Cách hạch toán biên lai thu phí lệ phí năm 2024

Theo đó, chứng từ kế toán là những giấy tờ, vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.

Cách hạch toán biên lai thu phí lệ phí năm 2024

Chứng từ kế toán (Hình từ Internet)

Nội dung chứng từ kế toán trong chế độ kế toán ngân sách nhà nước có những nội dung nào?

Căn cứ Điều 17 Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định về chứng từ kế toán như sau:

Nội dung của chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán là những giấy tờ, vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 16 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015.
2. Ngoài những nội dung chủ yếu theo quy định nêu trên, trong kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN, trường hợp cần thiết chứng từ kế toán có thể được bổ sung thêm các nội dung (yếu tố) khác theo quy định của Tổng Giám đốc KBNN.

Dẫn chiếu Điều 17 Luật Kế toán 2015 quy định về nội dung chứng từ kế toán như sau:

Nội dung chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
2. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.

Từ quy định trên thì chứng từ kế toán trong ngân sách nhà nước phải có những nội dung sau:

-Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;

- Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;

- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;

- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;

- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;

- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.

Ngoài những nội dung chủ yếu theo quy định nêu trên, trong kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước, trường hợp cần thiết chứng từ kế toán có thể được bổ sung thêm các nội dung (yếu tố) khác theo quy định của Tổng Giám đốc kho bạc nhà nước.

Biên lai thu tiền có được xem là chứng từ kế toán trong chế độ kế toán ngân sách nhà nước không?

Căn cứ Điều 18 Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định về mẫu chứng từ kế toán như sau:

Mẫu chứng từ kế toán
Mẫu chứng từ kế toán này bao gồm mẫu chứng từ kế toán bắt buộc và mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn.
1. Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc là mẫu chứng từ đặc biệt có giá trị như tiền, gồm: séc, biên lai thu tiền, vé thu phí, lệ phí, trái phiếu, tín phiếu, công trái và các mẫu chứng từ bắt buộc khác. Biểu mẫu chứng từ kế toán bắt buộc do Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính ủy quyền in và phát hành. Đơn vị kế toán phải thực hiện đúng mẫu và nội dung ghi chép trên chứng từ.
2. Mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn là mẫu chứng từ kế toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính (hoặc Tổng Giám đốc KBNN được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền) quy định về biểu mẫu và nội dung ghi chép. Đơn vị kế toán được phép lập chứng từ kế toán trên máy vi tính nhưng phải đảm bảo đúng mẫu và đúng nội dung ghi chép trên chứng từ theo quy định.

Pháp luật quy định mẫu chứng từ kế toán bắt buộc là mẫu chứng từ đặc biệt có giá trị như tiền, gồm: séc, biên lai thu tiền, vé thu phí, lệ phí, trái phiếu, tín phiếu, công trái và các mẫu chứng từ bắt buộc khác.

Mẫu biên lai thu tiền cho doanh nghiệp là một trong những mẫu biên lai phổ biến. Tuy nhiên việc lập biên lai thu tiền cần căn cứ theo quy định của pháp luật để đảm bảo các quy định về nội dung của hóa đơn chứng từ.

Cách hạch toán biên lai thu phí lệ phí năm 2024
Khái niệm biên lai thu tiền.

1. Biên lai thu tiền là gì?

Biên lai thu tiền đối với doanh nghiệp là giấy biên nhận của doanh nghiệp hoặc cá nhân đã thu tiền hoặc thu séc của người nộp làm căn cứ để lập phiếu thu, nộp tiền vào quỹ, đồng thời để người nộp thanh toán với cơ quan hoặc lưu quỹ. \>> Tham khảo: Hướng dẫn thủ tục tiêu hủy biên lai.

(1) Hai loại biên lai thường gặp:

Một là: Biên lai in sẵn mệnh giá: trên mỗi tờ biên lai đã được in sẵn một số tiền phí, lệ phí cho mỗi lần nộp và mức thu phí được cố định. Hai là: Biên lai không in sẵn mệnh giá: trên mỗi tờ biên lai số tiền thu được do tổ chức thu phí, lệ phí lập khi thu tiền trong các trường hợp sau:

  • Phí, lệ phí được pháp luật quy định mức thu bằng tỷ lệ phần trăm;
  • Phí, lệ phí có nhiều chỉ tiêu thu tùy thuộc vào yêu cầu của tổ chức ,cá nhân nộp tiền;
  • Phí, lệ phí mang tính đặc thù trong giao dịch quốc tế.

