Cách tính then bán nguyệt

Xin chào các bạn!

Mình Thanh Duy đây. Người luôn đồng hành cùng bạn trọng chương trình chia sẻ tài liệu, kiến thức và kinh nghiệm thực tế về Nghề Cơ Khí.

Ngày hôm nay mình sẽ tiếp tục chia sẻ đến bạn về Then, Dung sai lắp ghép Then và các Phương pháp lựa chọn kiểu lắp Then trong chế tạo máy.

Lý do mình chia sẻ kiến thức về Then là bời vì Then được dùng rất nhiều trong cơ khí chế tạo máy, và có vai trò cực kỳ quan trọng trong chuyển động. Chúng ta thường thấy mối lắp ghép Then ở Bánh răng. Bánh Vít, Bánh Đai, Tay Quay hay các khớp nối trên trục ..... và thực hiện chức năng truyền momen Xoắn hoặc dẫn hướng chính xác khi các chi tiết di chuyển dọc trục.

Khái niệm về Then: Then là dạng thanh hình trụ có tiết diện chữ nhật [đối với Then bằng] và hình bán nguyệt đối với Then bán nguyệt. Trên trục và trên bạc được làm các rãnh hình trụ có tiết diện tương ứng với các tiết diện của Then.

Phân Loại then thì thường có hai loại then là Then bằng và Then bán nguyệt và chúng ta thường và chủ yếu gặp then bằng nhiều hơn, đặc biệt là then lắp ghép giữa Bánh răng và trục bánh răng. Đối với mỗi ghép then bằng thì có Mối ghép giữa then và rãnh trên trục và mối ghép giữa then và rãnh trên bạc.

1. Về kích thước lắp ghép Then

Với chức năng truyền momen xoắn và dẫn hướng thì Lắp ghép then được thực hiện theo về mặt bên và theo kích thước b, Các kích thước thông số của Then được thể hiện theo hình dưới đây.

Miền dung sai kích thước b của Then được chọn là h9.

Miền dung sai kích thước b của Rãnh trục có thể chọn là N9 và H9

Miền dung sai kích thước b của rãnh bạc có thể chọn là JS9 hoặc D10

Vậy nên, Kiểu lắp thông dụng dùng trong sản xuất loạt lớn là Then lắp với trục kiểu N9/h9, và với bạc theo JS9/h9. Trong sản xuất đơn chiêc và loạt nhỏ thì kiểu lắp với trục theo kiểu P9/h9.

2. Chọn kiểu lắp ghép Then.

Tùy theo chức năng của mối ghép ren mà ta có thể lựa chọn các kiểu lắp ghép khác nhau phù hợp với môi trường làm việc.

* Trường hợp bạc cố định trên trục:

  • Khi lắp cố định trên trục và lắp chặt có độ dôi lớn thì chọn kiểu lắp N9/h9
  • Khi lắp cố định trên trục và lắp chặt có độ dôi nhỏ thì chọn kiểu lắp JS9/h9

Ta có sơ đồ lắp ghép và miền dung sai như sau:

* Trường hợp Then dẫn hướng và bạc di chuyển dọc:

Để đảm bảo bạc dịch chuyển dọc trục dễ dàng thì then lắp với bạc có độ hở lớn D10/h9.  Và then lắp có đội dôi lớn với trục là  N9/h9. [ Xem sơ đồ hình ảnh trên]

* Khi chiều dài của then lớn [L > 2d] 

Then lắp có độ hở với rãnh trục H9/h9 và rãnh bạc D10/h9. Độ hở của lắp ghép nhằm bồi thường cho sai số vị trí rãnh then. [ Xem sơ đồ hình ảnh trên]

Mặc dù vậy thì khi thiết kế mà chế tạo người ta cũng tuân theo chức năng và điều kiện làm việc để quy định về dung sai của mỗi ghép. Quy định dung sai của Then, của trục hay của bạc.

Tương tự như vậy thì trong các bài viết sau mình sẽ tiếp tục chia sẻ về Dung sai lắp ghép Then bán Nguyện và đặc biệt là Then hoa. Và mối ghép then hoa này được sử dụng khi cần truyền momen xoắn lớn và yêu cầu độ chính xác định tâm cao giữa trục và bạc khi mà mối ghép then không đáp ứng được thì ta phải sử dụng mối ghép Then hoa.

