Cách mài dao 2 lưỡi

Khi dao cùn bạn đừng vội bỏ đi mua dao mới, mài dao đúng kỹ thuật bằng đồ mài của ZWILLING sẽ giúp dao của bạn sắc lên trông thấy, cắt thái dễ dàng hơn.

Hướng dẫn mài dao trở nên sắc bén

Mài dao tại nhà tưởng chừng khó nhưng đây là việc đơn giản ai cũng làm được. Chỉ cần xem hướng dẫn cách mài và áp dụng vào là có thể tự mài, không nhất thiết mỗi khi dao cùn là phải đem đến tiệm.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách mài dao bằng dụng cụ / sản phẩm đồ mài của thương hiệu ZWILLING. 

  • Mài dao bằng cây mài cầm tay - ZWILLING

Quy trình mài đơn giản gồm 3 bước:


>> Video hướng dẫn mài dao bằng cây mài - ZWILLING

  • Cây mài dao thẹp mạ crom.
  • Cây mài dao Ceramic.
  • Cây mài dao Diamond.
  • Mài bằng đá mài dao ZWILLING

Dụng cu đá mài dao ZWILLING có hai mặt mài với độ nhám khác nhau. Mặt 250 dùng để mài thô, mài đạt độ mài mòn nhanh, mặt 1000 dùng để mài mịn để đạt được độ sắc bén và hình dạng lưỡi dao như ban đầu. 

Quy trình mài thô và mài mịn đơn giản như sau:


>> Video hướng dẫn mài bằng đá mài dao ZWILLING.

  • Mài bằng đồ mài dao hai lưỡi ZWILLING Twin Sharp:

Sản phẩm có cấu tạo gồm hai phần lưỡi mài được phủ gốm: phần I giúp loại bỏ nhẹ nhàng vết bẩn trên con dao, phần II giúp mài sắc lưỡi dao bén trở lại  như ban đầu.  

Cách mài đơn giản gồm các bước:

Bước 1: Đặt dao vào lưỡi mài số I và kéo dao theo hướng từ chuôi dao đến mũi dao, lặp lại nhiều lần như thế.

Bước 2: Đặt dao vào lưỡi mài số II, thực hiện tương tự như lưỡi mài số I, dùng lực vừa đủ không cọ xát lưỡi dao quá mạnh vào lưỡi mài.

Bước 3: Dùng khăn khô để lau sạch dao khi đã mài xong và kiểm tra xem dao đã đạt độ sắc như mong muốn chưa.

[Video hướng dẫn]

  • Mài bằng đồ mài dao đỏ Twin Sharp

Sản phẩm có vỏ ngoài màu đỏ bằng nhựa chắc chắn kèm một lưỡi mài bằng gốm. Cách sử dụng đơn giản chỉ với một thao tác đưa dao qua lưỡi mài, kéo theo hướng từ chuôi dao đến mũi dao, lặp lại cho đến khi dao được mài sắc. Sản phẩm dễ sử dụng, tiện lợi và nhỏ gọn cho gia đình dùng thường xuyên.

Mài dao đỏ Twin Sharp

Mài dao V-Edge được thiết kế với 2 bộ lưỡi mài độ mịn khác nhau cùng 2 bộ nẹp dành riêng cho các dòng dao châu  u và châu Á.  Dụng cụ mài đảm bảo dao của bạn sau khi mài xong sẽ đạt được độ sắc bén cao. 

Thao tác mài gồm 3 bước:

Bước 1: Đặt dụng cụ mài lên một mặt phẳng đảm bảo chắc chắn.

Bước 2: Chọn bộ lưỡi mài màu xanh dương [kí hiệu A] mài các loại dao châu  Âu hoặc chọn bộ lưỡi mài màu xanh lá [kí hiệu B] để mài cho dòng dao châu Á.

Bước 3: Đặt dao vào rãnh giữa 2 lưỡi mài và kéo dao theo hướng từ chuôi dao đến mũi dao và lặp lại để dao đạt độ sắc bén như ban đầu.

[Ảnh minh họa thao tác mài dao bằng đồ mài V-Edge]

>> Video hướng dẫn cách sử dụng mài dao V-Edge

Thương hiệu đồ mài dao tại Kitchen Koncept

Kitchen Koncept hiện cung cấp các sản phẩm mài dao của thương hiệu ZWILLING đến từ Đức. Sản phẩm nhập khẩu chính hãng và được kiểm định rõ ràng bởi các cơ quan chức năng. Đến Kitchen Koncept bạn yên tâm tha hồ lựa chọn đồ mài dao và nhiều loại phụ kiện làm bếp khác với mức giá phù hợp, chất lượng đảm bảo.