(2) Trường hợp sử dụng biên lai thu tiền:

Biên lai thu tiền áp dụng trong các trường hợp thu tiền như: thu tiền phạt, thu lệ phí dịch vụ sinh hoạt, thu lệ phí cố định… và các trường hợp khách hàng nộp séc thanh toán với các khoản nợ… Cuối ngày, căn cứ vào bản biên lai thu tiền đã lưu người được đơn vị giao nhiệm vụ thu tiền phải lập Bảng kê biên lai thu tiền trong ngày (trường hợp thu séc phải lập Bảng kê thu séc riêng) và nộp cho kế toán để kế toán lập phiếu thu làm thủ tục nhập quỹ hoặc làm thủ tục nộp ngân hàng. Tiền mặt thu được ngày nào, người thu tiền phải nộp quỹ ngày đó. Biên lai thu tiền là chứng từ kế toán quan trọng hỗ trợ hạch toán chính xác, minh bạch. Biên lai thu tiền cần được lưu giữ theo quy định về hóa đơn, chứng từ. \>> Tham khảo: Hướng dẫn cách áp dụng biên lai điện tử cho doanh nghiệp.

2. Mẫu biên lai thu tiền cho doanh nghiệp và cách lập

Cách hạch toán biên lai thu phí lệ phí năm 2024
Cách lập biên lai thu tiền.

Mẫu biên lai thu tiền dành cho doanh nghiệp và cách ghi biên lai thu tiền như thế nào? trong trường hợp là kế toán mới hoặc bắt đầu làm công việc thu chi hạch toán cần nắm rõ.

2.1. Mẫu biên lai thu tiền theo Mẫu số 06-TT ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Cụ thể, mẫu biên lai thu tiền được quy định theo Mẫu số 06-TT ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 cụ thể như sau:

Đơn vị:[1] ..................

Địa chỉ: ....................

Mẫu số 06 - TT

(Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC

ngày 22/12/2014 của BTC)

BIÊN LAI THU TIỀN [2]

Ngày .....tháng .....năm 2023

Quyển số: [3].............

Số:.............

Họ và tên người nộp: [4] ...........................................................................................................................

Địa chỉ: ..............................................................................................................

Nội dung thu: [5] ...............................................................................................

Số tiền thu: [6]..............................(Viết bằng chữ): ...........................................

...........................................................................................................................

Người nộp tiền [7]

(Ký, họ tên)

Người thu tiền [7]

(Ký, họ tên)

Cách lập biên lai thu tiền như sau:

  • Tại [1] người lập ghi rõ tên doanh nghiệp, địa chỉ của doanh nghiệp thu tiền và có đóng dấu doanh nghiệp ở khu vực này.
  • Tại [2] chú ý Biên lai thu tiền được lập thành hai liên (người ghi đặt giấy than viết một lần).
  • Tại [3] biên lai thu tiền phải đóng thành quyển và phải đánh số từng quyển. Trong mỗi quyển phải ghi rõ số hiệu của từng tờ biên lai thu tiền liên tục trong 1 quyển.
  • Tại [4] người lập ghi rõ họ tên, địa chỉ của người nộp tiền có thể là đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức...
  • Tại [5] Ghi rõ nội dung thu tiền.
  • Tại [6] Ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp, ghi rõ đơn vị tính là “đồng” hoặc USD… Nếu thu bằng séc phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của tờ séc bắt đầu lưu hành và họ tên người sử dụng séc.
  • Tại [7] sau khi thu tiền, người thu tiền và người nộp tiền cùng ký và ghi rõ họ tên để xác nhận số tiền đã thu, đã nộp.

Lưu ý sau khi lập xong người thu tiền lưu lại liên 1, còn liên 2 giao cho người nộp tiền giữ. \>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2.2. Mẫu biên lai thu tiền theo Mẫu số 06-TT ban hành kèm theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC

Mẫu biên lai thu tiền dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu số 06-TT) quy định tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 như sau:

Đơn vị: .....................

Địa chỉ: .......................

Mẫu số 06 - TT

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BIÊN LAI THU TIỀN

Ngày.....tháng....năm....

Quyển số: .................

Số: ...........................

Họ và tên người nộp: ............................................................................................

Địa chỉ: ..................................................................................................................

Nội dung thu ..........................................................................................................

Số tiền thu:............................... (Viết bằng chữ): ....................................................

Biên lai thu tiền thuế phí lệ phí là gì?

1. Biên lai là gì? Có mấy loại biên lai? Căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có giải thích biên lai được gọi chung là chứng từ, đây là một loại tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

Lệ phí trước bạ ô tô hạch toán vào đầu?

Tức là các khoản lệ phí trước bạ, phí đăng kiểm, kiểm định sẽ được hạch toán vào nguyên giá của ô tô. Các bút toán hạch toán khi mua ô tô gồm: Hạch toán mua ô tô: Nợ TK 211.

Biên lai thu tiền là chứng từ gì?

Biên lai thu tiền làm chứng từ ghi thu các khoản đóng góp của nhân dân khi UBND xã hoặc cơ quan thu được cấp có thẩm quyền cho phép đứng ra huy động nhân dân đóng góp”.

Biên lai điện tử là gì?

Biên lai điện tử là một loại chứng từ điện từ được lập dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử ghi lại thông tin bán hàng hóa, dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ, quản lý thông qua phương tiện điện tử.