Cám ơn tất cả các bạn đã ghé thăm blog của mình. Hãy chia sẻ nếu bài viết có thể giúp được nhiều người nhé

Chúc các bạn luôn có nhiều sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc. Có nhiều cống hiến cho sự nghiệp Cơ Khí Việt Nam.

Hãy tặng Cơ khí Thanh Duy 1 like + 1 lời động viên nếu thấy bài viết có ích với bạn. Chia sẻ với mục đích: "Cho đi là nhận"

//cokhithanhduy.com/dung-sai-lap-ghep-tieu-chuan-phuong-phap-lua-chon-kieu-lap-trong-lap-ghep///cokhithanhduy.com/wp-content/uploads/2018/04/AVTTTT-1024x576.jpg//cokhithanhduy.com/wp-content/uploads/2018/04/AVTTTT-150x150.jpg2018-04-17T23:52:36+00:00ThanhDuyChi Tiết MáyDung sai - Đo lườngDung sai đo lườngGia công cơ khíTài liệu MIỄN PHÍVẽ Kỹ ThuậtCách lựa chọn kiểu lắp ghép then,cokhithanhduy,cokhithanhduy.com,dung sai lắp ghép then,dung sai lắp ghép then bán nguyệt,dung sai lắp ghép then bằng,Dung sai lắp ghép then hoa,dung sai lắp ghép then tiêu chuẩn,Kích thước lắp ghép then,lựa chọn kiểu lắp ghép then,Miền dung dai lắp ghép then,Tài liệu dung sai và lắp ghép cơ khí chế tạo máy

Dung sai lắp ghép Then tiêu chuẩn - Phương pháp lựa chọn kiểu lắp then trong lắp ghép Xin chào các bạn! Mình Thanh Duy đây. Người luôn đồng hành cùng bạn trọng chương trình chia sẻ tài liệu, kiến thức và kinh nghiệm thực tế về Nghề Cơ Khí. Ngày hôm...

AdministratorCokhithanhduy.com - Sống mãi cùng đam mêCokhithanhduy

MỐI GHÉP BẰNG THEN, THEN HOA, CHỐT

Ghép bằng then, then hoa, chốt là các loại lắp ghép tháo được. Các chi tiết ghép nhu then chốt là những chi tiết tiêu chuẩn. Kích thước của chúng được quy định trong các vãn bản tiêu chuẩn và được xác định theo đường kính trục và lỗ của các chi tiết bị ghép.
1. Ghép bằng then Ghép bằng then dùng để truyền mômen giữa các trục. Trong mối ghép bằng then, hai chi tiết bị ghép đều có rãnh then và chúng được ghép với nhau bằng then .

Then có nhiều loại, thường dùng có theri bằng, then bán nguyệt và then vát.



1.1. Then bằng
1.1.1. Cấu tạo
Then bằng có loại đầu tròn [A] và đầu vuông [B] [Hình 2]. Kích thước của then bằng được quy định TCVN 4216-86.


Hình 2. Then bằng

1.1.2. Ký hiệu Ký hiệu của then bằng gồm có tên gọi, các kích thước rộng [b], cao [h], dài [1] và số hiệu tiêu chuẩn của then.

1.1.3. Ví dụ

Then bằng A18 xl 1×100 TCVN 4216-86. A: Then bằng đầu tròn b = 18 h= 11 L= 100 TCVN 4216-86 là số hiệu tiêu chuẩn của then. Then bằng BI8 xllxlOOTCVN 4216-86. B: Then bằng đẫu vuông b= 18 h = 11 L = 100 TCVN 4216-86 là số hiệu tiêu chuẩn của then. Các kích thước rộng và cao của then được xác định theo đường kính của trục và lỗ của chi tiết bị ghép. Chiều dài 1 của then được xác định theo chiều dài của lỗ.

1.1.4. Mối ghép


Đầu tiên lắp then vào rãnh then của trục. Sau đó lấp trục vào lỗ ở mayơ. Bề mặt làm việc .của then là hai mặt bên [Hình 7-28]. Kích thước mặt cắt của then và rãnh then quy định trong TCVN 4216-86

 

Hình 2. Mặt cắt của then bằng và rãnh then

1.2. Then vát
1.2.1. Cấu tạo Then vát có kiểu đầu tròn [A], kiểu đầu vuông [B] và kiểu có mấu [Hình 7- 29]. Mặt trên của then vát có độ đốc bằng 1:100.

