Cách đọc nến chứng khoán

Biểu đồ nến Nhật là thông tin vô cùng quan trọng giúp trader nắm bắt thị trường và tìm kiếm điểm giao dịch phù hợp. Tìm hiểu cấu tạo và cách đọc biểu đồ nến Nhật.

Biểu đồ nến Nhật là công cụ được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để mô tả biến động giá của chứng khoán trong một phiên giao dịch cụ thể. Đọc hiểu và phân tích đồ thị nến Nhật giúp bạn đưa ra dự báo chính xác hơn và giảm thiểu thua lỗ, nâng cao lợi nhuận.

1. Biểu đồ nến Nhật là gì?

Để hiểu về khái niệm biểu đồ nến Nhật trong chứng khoán, trước hết hãy tìm hiểu nguồn gốc của “nến Nhật”.

Biểu đồ nến được sáng tạo bởi Munehisa Homma. - một thương nhân Nhật Bản sống ở thế kỷ XVIII. Ông Munehisa Homma đã sử dụng đồ thị nến cho giá gạo tại Nhật Bản để tiến hành phân tích tình hình các yếu tố kinh tế, thời tiết, chính sách của nhà nước.

Từ đó tìm ra quy luật của biến động giá gạo. Chính vì thế, có lúc Munehisa Homma kiểm soát hầu như toàn bộ thị trường gạo Nhật Bản. Chính vì vậy, đồ thị nến của Munehisa Homma trở nên phổ biến rộng rãi ở nhiều quốc gia phương Tây.

Cách đọc nến chứng khoán

Tìm hiểu về biểu đồ nến Nhật trong chứng khoán

Ngày nay, trong chứng khoán, thuật ngữ “biểu đồ nến Nhật” hay “mô hình nến Nhật” được sử dụng với mục đích mô tả hành động giá cả, hoặc biến động tỷ giá và mô tả tâm lý của các trader nhờ vào 4 thông tin xuất hiện trong 1 phiên giao dịch.

Hàng ngày, các trader phải phân tích biểu đồ nến, xem xét và tìm kiếm dữ liệu về thị trường nhằm xác định xu hướng giá cả, đánh giá xu hướng đó mạnh hay yếu và tìm kiếm điểm vào lệnh, điểm cắt lỗ và điểm chốt lời.

Với các trader chuyên nghiệp, việc xem và đọc hiểu đồ thị nến là chuyện khá dễ dàng, nhưng với trader mới thì thực sự khó nhằn.

Xem thêm:  Cách đọc bảng chứng khoán chi tiết dành cho nhà đầu tư F0

2. Cấu tạo biểu đồ nến Nhật

Để biết cách đọc hiểu biểu đồ nến chứng khoán, bạn cần nắm được cấu tạo biểu đồ nến Nhật:

Màu sắc thân nến

Trên đồ thị nến Nhật có thể có màu xanh và đỏ (một số biểu đồ được thay thành màu trắng và đen).

Nến tăng giá: Khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa thì thân nến sẽ là màu xanh (hoặc trắng)

Nến giảm giá: Khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa thì thân nến màu đỏ (hoặc đen)

Cách đọc nến chứng khoán

Cấu tạo của nến gồm thân nến và râu nến

Tổng chiều dài nến

Tổng chiều dài nến được tính từ đáy cho đến đỉnh của toàn bộ cây nến, bao gồm cả thân nến và bóng nến. Nhìn vào chiều dài của nến có thể thấy được biến động của giá diễn ra thế nào ở trong phiên giao dịch. Nến ngắn cho thấy thị trường yên tĩnh, nến càng dài nghĩa là thị trường biến động càng lớn.

Thân nến

Thân nến chính là phần hình chữ nhật (màu xanh hoặc đỏ, trắng hoặc đen). Độ dài của thân nến biểu thị sự chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa.

Thân nến màu xanh: Thể hiện cho lượng mua cao lượng bán, giá có xu hướng tăng. Thân nến dài chứng tỏ sức mua trên thị trường càng lớn.

Thân nến mang màu đỏ: Cho thấy lượng bán lớn hơn lượng mua, giá lúc này có xu hướng giảm. Thân nến dài thể hiện sức bán trên thị trường lớn.

Bóng nến

Bóng nến (có thể gọi là râu nến) đó là đường thẳng nhỏ nằm nhô lên ở phía trên hoặc là phía dưới thân nến. Nó thể hiện cho mức giá thấp nhất cùng với mức giá cao nhất ở trong kỳ giao dịch trong toàn phiên ngày.

