Cách sử dụng stochastic rsi

Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về bốn loại phân kỳ phổ biến. Bài viết này Investing.vn sẽ hướng dẫn bạn cách giao dịch với phân kỳ.

Xem thêm: Mọi điều bạn cần biết về phân kỳ và các loại phân kỳ

Sàn giao dịch chứng khoán Mỹ uy tín nhất và nạp rút tiền dễ dàng nhất cho nhà đầu tư Việt Nam. Xem chi tiết

Chỉ báo RSI là loại dao động phổ biến nhất để phát hiện phân kỳ. Nhưng có một số lượng đáng kể các bộ dao động, mỗi bộ đều có giá trị riêng: Stochatics, RSI, Chaikin Money Flow, Awesome Oscillator, Ultimate Oscillator…

Có rất nhiều bộ dao động mà bạn có thể sử dụng, tuy nhiên, các chỉ báo dao động phổ biến nhất để xác định phân kỳ là RSI và Stochastic. Đặc biệt, chỉ báo dễ quan sát nhất và dễ giao dịch nhất với các phân kỳ là Stochastic RSI.

Tìm hiểu thêm về Stochastic RSI và giao dịch với phân kỳ

Chỉ báo Stochastic RSI

Stochastic RSI về cơ bản là một chỉ báo của một chỉ báo. Trong đó Stochastic đo động lượng của giá và RSI đo lường sức mạnh của chuyển động giá, Stochastic RSI đo động lượng của RSI.

Biểu đồ minh họa dưới đây cho bạn thấy sự khác biệt và tương đồng giữa RSI, Stochastic và Stochastic RSI.

Stochastic RSI là một trong những cách ít được biết đến và vẫn hoạt động mạnh mẽ mà bạn có thể sử dụng để giao dịch với các phân kỳ.

Nếu bạn sử dụng chỉ số RSI và Stochatics tiêu chuẩn để tìm phân kỳ, bạn không chỉ bỏ lỡ các cơ hội phát hiện phân kỳ tốt hơn mà còn có thể bị mắc vào một số tín hiệu phân kỳ sai.

Stochastic RSI loại bỏ các tín hiệu sai và xác nhận rõ nét các phân kỳ thực tế. Tuy nhiên, không có bất cứ một chỉ báo duy nhất nào đúng hoàn toàn trong giao dịch, đây chỉ là một phương án tối ưu khác để so sánh. Đôi khi các nhà giao dịch vẫn ưu tiên sử dụng chỉ báo RSI.

Sử dụng Stochastic RSI để phát hiện phân kỳ

Chỉ báo Stochastic RSI phát hiện phân kỳ mạnh mẽ hơn trong biểu đồ minh họa dưới đây:

  1. Phân kỳ giảm hình thành tại điểm [1]. Với chỉ báo RSI và Stochatic bạn không phát hiện ra được mô hình. Ngược lại, với Stochastic RSI, mô hình phân kỳ khá rõ ràng.
  2. Phân kỳ tăng ẩn hình thành tại điểm [2]. Một lần nữa, chỉ báo RSI và Stochastic đang đi theo xu hướng, trong khi Stochastic RSI cho thấy sự phân kỳ ẩn ngay trước khi một động thái khác tăng lên.

Việc sử dụng các chiến lược như phân kỳ đôi khi có thể khiến bạn bị rối và bạn luôn phải tự mình nhắc lại các tiêu chí phân loại phân kỳ: Giá đã tăng cao hơn nhưng Stochastic RSI đang tạo đỉnh thấp hơn, đó là gì? Đó là sự phân kỳ giảm giá.

Các nhà giao dịch cũng hãy đảm bảo rằng khi bạn giao dịch với các phân kỳ, đó chỉ là một công cụ hỗ trợ cũng với chiến lược giao dịch, đôi khi nó không hoạt động. Vì vậy bạn đừng kỳ vọng đây là một phương pháp hiệu quả tuyệt đối trong giao dịch.

Một số sai lầm phổ biến khi giao dịch với phân kỳ

Đôi khi một phân kỳ có thể tiếp tục trong một thời gian dài. Bạn thường sẽ bị dừng lại trước khi phân kỳ tăng thường xuyên thay đổi xu hướng từ giảm sang tăng.

Một sai lầm quá phổ biến mà nhiều nhà giao dịch mới mắc phải khi họ học cách giao dịch với phân kỳ là thời điểm họ phát hiện ra sự phân kỳ, họ thực hiện giao dịch theo sự phân kỳ đã xuất hiện.