>>Xem thêm phụ kiện nhà bếp thương hiệu ZWILLING

Dao là một vật dụng không thể thiếu trong căn bếp của mọi gia đình. Tuy nhiên, dao dùng một thời gian sẽ bị giảm hẳn độ sắc khiến việc cắt thực phẩm gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để giữ dao luôn được sắc bén chúng ta cần phải biết cách mài dao. Nếu đang cần dùng gấp mà dao cùn, lại không có dụng cụ mài dao, các bạn cần chỉ sử dụng 1 tờ giấy báo bỏ đi và làm theo cách dưới đây, dao sẽ bén như mới mua về đấy.

Chuẩn bị

  • 1 tờ báo
  • 1 ít băng dính
  • Mút rửa bát, nước rửa bát

Cách mài dao bằng báo

Bước 1: Bạn lấy khoảng 5 - 6 trang báo, xếp chồng chúng lên nhau. Sau đó cuộn chặt các tờ báo theo hình tròn. Lưu ý, bạn nên cố gắng cuộn đều tay để cho phần gáy báo có hình xoắn ốc thế này.

Bước 2: Dùng băng dính dán để cố định cuộn báo lại cho chặt.

Bước 3: Rửa sạch dao bằng nước rửa bát.

Bước 4: Nhúng đầu giấy báo vào nước cho ướt.

Bước 5: Dùng đầu giấy báo ướt chà mạnh lên 2 mặt của lưỡi dao nhiều lần.

Sau khi chà báo xong, dao sẽ trở nên sắc hơn. Vậy là chỉ với một vài tờ báo, chúng ta có thể hô biến con dao cùn thành sắc cực dễ dàng.

Lưỡi dao cắt được sắc bén giúp chúng ta có thể cắt thực phẩm nhanh và có độ chính xác cao, tốt nhất bạn nên mài sắc nó khoảng 2 tháng 1 lần hoặc hơn.

  • 6 cách vệ sinh bếp gas đơn giản giúp đánh bay mọi vết bẩn, dầu mỡ
  • 8 cách làm sạch nồi bị cháy đơn giản mà hiệu quả
Xem thêm

Dao là vật dụng cần thiết trong mọi gian bếp của các gia đình. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng không thể tránh khỏi việc dao bị mẻ, cùn. Lúc này chắc chắn bạn cần phải mài lại dao. Chọn đá mài phù hợp như thế nào và cách mài dao ra sao? Hãy cùng xem hướng dẫn chi tiết qua bài viết dưới đây.

Dao như thế nào thì cần dùng đến đá mài?

Không phải dao nào cũng phù hợp với mọi loại đá mài. Bạn cần căn cứ vào mức độ cùn của dao: Dao cùn, dao quá cùn, dao không cùn nhưng bạn muốn mài để cắt gọt “ngọt” hơn.

ripe tomatoes are prepared for blanching

Để đánh giá tình trạng cùn của dao bạn lấy một trái cà chua hay một trái xoài hơi chín. Nếu bạn cần phải dùng sức cưa đi cưa lại nhiều lần chúng mới đứt thì có nghĩa là dao quá cùn. Nếu số lần cưa ít hơn một chút thì dao cùn. Còn nếu bạn cắt một phát ăn ngay thì dao không cùn.

Cách chọn đá mài phù hợp

Có nhiều loại đá mài khác nhau, tuy nhiên có hai loại phổ biến nhất trên thị trường đó là đá mài nước và đá mài dầu. Đá mài nước là loại mà bạn phải ngâm dưới nước tối thiểu 45 phút trước khi mài. 

Ưu điểm của loại này là mài nhanh chóng và giúp dao bén hơn, phù hợp với loại dao của châu Á. Tuy nhiên chúng lại dễ mòn do là đá mềm và ra bột.

Đá mài dầu thì bạn cần cho dầu lên mặt đá trước khi dùng. Ưu điểm của loại này là cứng, bền, khó mòn, tuy nhiên mài sẽ không được sắc bén cho lắm, và chúng thường chỉ hợp với các loại dao phương Tây, vốn chú trọng độ nặng, trong khi dao châu Á tập trung vào độ sắc bén để xắt lát, thái mỏng.

Lựa chọn độ nhám của đá mài [độ grit]

Độ grit tức là độ nhám. Các sản phẩm đá mài luôn có ghi rõ độ grit là bao nhiêu. Theo lý thuyết, độ grit càng cao thì bề mặt của đá càng mịn, dao mài càng bén. Tuy nhiên thực tế thì bạn cần căn cứ và độ cùn của dao để lựa chọn cho phù hợp. Cụ thể:

– Độ nhám thứ nhất, từ 200 đến 1000 grit: Đây là loại có grit nhỏ, bề mặt nhám. Loại này chỉ dành cho dao cùn thành chấp nhận được. Bạn tuyệt đối không dành cho các loại dao đã sắc bén sẵn vì dễ làm lưỡi dao bị mẻ. 

