Cách kinh doanh rượu ngâm

   >> Chủ đề liên quan:

Quy trình công bố chất lượng rượu ngâm gồm 3 bước sau

Bước 1: Kiểm nghiệm rượu ngâm

– Doanh nghiệp chuẩn bị mẫu sản phẩm rượu ngâm; sau đó lên chỉ tiêu kiểm nghiệm dựa vào quy chuẩn của sản phẩm

– Kiểm nghiệm sản phẩm rượu tại trung tâm được Bộ Y Tế công nhận – Xem thêm Danh sách các cơ sở được chỉ định kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại đây

– Thời gian thực hiện kiểm nghiệm rượu từ 05 đến 07 ngày làm việc

” Bản tự công bố chất lượng sản phẩm – C.A.O thực hiện ”

Công bố chất lượng rượu ngâm [Ảnh C.A.O]

– Nhận kết quả kiểm nghiệm để tiến hành thực hiện tự công bố cho sản phẩm rượu

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố sản phẩm rượu ngâm

– Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh rượu hoặc đồ uống có cồn

– Bản tự công bố chất lượng sản phẩm theo mẫu số 1 Nghị định 15/2018/ NĐ-CP

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm rượu trong vòng 12 tháng [như C.A.O đã nêu ở bước 1]

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất rượu;

Bước 3: Trình tự tự công bố sản phẩm rượu ngâm

– Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng; hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân. Và nộp 01 [một] bản qua đường bưu; điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh] chỉ định;

– Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, doanh nghiệp được quyền sản xuất; kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

– Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của doanh nghiệp để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức; cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Điều lưu ý TRƯỚC khi doanh nghiệp tự công bố chất lượng sản phẩm

– Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt; và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

Điều lưu ý SAU khi doanh nghiệp tự công bố chất lượng sản phẩm

– Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm; xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Những lợi ích doanh nghiệp nhận được công bố sản phẩm

» Doanh nghiệp khi đăng ký Công bố chất lượng rượu ngâm thì sản phẩm sẽ được cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền thực hiện những kiểm nghiệm đối với sản phẩm của doanh nghiệp, khi ấy sản phẩm sẽ được kiểm chứng có chất lượng tốt hay không, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đúng chỉ tiêu cho chép hay chưa hay có ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng,…

» Sau khi có kết quả kiểm nghiệm rượu, doanh nghiệp tiến hành thực hiện tự công bố sản phẩm rượu, điều này giúp sản phẩm nhanh chóng tiếp cận với thị trường, lấy được sự tin tưởng từ khách hàng, tạo dựng sự uy tín, tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ, đẩy mạnh doanh số bán hàng, tăng doanh thu, doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng sản phẩm, cải tiến năng suất, tối giảm chi phí sản xuất.

Dịch vụ làm kiểm nghiệm và tự công bố sản phẩm tại C.A.O Media

  • Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến Công bố chất lượng rượu ngâm và đưa ra giải pháp/hướng xử lý phù hợp;
  • Lên bảng chỉ tiêu đúng theo quy định và thay mặt khách hàng gửi mẫu kiểm nghiệm sản phẩm tại trung tâm kiểm nghiệm được nhà nước công nhận/chỉ định;
  • Soạn thảo hồ sơ công bố sản phẩm rượu theo đúng quy định hiện hành; và gửi cho khách hàng xem lại, sau đó ký tên, đóng dấu vào hồ sơ.
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ công bố sản phẩm rượu lên cơ quan chức năng; và đóng lệ phí [nếu có]
  • Theo dõi hồ sơ công bố sản phẩm đã nộp cho đến khi hồ sơ được cơ quan đăng tải lên hệ thống website
  • Kiểm tra; hướng dẫn doanh nghiệp cách kiểm tra thông tin tự công bố trên website điện tử;
  • Hoàn tất dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm và hỗ trợ pháp lý về sau cho doanh nghiệp.