Là một nhà giao dịch, chúng ta cần xác nhận đúng phân kỳ và chờ đợi hành động giá trong tương lai. Giống như bất kỳ mô hình giá hoặc chỉ báo nào, giao dịch với phân kỳ là thứ chỉ xuất hiện sau khi xác nhận mô hình giá. Bạn luôn có thể tham gia giao dịch sau này, có thể bỏ lỡ các thời điểm tốt nhất, nhưng giao dịch tránh được thua lỗ vẫn tốt hơn.

Biểu đồ minh họa phía trên là phân kỳ giảm giá thường xuyên.

Nhà giao dịch cần xác định xu hướng giá, phân tích các biến động giá liên quan đến Stochastic RSI. Trên cùng một biểu đồ, chúng ta có thể gặp hai phân kỳ đảo ngược. Nếu bạn gặp các tình huống như vậy, bạn cần xem xét các yếu tố sau:

  • Xu hướng dài hạn mạnh đến mức nào? Chỉ cần nhìn vào chỉ báo khối lượng, khối lượng đó có cho bạn thấy rằng có rất nhiều nhà giao dịch muốn giao dịch với giá tăng lên không?
  • Xu hướng giảm đã hoạt động bao lâu? Điều này thậm chí có thể là một tình huống mà bạn không thể đặt một giao dịch với phân kỳ. Đây có thể là một cơ hội tốt để chỉ xem, phân tích và theo dõi.

Cặp USDJPY đã ở trong một xu hướng giảm mạnh. Do đó, nếu sự đảo chiều thường xuyên cho thấy xu hướng tiếp tục của xu hướng dài hạn, thì đó là tín hiệu bạn muốn thực hiện. Phân kỳ tăng giá ẩn là một tín hiệu quá nhỏ so với xu hướng giảm dài hạn. Vì vậy, hãy cẩn thận để tìm kiếm những dấu hiệu đảo ngược và tránh các phân kỳ ẩn.

Phần kết luận về giao dịch với phân kỳ

Một lần nữa, hãy cẩn thận khi bạn giao dịch với phân kỳ. Đây là một tín hiệu dự đoán cực kỳ mạnh mẽ về sự thay đổi hoặc tiếp tục xu hướng. Hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng các phương pháp khác để xác nhận giao dịch.

Không vào lệnh ngay khi có một phân kỳ xuất hiện. Có rất nhiều phân kỳ trên tất cả các khung thời gian trên tất cả các cặp, tìm một phân kỳ, và theo dõi thêm xu hướng giá dài hạn và hành động giá để xác nhận lại tín hiệu trước khi quyết định giao dịch.

Investing.vn

Tags: giao dịch phân kỳ, phân kỳ

Chia sẻ trên:    51064

I. Cặp chỉ báo ADX + Stochastic

1. Khái niệm

a. Chỉ báo ADX

Chỉ báo ADX được sử dụng để đo lường độ mạnh của xu hướng, có thể là xu hướng tăng hoặc giảm. ADX dap động từ 0 đến 100, giá trị của ADX càng lớn thì xu hướng đó càng mạnh. ADX được cấu thành bởi trung bình dao động giá trong một khoảng thời gian, tính toán bao gồm các mức giá cao nhất, thấp nhất, đóng cửa, mở cửa.

Giá trị ADX Độ mạnh của xu hướng

Từ 0-25: Yếu, thị trường không có xu hướng rõ ràng

Từ 25-50: Mạnh, bắt đầu báo hiệu một xu hướng mới và xu hướng này đang mạnh dần

50-75: Xu hướng hiện tại là rất mạnh

75-100: Siêu mạnh, điều này rất hiếm khi xảy ra

b. Chỉ báo Stochastic

Chỉ báo Stochastic là chỉ báo đo lường dao động của giá, thể hiện giá đang ở trạng thái quá mua hay quá bán. Stochastich được tính toán dựa trên sự biến động giữa mức giá đóng cửa so với mức giá cao nhất và thấp nhất.

Điểm chung của 2 chỉ báo này là chúng được tính toán dựa vào sự biến động của mức giá đóng cửa so với các mức giá cao nhất, thấp nhất. Các chỉ báo này thường sẽ co độ nhạy cảm cao hơn so với các chỉ báo được tính toán theo mức giá đóng cửa.

Có các vùng quan trọng:

Nhỏ hơn mức 20: vào vùng quá Bán.

Lớn hơn mức 80: vào vùng quá Mua

Quanh mức 50: vùng trung tính.