– Độ nhám thứ 2, từ 1000 đến 1200 grit: Đây là loại dành cho các loại dao chưa thực sự cùn, mới dùng một vài lần. Sử dụng đá này để làm dao bén dao lại. 

– Độ nhám thứ 3, 3000 grit: Đây là loại sử dụng để mài dao đã sắc bén càng bén hơn nữa. Đá này phù hợp hơn với các đầu bếp ở nhà hàng nhỏ, hoặc các bà nội trợ muốn giữ cho dao bén tốt hơn cũng có thể dùng.

– Ngoài ra còn có độ nhám 6000, 8000 grit, giúp lưỡi dao sắc và sáng choang như kiếm. Tuy nhiên loại này chỉ nên sử dụng cho các đầu bếp chuyên nghiệp hoặc đầu bếp siêu hạng chuyên dùng dao bén.

Từ độ nhám 2 và 3 không được sử dụng cho dao cùn vì bề mặt quá mịn, bạn càng mài dao càng cùn.

Cách sử dụng đá mài nước và đá mài dầu

Với đá mài nước, bạn ngâm đá 45 phút trong một cái thau nước, sau cho đá hoàn toàn ngập. Hãy đảm bảo thời gian ngâm, vì nếu đá quá khô, có thể làm trầy xước dao của bạn.

Với đá mài dầu, bạn đổ dầu [dầu mài dành riêng cho đá dầu] lên, sau đó dùng ngón tay thoa đều dầu lên mặt đá. Lưu ý không dùng dầu ăn, dầu thực vật để thoa. Không ngâm đá dầu vào nước.

Thực hiện mài dao

Trước hết bạn sử dụng mặt đá nhám. Đặt lưỡi dao lên bề mặt đá mài chếch nghiêng 20 độ. Hoặc bạn đặt lưỡi dao lên đá và nâng thân dao lên khoảng 2,5cm là sẽ ra góc nghiêng 20 độ. Nếu lưỡi dao lớn và dày thì bạn cần đặt cần góc nghiêng lớn hơn. 

Tiếp đó, bạn ấn nhẹ, trượt dài lưỡi dao trên bề mặt đá khoảng 10 lần. Bạn cứ làm nhẹ nhàng không cần ấn quá mạnh. Khi mài, hãy đảm bảo rằng toàn bộ lưỡi dao được chà xát vào bề mặt đá mài. Sau đó, lật mặt dao còn lại và làm tương tự. Bạn có thể vảy thêm nước hoặc dầu nếu cảm giác đá bị khô.

Sau khi đã mài ở mặt nhám để làm dao sắc, bạn lật mặt mịn của đá lên để chuốt lại lưỡi dao và đánh bóng. Bạn có thể sử dụng một tờ giấy để kiểm tra độ sắc của dao. Nếu dao dễ dàng cắt ngang tờ giấy là đã đạt yêu cầu. Nếu không thì bạn cần mại thêm một chút nữa.

Một số lưu ý khi mài dao

– Với các loại dao châu Á, nhất là dao Nhật không nên sử dụng đá mài dầu bởi càng mài sẽ càng dễ cùn, sứt mẻ.

– Khi mài dao, đặc lưu ý về góc nghiêng khi đặt dao. Với những loại dao kích thước trung bình trở xuống, không được để góc mài quá lớn, [lớn hơn 20 độ] vì dao dễ bị sứt mẻ.

– Một số loại dạo chỉ cho phép mài ở góc khoảng 10 – 15 độ, quá góc nghiêng này lưỡi dao sẽ rất dễ mẻ. Bạn nên đọc kỹ lưu ý của nhà sản xuất trước khi sử dụng.

– Một số hãng dao thường bán thêm kẹp dao để người sử dụng gắn vào dao lúc mài. Điều này sẽ đảm bảo dao luôn nghiêng theo đúng góc khi mài. Bạn đừng bao giờ để thất lạc dụng cụ quan trọng này.

Lời kết

Trên đây là cách chọn đá mài và cách mài dao bằng đá mài sắc ngọt như mới. Mài dao là một kỹ thuật không khó nhưng đòi hỏi bạn cần hiểu rõ cả về đá mài và cách thực hiện. Với hướng dẫn trên, chắc hẳn bạn đã làm chủ kỹ thuật này và không còn bối rối vì dao cùn nữa.

Video liên quan

Chủ Đề