Cách hãm hoa mai nở đúng tết

Việc hoa mai nở đúng dịp tết quyết định sự sống còn của người trồng mai chơi tết. Dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn cách chăm sóc mai nở đúng Tết và cách khắc phục hoa nở không đúng.

Cách hãm hoa mai nở đúng tết

Để khắc phục tình trạng này người trồng mai cần chú ý: bà con nên đưa cây mai vào chỗ mát, ít ánh sáng, đối với hộ gia đình thì nên đem mai vào mái hiên nhà, đặt dưới bóng cây lớn, tránh ánh đèn sáng vào ban đêm, còn đối với hộ trồng kinh doanh với số lượng lớn thì nên che mai bằng lưới ni lon đen để tránh mức độ nóng, ánh sáng chiếu trực tiếp vào ban đêm.

Sử dụng phân bón lá có hàm lượng đạm cao, hoặc dùng HVP, Dynamic, Pisomix để lá chậm vàng. Sử dụng phân DAP nữa tháng một lần, liều lượng từ nữa muỗng cà phê đến 2 muỗng canh tùy chậu lớn hay nhỏ. Cây mai có thể nở từ 10 đến 20 nụ nhưng khi tược lá phát triển thêm từ 10 đến 20 cm, nhưng 4 nụ mai còn lại sẽ không nở tiếp cho đến khi lẫy lá.

Đối với những vùng bị triều cường, ngập úng thì cần kê chậu cao khỏi mặt nước, đục lỗ dưới đáy chậu cho thoát nước, sử dụng phân super lân từ 100 đến 500 gam, phun thuốc kích thích ra rể như ROOTS 2, thuốc ra rễ cực mạnh để phục hồi bộ rễ cho cây; sử dụng các loại thuốc trừ bệnh như: Ditacin, starner, xới đất phun vào chậu để chặn tình trạng thúi rể. Tăng cường phân bón lá như HVP, Dynamic, Pisomix để giữ bộ lá chậm chuyển màu, đồng thời tăng cường dinh dưỡng qua thân, lá mai cách nữa tháng bón 1 lần.

Đối với năm nhuận, thời gian một năm kéo dài, hoa mai sẽ nở trước dịp tết (nở sớm) nếu không được chăm sóc đặc biệt.

Nếu lá mai đã vàng, nụ mai khá to thì có thể ra hoa sớm, bón thêm phân NPK 30.10.10 pha gói 10gam với 8 lít nước mỗi tuần 1 lần. Nếu lá mai đã già nhưng vẫn còn hơi xanh, nụ vừa lớn là lý tưởng, chỉ cần tưới nước bình thường sáng sớm hoặc chiều mát, giữ cho lá mai đừng vàng úa, rụng sớm, đợi tới 15 tháng chạp mới lảy lá, không nên tưới thúc thêm phân.

Bà con cũng cần lưu ý là trong trường hợp do lảy lá trễ, hoa nở có thể sẽ nở sau dịp tết (nở muộn) thì có thể áp dụng các cách sau đây:

  • Phun nước ướt các nụ hoa lúc trời nắng,
  • Tưới nước ấm vào gốc mai khi thời tiết quá hanh,
  • Đặt nước đá lên mặt đất gần gốc,
  • Tưới rửa nụ, búp vào sáng sớm,
  • Ngắt ngọn non lúc hoa ra sớm,
  • Dùng đèn cao áp thấp sáng vào lúc 7,8 giờ tối.
  • Nếu lá còn xanh, nụ mai còn nhỏ thì nên bón thúc thêm phân hóa học NPK 15.30.15 hoặc NPK 6.30.30 để kích thích ra hoa, pha gói 10gam với 8 lít nước mỗi tuần 1 lần.