Bóng nến ở phía trên là thời điểm thị trường tăng giá. Bên mua đang mua nhiều làm cho giá bị đẩy lên cao. Tuy nhiên, do sức bán cũng lớn nên sau đó giá lại bị đẩy xuống dưới. Bóng nến ở phía trên dài thể hiện lực bán càng mạnh.

Bóng nến ở phía dưới là thời điểm thị trường giảm giá. Điều này chứng tỏ do sức bán quá nhiều khiến giá bị tụt xuống nhanh. Nhưng do lực mua tăng lên khiến cho giá lại tăng lên. Bóng nến ở dưới càng dài thể hiện lực mua càng mạnh.

3. Cách đọc biểu đồ nến Nhật đơn giản

Có thể thấy một cây nến Nhật được cấu thành từ hai bộ phận là bóng nến và thân nến. Cả hai phần này đều mô phỏng sự dao động của giá và các hành động của trader trên thị trường. Khi phân tích nến nhật, bạn sẽ dựa vào hình dạng cũng như vị trí chúng đứng cạnh nhau. Sau đó có thể phân tích tâm lý, hành vi của các trader ở trên thị trường.

Cách đọc nến chứng khoán

Xem đồ thị nến Nhật là một trong những bước phân tích kỹ thuật quan trọng

Biểu đồ nến Nhật thể hiện cuộc chiến trên thương trường giữa người mua và người bán ở trong khoảng thời gian xác định. Nến Nhật được chia ra làm một số loại như: Nến tiêu chuẩn, nến cường lực, nến có râu dài ở dưới, nến có râu dài ở trên, nến do dự.

Nến tiêu chuẩn: Nến có thân dài, bóng trên và bóng dưới ngắn hơn phần thân. Nến thể hiện cho xu hướng hiện tại đang diễn ra. Nến xanh là xu hướng tăng giá, nến đỏ là giảm giá.

Nến cường lực: Loại nến này chỉ có thân mà không có bóng, nó thể hiện cho lực mua hoặc lực bán cực mạnh trên thị trường, báo hiệu sự tiếp diễn hoặc đảo chiều xu hướng.

Đối với tín hiệu đảo chiều: nếu nến cường lực đỏ xuất hiện sau một xu hướng tăng thì nghĩa là nó báo hiệu đảo chiều thành xu hướng giảm.

Khi nến cường lực màu xanh xuất hiện sau xu hướng giảm thì là tín hiệu dự báo đảo chiều thành xu hướng tăng. 

Đối với tín hiệu tiếp diễn: Nếu trong xu hướng tăng xuất hiện nến cường lực màu xanh => Báo hiệu tiếp diễn xu hướng tiếp tục tăng.

Nếu đang trong xu hướng giảm mà có sự xuất hiện của nến cường lực màu đỏ nghĩa là báo hiệu xu hướng tiếp tục giảm.

Cách đọc nến chứng khoán

Mỗi loại nến đại diện cho diễn biến thị trường khác nhau

Nến có râu dài ở dưới (nến Hammer): Nến có râu dài ở dưới, thân nhỏ ở trên, bóng dài gấp 2 - 3 lần thân nến ở dưới.

Biểu đồ nến Nhật là công cụ dùng để phân tích thị trường rất hiệu quả và không thể thiếu của trader. Nhìn vào đồ thị có thể thấy tổng quan về bức tranh biến động giá trong một khoảng thời gian nhất định.

Tuy còn một số hạn chế như có quá nhiều mô hình khác nhau, cần phân tích trong khung thời gian đủ dài, khung thời gian phân tích càng nhỏ thì lượng thông tin càng bị nhiễu, chỉ đại diện cho thông tin mà không đại diện rõ ràng cho xu hướng.

Tuy vậy, việc biết cách đọc hiểu mô hình nến này và phân tích chi tiết một số mô hình nến (phổ biến nhất như: Doji, Hammer…), kết hợp với một số chỉ báo là rất cần thiết để trader có thể chủ động trên thị trường.

Hy vọng bài viết của TOPI đã giúp các bạn nắm rõ cấu tạo và cách đọc biểu đồ nến Nhật trong chứng khoán. Đừng bỏ lỡ những bài viết từ chúng tôi để hiểu thêm về kiến thức đầu tư tài chính nhé!