Liên hệ dịch vụ làm TRỌN GÓI

Trên đây là những thông tin cần thiết cho việc Công bố chất lượng rượu ngâm mà quý doanh nghiệp cần biết. Trong quá trình thực hiện thủ tục công bố sản phẩm; quý doanh nghiệp cần hỗ trợ giải đáp thêm hãy liên hệ tuvangiayphepcao.com qua các số điện thoại sau 0903 145 175  –  0903 145 178 để được tư vấn dịch vụ tốt nhất.

> Chủ đề liên quan

[PLO]- Pháp luật quy định rượu là thuộc mặt hàng bị hạn chế kinh doanh.

Hiện có tình trạng nhiều quán bán rượu mọc lên tràn lan, mất kiểm soát ở nhiều vùng, ngay cả những vùng quê lẫn thành thị. Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp rao bán rượu nhà nấu ngay trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, việc tiêu thụ những loại rượu không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ mang lại khá nhiều rủi ro cho người sử dụng.


Nhiều trường hợp tự sản xuất rượu để bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Ảnh: CN

Mặt hàng bị hạn chế kinh doanh

Thực tế hiện nay, việc tự sản xuất rượu trong đó có cả việc tự ngâm các loại dược liệu, động vật để dùng cho bản thân và để bán trực tiếp cho người tiêu dùng rất phổ biến, nhiều người tự mua rượu về pha chế để dùng, nhiều trường hợp gây thiệt hại đến tính mạng sức khỏe của người tiêu dùng.

Pháp luật quy định rượu là thuộc mặt hàng bị hạn chế kinh doanh, nên việc buôn bán rượu, phân phối rượu, bán rượu lẻ, phải đáp ứng điều kiện pháp luật quy định.

Theo luật sư Trần Vân Linh, Đoàn luật sư TP.HCM, Pháp luật quy định rượu là thuộc mặt hàng bị hạn chế kinh doanh theo quy định tại điểm điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 19/VBHN - BCT ngày 09/5/2014 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh kinh doanh có điều kiện.

“Việc buôn bán rượu, phân phối rượu, bán rượu lẻ, phải đáp ứng điều kiện pháp luật quy định đó là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật, bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu. Tức là phải đăng ký kinh doanh và có địa chỉ kinh doanh rõ ràng, hợp pháp. Như vậy, cá nhân không được phép kinh doanh rượu dưới bất kỳ hình thức gì” - luật sư Linh cho biết.

Cũng theo luật sư Trần Vân Linh, cá nhân chỉ được sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại, việc bán, vận chuyển rượu do cá nhân sản xuất thì cá nhân phải xuất trình hợp đồng mua bán rượu với doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp và phải đăng ký sản xuất rượu thủ công với Ủy ban nhân dân cấp xã  và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.

Cá nhân sản xuất rượu không được bán rượu cho tổ chức, cá nhân không phải là doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp đã ký hợp đồng mua bán để chế biến lại.

Đối với người sản xuất để bán cho doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp mà có hợp đồng thì không không bắt buộc phải dán tem rượu, ghi nhãn hàng hóa rượu.

Về vấn đề nhãn mác rượu pháp luật chỉ quy định đối với đối tượng kinh doanh, buôn bán rượu hoặc doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp phải có nhãn mác, theo quy định.

Như việc sản xuất, không có đăng ký kinh doanh rồi bán ngay cho người tiêu dùng mà người dân thực hiện lâu nay là trái quy định của pháp luật mà không cần có nhãn mác hay không.

Những điều kiện kinh doanh, sản xuất rượu nêu trên được quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 về kinh doanh Rượu.

Quy định xử phạt

Do cá nhân không được phép kinh doanh rượu nên trường hợp cá nhân buôn bán rượu do mình tự sản xuất, tự ngâm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh buôn bán rượu mà không phải là doanh nghiệp, thương nhân với mức phạt cao nhất đến 30 triệu đồng mà không cần có nhãn mác hay không.

Theo Nghị định 185/2013/NĐ - CP ngày 15/11/2013 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng.

Cấm bán rượu cho người chưa đủ 18 tuổi

[PLO]- Từ ngày 1-1-2020 Bộ Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia quy định các cơ sở bán rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

CHÂU NGUYÊN

Video liên quan

Chủ Đề