Trong các biện pháp trên thì cách đặt nước đá lên mặt đất gần gốc cây là hiệu quả nhất. Đối với trường hợp chưa tới ngày 23 tháng chạp mà cây mai đã bung vỏ trấu, cần xử lý để hoa nở muộn bằng cách đặt cây mai nơi râm mát, tưới đẫm nước, tránh làm úng rễ, đào nhẹ quanh gốc mai, làm đứt 1 số rễ cám để kích thích mai ra hoa đúng tết.

Lảy lá mai bằng cách nhìn nụ

Cách nhìn nụ mai để lảy lá mai sao cho mai nở đúng dịp cũng rất quan trọng, đòi hỏi người trồng mai phải tinh ý như tất cả nụ hoa trên cây mới nhú bằng hột gạo thì lảy lá mai phải trước rằm tháng chạp vài ngày. Nếu nụ đã lớn bằng hột đậu đen thì lảy lá mai vào đúng ngày rằm. Trường hợp nụ hoa đã lớn, vỏ ngoài ửng sắc bóng thì lảy lá mai phải dời lại sau ngày rằm có thể từ 3 ngày hoặc trễ hơn.

Khi lảy lá mai thì thao tác cũng rất quan trọng, giúp cây mai ra hoa đúng dịp tết. Qua nhiều năm kinh nghiệp lảy lá mai, nghệ nhân Trịnh Minh Tân – vườn kiểng ở Củ Chi cho biết: “Thời tiết năm nào nắng nhiều thì mai nở sớm; lạnh nhiều thì mai nở muộn. Bà con cần xem nụ hoa lớn hay nhỏ, bung vỏ lụa và vỏ trấu ra chưa, tùy theo loại mai mà ta lảy lá. Thông thường loại có nhiều cánh thì nở chậm hơn loại 5 cánh, tùy vào từng vùng từng địa phương mà lảy lá cho đúng. Thường ở Củ Chi chúng ta lảy lá mai vào dịp rằm tháng chạp là tốt nhất cho loại mai vàng 5 cánh. Nếu cây mai có ghép nhiều loại khác nhau thì cần lảy lá cho riêng từng loại chứ không lảy lá chung một lần. Đối với loại mai Huỳnh Tỷ thì chúng ta có thể lảy lá sớm hơn 5 ngày, khi lảy lá cần phải lảy hết lá già và lá non, cách 1 đến 2 ngày khi nhựa khô mới được tưới nước”.

Hy vọng với những thông tin trên, bà con đã có thêm những kiến thức, biện pháp hữu hiệu để mai nở đúng vào dịp tết để sắc vàng của những cánh mai sẽ làm cho ngày tết ý nghĩa hơn.

Xem thêm VIDEO:

Chủ đề: Chăm sóc mai, mai nở muộn, mai nở sớm


Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, vậy nhưng, theo quan sát của chúng tôi, các vườn mai trên địa bàn tỉnh gần như đã “bung lụa”, nở hoa đến phân nửa. Để khắc phục, nhiều bà con, nghệ nhân đang tìm mọi cách hãm, nhằm “trị bệnh” mai nở sớm để chờ đón Tết.  

Cách hãm hoa mai nở đúng tết
Công nhân tại vườn mai Bá Thế, TP. Vũng Tàu chăm sóc mai Tết.

Những ngày này, bà con nông dân tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, một trong những vùng trồng mai lớn nhất trên địa bàn tỉnh đang tất bật chăm sóc, chuẩn bị để tung ra thị trường những chậu mai đẹp nhất cho ngày Tết. Tuy nhiên, thời tiết năm nay nắng nhiều, ít mưa, được cho là không thuận lợi đối với cây mai, khiến mai nở sớm. Ông Nguyễn Văn Hai (khu phố Hải An, thị trấn Long Hải), người đang trồng 200 gốc mai cho biết: Năm nay nắng nóng kéo dài, ít mưa khiến bọ trĩ gây hại nhiều, làm cho cây không phát triển tốt. Điều này dẫn đến việc lá mai nhanh già, nụ lớn nhanh nên bung nụ, nở sớm. Tháng 10 Âm lịch vừa qua, vườn mai của ông Hai đã nở đến gần 50% số cây nên vụ Tết năm nay vườn mai không được như kỳ vọng.

