Cách làm bài văn nghị luận tư tưởng đạo lí năm 2024

Dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống có lẽ là dạng đề dễ và rất gần gũi đối với các bạn. Tuy nhiên, vì quá gần gũi mà các bạn thường viết lan man, viết theo cảm tính của mình, không chân chia luận điểm rõ ràng, không viết đầy đủ các bước nên không bao giờ có thể đạt được điểm cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn làm tốt hơn dạng đề này.

1. Khái niệm:

- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời. - Tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống bao gồm:

+ Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ…

+ Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi…

+ Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…

+ Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…

+ Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.

- Hình thức:

+ Dạng ngắn: Một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, châm ngôn, câu thơ…

+ Dạng dài: Một bài thơ/truyện ngắn mang ý nghĩa triết lí…

2.Cách làm bài:

  • Mở bài:

– Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận

– Nêu vấn đề cần nghị luận ra ( trích dẫn)

– Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)

  • Thân bài:

- Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…).

Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:

+ Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

+ Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

+ Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.

Lưu ý: Tránh sa vào cắt nghĩa từ ngữ (theo nghĩa từ vựng).

- Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…)

+ Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?

- Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):

+ Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.

+ Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…)

+ Mở rộng vấn đề

- Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động

+ Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …(Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?…)

Chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN

Địa chỉ: Khu đô thị Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: (043)8724033, Fax: 38724618

Email: [email protected]

Trường THCS Ái Mộ

Địa chỉ: Số 34, Ngõ 298, Ngọc Lâm, Long Biên, TP. Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Hiệu Trưởng Phạm Thị Hải Vân

Liên hệ: 0438273601| Email: [email protected] FB: facebook.com/THCSAIMO

Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.

Dàn bài chung:

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

- Thân bài:

+ Giải thích chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

- Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.

Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết.

II. Soạn bài

1. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

  1. Trong 10 đề trên có 3 đề bài có mệnh lệnh trong đề, đó là đề 1, 3, 10. Còn lại các đề không có mệnh lệnh trong đề chỉ nêu vấn đề nghị luận.

Các đề có điểm chung đều nêu lên một tư tưởng, đạo lí.

  1. Gợi ý đề bài tương tự.

- Nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương trong cuộc sống.

- Lòng dũng cảm.

- Nhà văn Nga L. Tôn – xtôi cho rằng: Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống. Trình bày suy nghĩ của em về câu nói bằng một bài văn ngắn.

Thế nào là bài vấn nghị luận về một tư tưởng đạo lí?

Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là phân tích, bàn luận về một vấn đề thuộc phạm trù tư tưởng, đạo lý như cách hành xử, thái độ, cử chỉ, hành vi của con người với con người, của con người với các vấn đề xã hội đang nổi cộm hiện nay, nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý là tổng hợp nhiều động tác lập luận nhằm việc làm ...

Tư tưởng đạo lí gồm những gì?

- Tư tưởng đạo lí trong cuộc đời bao gồm: + Lí tưởng (lẽ sống). + Cách sống. + Hoạt động sống. + Mối quan hệ giữa con người với con người (cha mẹ, vợ chồng, anh em,và những người thân thuộc khác) ở ngoài xã hội có các quan hệ trên dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè.…

Vấn nghị luận có bao nhiêu bước?

Giải thích, phân tích, bác bỏ hoặc không, bình luận, bài học nhận thức và hành động là 5 bước làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý.

Nghị luận là như thế nào?

Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng,tưởng tượng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các lập luận. 2. Đặc điểm của văn nghị luận: - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.