1.2.2. Ký hiệu

Ký hiệu của then vát gồm có: tên gọi các kích thước như chiều rộng, chiều cao, chiều dài và số hiệu tiêu chuẩn của then. Ví dụ: Then vát A 18x11x200 TCVN 4214-86.

Then vát BI8x11x200 TCVN 4214-86.

Hình 3a Then vát có mấu

Hình 3b. Then vát

1.2.3. Mối ghép
Khi lắp, then được đóng chặt vào rãnh của lỗ và trục, mặt trên và mặt dưới của then là các mặt tiếp xúc [Hình 3c].

Hình 3c. Mặt cắt của then vát và rãnh then

Kích thước mặt cắt của then và rãnh then vát được quy định trong TCVN 4214-86.
1.3. Then bán nguyệt
1.3.1. Cấu tạo
Then bán nguyệt có dạng hình bán nguyệt, rãnh then trên trục cũng có dạng hình bán nguyệt [Hình4].

hình 4a

1.3.2. Ký hỉệu
Ký hiệu của then bán nguyệt gồm có: Tên gọi, các kích thước chiều rộng, chiều cao và số hiệu tiêu chuẩn của then.

Khi lắp, hai mặt bên và mặt cong của then là các mặt tiếp xúc [Hình 4]. Kích thước mặt cắt của then và rãnh then bán nguyệt được quy định trong TCVN 4217-86.

hình 4b. Mặt cắt then bán nguyệt và rãnh then

2. Ghép bằng then hoa
2.1. Công dụng Mối ghép then hoa dùng dể truyền mômen lớn, thường dùng trong ngành động lực.

2.2. Phân loại

Then hoa gồm có các loại như: Then hoa răng chữ nhật, then hoa răng thân khai, then hoa răng tam giác. Then hoa có hình dạng phức tạp nên được vẽ quy ước theo TCVN 19-85 như sau:

a] Trên hình chiếu đường tròn và đường sinh mặt đỉnh răng của trục và của lỗ then hoa vẽ bằng nét liền đậm. Đường-tròn và đường sinh mặt đáy của trục và của lỗ then hoa vẽ bằng nét mảnh. Giới hạn phần răng đầy đủ và phần răng cạn của then hoa vẽ bằng nét liền mảnh [Hình 5].


  Hình 5. Then hoa vẽ theo quy ưóc

b] Trên hình cất dọc của lỗ và của trục then hoa, đường sinh mặt đáy răng vẽ bằng nét lién đậm; trên hình cắt ngang của trục và của lỗ then hoa, đường tròn đáy răng vẽ bằng nét liền mảnh. c] Đối vói then hoa răng thân khai, đường tròn và đường sinh mật chia vẽ bằng nét chấm gạch mảnh [Hình 6].

hình 6

d] Trong mối ghép then hoa, phần ăn khớp quy định chỉ vẽ phần trục then hoa [Hình 7].

Hình 7. Mối ghép then hoa

3. Ghép bằng chốt
3.1. ứng dụng
Chốt dùng để lắp ghép hay định vị các chi tiết với nhau. [Hình 8]

Hình 8

3.2. Phân loại
Chốt gồm có hai loại: Chốt trụ và chốt côn. Chốt côn có độ côn là 1:50. Đường kính của chốt trụ và đường kính đáy bé của chốt còn là đường kính danh nghĩa của chốt [Hình 9].

Hình 9. Chốt trụ và chốt côn

Chốt ]à chi úèí tiẻu chuản, kích thước của chúng dược quy định trong TCVN 2041 86 và TCVN 2042-86.
3.3. Ký hiệu chốt Ký hiệu chốt gồm có: tên gọi, đường kính danh nghĩa, kiểu lắp [đối với chốt trụ], chiều dài và số hiệu tiêu chuẩn của chốt. Ví dụ: Chốt trụ 10 X TCVN 2042-86. Chốt côn 10 X TCVN 2041-86. Để đảm bảo độ chính xác khi lắp, trong trường hợp định vị, người ta khoan đổng thời các lỗ trên các chi tiết bị ghép.

Ngoài hai loại chốt trụ và chốt côn ở trên, người ta còn dùng loại chốt có ren và có rãnh.

Video liên quan

Chủ Đề