai con chồn trong rẫy mía, mà gà thì nó thường vào đó kiếm ăn vì rất nhiều trùn và côn trùng.
Bây giờ thì mình không biết cách nào để khắc phục tình trạng này. Mong ACE nào biết cách tư vấn giúp mình, xin chân thành cảm ơn!

ặc ặc giá chồn hiện h tại nhà hàng là 1trieu2 đó bác. bác bắt dc bán lại cho đầu nậu cũng dc giá 600.000/kg.bác giàu rồi:.khuyên bác nên làm bẫy lồng. chồn ko bị thương bán có giá hơn

Khi bẫy thì bác phải xích chó lại chứ!

Mình đặt bẫy cả ngày thì làm sao xích cho lại được, không khéo bẫy được chôn nhưng bị ăn trộm thăm nhà..huhu.....
Chắc là mình thử dùng bẫy lồng như mấy bác tư vấn trên, em cũng mới tham khảo được một kiểu bẫy chuột. Kiểu này bẫy được nhiều con một lúc, chắc em phải cải tiền thêm mới phù hợp với bẫy chồn.

bạn dung bẩy lồng có hai ngăn , phần sau để nhốt gà con làm mồi nhử , phần trước có cấu tạo như bẩy lồng chuột kích thước 30.30.70 gắn 2 lò xo đủ mạnh. có thể đặt bẩy cả ngày lẩn đêm không sợ ảnh hưỡng đến chó . chỗ tôi ở chỉ có chồn đèn mới ăn gà . con này không có giá trị , cũng chẵng thấy ai nuôi hết

bạn dung bẩy lồng có hai ngăn , phần sau để nhốt gà con làm mồi nhử , phần trước có cấu tạo như bẩy lồng chuột kích thước 30.30.70 gắn 2 lò xo đủ mạnh. có thể đặt bẩy cả ngày lẩn đêm không sợ ảnh hưỡng đến chó . chỗ tôi ở chỉ có chồn đèn mới ăn gà . con này không có giá trị , cũng chẵng thấy ai nuôi hết

Rất cảm ơn bạn!

Mình dự đinh cũng thử làm kiểu bẫy như bạn nói, ơ nơi mình cũng có nhiều chồn đèn đôi khi cũng bẫy được chồn mướp. Chắc chắn mình phải dùng kiểu bẫy này thôi.

Mình đặt bẫy cả ngày thì làm sao xích cho lại được, không khéo bẫy được chôn nhưng bị ăn trộm thăm nhà..huhu.....
Chắc là mình thử dùng bẫy lồng như mấy bác tư vấn trên, em cũng mới tham khảo được một kiểu bẫy chuột. Kiểu này bẫy được nhiều con một lúc, chắc em phải cải tiền thêm mới phù hợp với bẫy chồn.

bẫy lồng thì an toàn nhất rùi, duy có điều khó kiếm loại bẫy này, mà bẫy vừa với con chồn thì càng khó, em nghĩ bác nên độ chế lại cái lồng chuột ý, trước ông bác em cũng làm cái lồng như bên youtube bác vừa xem, 1 đêm tóm gọn 7 em chuột nhà...rất hiệu quả còn chồn thì.....em sợ nó ko chiu vào theo kiểu mấy con chuột đâu...bác phải làm cái cửa lồng to, mở hướng vô và có lò xo kéo[ lực kéo nhẹ thôi] cho nó bật ngược ra và ép sát vào cái gờ sao cho không đẩy từ trong ra được, theo tập tính của động vật thì khi phát hiện con mồi nó thường dùng chân cào cào vì vậy khi tới vị trí cửa lồng cào mà thấy đẩy vào được là nó chiu vào thui, còn kỉu cái lồng kia thích hợp cho chuột hơn vì nó thích chiu rúc... lưu ý là phải dụ mồi vài hôm bác ạ....

bẫy lồng kiểu như bẫy chuột hiện giờ người ta bán ngoài chợ cũng nhiều mà bác. nhưng nó chỉ bẫy đc 1 con thôi chứ ko giống như kiểu bên youtobe. tùy loại chồn mà bác mua cở lơn nhỏ cho fù hợp. nếu muống lớn bác có thể lại mấy chổ hàn đạc làm ũng đc mà. có điều quang trọng là fải thiết kế thêm 1 cây sắt trược xuống gày cữa lại tránh trường hợp chồn tung mạnh quá cữa chiêu ko nổi.

Chắc là mình sẽ áp dụng kiễu bẫy lông xem sao. Có kết quả mình sẽ thông báo để ACE trên diễn đàn rút kinh nghiệm.

ơ khu mình ở cũng có mấy người dùng bẫy đó, ko biết có dính honk mà thấy mấy ổng nhậu thịt chồn hoài hà.

chúc bác mai mắn gài đc kha khá đẻ tết có mòi bén rai rai. kaka. mà bác fải nhử cho nó ăn 1 vài bữa trức khi đặc lồng hiệu quả sẽ cao hơn.

chúc bác mai mắn gài đc kha khá đẻ tết có mòi bén rai rai. kaka. mà bác fải nhử cho nó ăn 1 vài bữa trức khi đặc lồng hiệu quả sẽ cao hơn.

Cám ơn lời chúc của bác!

Lời chúc của bác linh nghiệm ghê, chó nhà em mới bắt được chú chồn này không biết là giống nào? Mà có giồng nào đi nữa thì đêm giao thừa có mồi nhậu rùi...


Video liên quan

Chủ Đề