2. Ứng dụng

a. Chỉ báo ADX – xác định xu hướng trên khung đồ thị Weekly

Chỉ báo ADX tăng mạnh vượt qua mức 25, qua đó ngụ ý chỉ số chuyển từ trạng thái Yếu sang trạng thái Mạnh. Đồng thời, chỉ báo DI+ đã nằm trên DI- cho thấy đà tăng được củng cố. Nhìn chung, chỉ số đã xác nhận xu hướng tăng trên khung đồ thị Weekly qua góc nhìn về chỉ báo ADX.

>> Xem thêm: Các công cụ phổ biến để xác định xu hướng: Chỉ số ADX và Đường trung bình động MA

b. Chỉ báo Stochastic – xác định vùng quá bán trong nhịp Tăng [Daily]

Chỉ báo Stochastic đi vào vùng quá bán [từ vùng 20-30], trong một xu hướng tăng đã được xác nhận thì khi chỉ báo đi vào vùng quá bán, tức chỉ số đang có nhịp điều chỉnh trong xu hướng tăng thì đó là cơ hội để canh mua vào. Sau những nhịp điều chỉnh này thì chỉ số tiếp tục đà tăng.

II. Cặp chỉ báo MACD + RSI

1. Khái niệm

a. Chỉ báo MACD

MACD thể hiện trạng thái sức mạnh xu hướng của biểu đồ giá. MACD được so sánh với đường Signal. MACD được xây dựng trên các đường trung bình động, vì thế nó là chỉ bám chậm. Chỉ báo MACD ít hữu ích hơn đối với các cổ phiếu không có xu hướng giao dịch.

Chỉ báo MACD nếu nằm trên ngưỡng 0 và lớn hơn đường Signal thì báo hiệu xu hướng Tăng. Nếu chỉ báo MACD nằm dưới ngưỡng 0 và nhỏ hơn đường Signal thì báo hiệu xu hướng Giảm.

>> Xem thêm: Sử dụng MACD trong giao dịch cổ phiếu

b. Chỉ báo RSI

RSI là chỉ báo đo lường mức độ dao động của giá, thể hiện độ mạnh yếu tương đối của chỉ số/cổ phiếu khi được so với với chính nó trong quá khứ.

Chỉ báo này dao động từ 0 đến 100. Khi RSI nằm dưới 30 cho thấy giá đang bị bán quá mức, khi RSI trên 70 thì giá đang bị mua quá mức. Quanh ngưỡng 50 được xem là vùng trung tính.

2. Ứng dụng

a. Chỉ báo MACD – xác định xu hướng trên khung đồ thị Weekly

Chỉ báo MACD nằm trên ngưỡng 0, MACD lớn hơn Signal và đồng thời MACD Histogram cũng vượt qua mức đỉnh cũ qua đó xác nhận cho xu hướng tăng của chỉ số được mở ra vào ngày 09/06/2017.

>> Xem thêm: Các công cụ phổ biến để xác định xu hướng: Đường MACD và Chỉ báo Parabolic SAR

b. Chỉ báo RSI – xác định vùng quá bán trong nhịp Tăng [Daily]

Chỉ báo RSI xuất hiện nhịp điều chỉnh và sau đó bật tăng lại qua ngưỡng trung tính 50, trên biểu đồ giá thì chỉ số cũng xuất hiện nhịp bứt phá khỏi khu vực điều chỉnh để tiếp tục đà tăng. Đây là thời điểm chúng ta cũng sẽ cân nhắc mua theo.

Từ sự so sánh trên chúng ta có thể thấy cặp chỉ báo RSI + MACD có độ trễ hơn so với cặp chỉ báo ADX + Stochastic. Điểm mua của cặp chỉ báo ADX + Stochastic sẽ nhanh nhạy hơn, thường là sẽ cân nhắc mua ngay khi chỉ số bật lại đầu tiên sau nhịp điều chỉnh. Trong khi đó, cặp chỉ báo RSI + MACD sẽ chỉ cho tín hiệu mua khi giá bứt qua khu vực điều chỉnh hoặc sau vài nhịp đã tạo đáy ngắn hạn thành công. Nhìn chung, khi sử dụng chỉ báo ADX + Stochastic thì mức độ chấp nhận rủi ro sẽ lớn hơn.

Nguyễn Lê Nguyên Vĩ - Bộ phận chiến lược thị trường

Công ty cổ phần chứng khoán TP. Hồ Chí Minh HSC

Video liên quan

Chủ Đề