Tình trạng tương tự xảy ra tại nhiều vùng trồng mai khác trên địa bàn tỉnh. Cây mai bung nở trước Tết chiếm tỷ lệ cao ở các vườn chuyên trồng loại hoa này. Trước tình trạng này, các nông dân, nghệ nhân trồng mai đã thực hiện nhiều biện pháp để khắc phục. Theo ông Lê Văn Long, người có nhiều năm kinh nghiệm tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, việc chăm sóc mai được thực hiện trong cả năm, nhưng từ đầu tháng 10 âm lịch đến giữa tháng Chạp là quan trọng nhất. Những ngày này, người trồng mai cần thực hiện đồng bộ 3 bước bón phân, tưới nước, lặt lá. Trong đó công đoạn lặt lá là quan trọng nhất, quyết định đến việc mai nở đúng dịp Tết hay không. Ông Long cho biết: “Năm nay nắng nhiều, việc lặt lá sẽ diễn ra muộn hơn, dự kiến tôi sẽ bắt đầu lặt lá từ 15 đến 20 tháng Chạp. Bên cạnh đó, thay vì tưới nước 2 lần sáng chiều, hiện nay tôi chỉ tưới vào buổi sáng, nếu tưới buổi chiều nữa sẽ kích thích mai phát triển dẫn đến nở sớm. Nếu thấy hoa mai bung lụa trước 23 tháng Chạp, cần tưới nước hòa phân urê, bỏ thêm nước đá vào nước để nước lạnh hơn. Tránh cho mai tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, cây nào đã có một số hoa nở có thể lấy bao đen trùm cây lại. Nếu thấy xuất hiện lá non nhiều quá thì tỉa bớt”. Tết này, vườn ông Long dự kiến cung cấp ra thị trường 100 cây mai kiểng.

Còn ông Phan Bá Thế, một trong những nghệ nhân trồng mai nổi tiếng trong tỉnh, hiện trồng gần 700 gốc mai tại đường 30/4, TP. Vũng Tàu cũng đang thực hiện các công đoạn “hãm” mai nở sớm. Ngoài ra, ông Thế còn thực hiện một số biện pháp kích đợt 2 đúng dịp Tết đối với các cây đã nở hoa trước đó. “Sau khi mai nở, tôi vẫn tiếp tục bón phân, kích thích cây mai phát triển cho đến tháng 10 Âm lịch thay vì dừng ở tháng 8 như mọi năm. Sau khi dừng bón phân để cây phát triển chậm lại, lá già nhanh, xuất hiện nụ, tôi tiếp tục bón các loại phân có hàm lượng Kali, U rê cao để kích thích nụ phát triển. Cùng với đó, tôi phủ bạt ni lông che mai để tránh gió, tăng nhiệt độ. May mắn là năm nay cuối tháng 11 và đầu tháng Chạp nắng nóng, không có mưa trái mùa nên một số cây mai đã nở đợt một vẫn sẽ nở đẹp đúng Tết để phục vụ khách hàng”, ông Thế chia sẻ.

Theo nhiều người trồng mai trên địa bàn tỉnh, năm nay, giá mai sẽ tăng 20-30% so với Tết năm ngoái do khan hàng. Nguyên nhân là việc nhiều vùng trồng mai lớn của tỉnh có nhiều vườn nở sớm. Một số tỉnh miền Tây, nguồn cung mai lớn nhất cho BR-VT cũng xảy ra tình trạng tương tự. Đồng thời, do ảnh hưởng của triều cường, xâm nhập mặn nên một số vựa mai ở miền Tây thiệt hại nặng, số cây mai lớn cung cấp ra thị trường sẽ giảm nhiều so với mọi năm.

Bài, ảnh: PHÚ XUÂN