Cách trị bướu cổ tại nhà

Bướu cổ là căn bệnh không còn xa lạ với nhiều người. Bệnh lý này thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu đi kèm với tình trạng cường giáp sẽ gây ra nhiều biến chứng xấu. Vậy, để biết điều trị bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp như thế nào, hãy tìm hiểu qua bài viết sau của MEDLATEC.

1. Tìm hiểu về bệnh cường giáp

Cường giáp là căn bệnh xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến việc sản xuất ra lượng hormone nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh này là bướu cổ. So với bướu cổ đơn thuần thì loại bướu ở người bị cường giáp sẽ nhỏ hơn nhưng lại rất nguy hiểm. Để điều trị bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và xác định nguyên nhân. Vậy có những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

Bướu cổ ở người bị bệnh cường giáp thường xuất hiện do mắc phải bệnh Graves

Nguyên nhân gây ra bướu cổ ở người bị cường giáp thường gặp nhất là do mắc phải bệnh Graves. Đây là một căn bệnh có xu hướng di truyền trong gia đình và gây ra rối loạn tự miễn dịch. Cụ thể là khiến cho cơ thể tạo ra kháng thể với mục đích kích thích việc tăng sản xuất hormone ở tuyến giáp. Vì hoạt động quá nhiều nên tuyến giáp sẽ bị phình to ra, dẫn đến hình thành bướu cổ.

Ngoài ra, bệnh còn có một số triệu chứng điển hình dưới đây:

  • Tim đập loạn nhịp.

  • Giảm cân bất thường.

  • Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt.

  • Khó ngủ.

  • Mồ hôi ra nhiều bất thường.

  • Bị rối loạn giấc ngủ.

  • Tiêu chảy không rõ nguyên nhân.

  • Run tay.

  • Tính cách rất dễ nổi nóng.

  • Khả năng chịu nóng kém.

Khi xuất hiện bướu cổ kèm với những triệu chứng trên, cần phải đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám. Bác sĩ sẽ căn cứ vào từng trường hợp để đưa ra phương pháp điều trị bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp sao cho hiệu quả, tiết kiệm.

2. Biến chứng của bướu cổ ở người bị bệnh cường giáp

Bướu cổ ở người bị bệnh cường giáp sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Loãng xương: Khi tuyến giáp hoạt động mạnh mẽ và sản xuất ra quá nhiều hormone sẽ khiến cho sự gắn kết giữa xương với canxi cũng như tế bào hay tổ chức phía trong xương gặp ảnh hưởng. Điều này là nguyên nhân dẫn đến xương của người bệnh rất giòn và dễ gãy.

  • Suy tim hoặc rối loạn nhịp tim: Đây là biến chứng rất nguy hiểm nếu phương pháp điều trị bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp không đạt hiệu quả mong muốn. Thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu như không được kiểm soát tốt.

  • Gặp các vấn đề về mắt: Lồi mắt là biến chứng dễ gặp nhất. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị đỏ mắt, song thị, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng hay thậm chí là mất thị lực hoàn toàn,…

Bướu cổ ở người bị bệnh cường giáp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

  • Đỏ và sưng da: Biến chứng này thường xuất hiện trong trường hợp bướu cổ ở người bị cường giáp do mắc bệnh Graves.

  • Nhiễm độc tuyến giáp: Xảy ra khi lượng hormone mà tuyến giáp sản xuất ra quá lớn. Khi gặp phải biến chứng này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như mê sảng, sốt cao và nhịp tim nhanh,… Lúc này, cần phải có phương pháp can thiệp kịp thời để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

3. Phương pháp chẩn đoán bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp

Ngoài việc thăm khám lâm sàng ra, để chẩn đoán bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp sau:

  • Siêu âm tuyến giáp: Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ xác định được kích thước của tuyến giáp. Khi xuất hiện bướu cổ, thể tích tuyến giáp của người bị cường giáp sẽ lên đến 20g. Kèm theo đó là hiện tượng tăng sinh mạch máu và sự bất đồng của cấu trúc nhu mô tuyến giáp.

  • Xét nghiệm TRAb: Mục đích của xét nghiệm này là phát hiện ra sự tồn tại của tự kháng thể thông qua nồng độ TRAb có trong máu. Đồng nghĩa với việc xác định liệu có xuất hiện bướu ở bệnh nhân bị cường giáp hay không.

  • Xét nghiệm TSI: Thông qua nồng độ TSI, bác sĩ có thể biết được tình trạng của tuyến giáp. Tuy nhiên, để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác, cần kết hợp thêm với những phương pháp khác như siêu âm, chụp cộng hưởng từ tuyến giáp hoặc xạ hình tuyến giáp và xét nghiệm FT3, FT4, TSH.

Phương pháp siêu âm có thể phát hiện được sự bất thường của kích thước tuyến giáp

4. Cách điều trị bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp

Bởi vì khá nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng, nên cần phải điều trị bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp sớm và đúng cách. Dựa vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định 1 trong 3 phương pháp sau:

4.1. Điều trị nội khoa

Đây là phương pháp điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng giáp có tác dụng trong việc ngăn chặn tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Những loại thuốc thường được chỉ định, đó là: Carbimazole, Methimazole hoặc PTU.

Điều trị nội khoa được ưu tiên áp dụng khi bướu ở người bị cường giáp vừa mới xuất hiện và chưa gây ra nhiều biến chứng. Với phương pháp này, người bệnh sẽ điều trị trong một thời gian dài, từ 12 cho đến 18 tháng. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại khá cao.

4.2. Sử dụng i-ốt phóng xạ

Mục đích của phương pháp điều trị này là sử dụng i-ốt phóng xạ để thu nhỏ bướu cổ lại. Đồng thời, giúp cho tình trạng hoạt động quá công suất của tuyến giáp có thể trở lại bình thường. Tuy nhiên, phương pháp này không thể áp dụng đối với trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Điều trị bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp phải đúng cách và kịp thời

4.3. Phẫu thuật tuyến giáp

Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp bướu cổ quá to hoặc người bệnh dùng thuốc kháng giáp hoặc sử dụng i-ốt phóng xạ không có hiệu quả. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp và chỉ để lại một phần nhỏ để duy trì việc sản xuất hormone.

Người bệnh có thể bị một số biến chứng sau phẫu thuật như hạ canxi máu, khàn tiếng hoặc nhiễm trùng vết mổ,… Tuy nhiên, tỷ lệ gặp phải rất thấp.

Ngoài áp dụng các phương pháp điều trị trên, người bệnh cần phải nghỉ ngơi và xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý bằng cách bổ sung những loại thực phẩm dưới đây:

  • Các loại rau như súp lơ, bông cải xanh và bắp cải,…

  • Các loại quả có có chứa chất chống oxy hoá như cà chua, việt quật, kiwi,…

  • Omega3 có trong quả óc chó, cá hồi hoặc dầu ô liu,…

  • Các loại hạt như óc chó, hạt bí, hạnh nhân,…

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa.

Điều trị bướu cổ cho người bị bệnh cường giáp cần phải kịp thời và đúng cách để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay qua đường dây nóng của Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Bướu cổ là bệnh lý tuyến giáp thường gặp, biểu hiện rõ ràng nhất là phần cổ của bệnh nhân bị phồng to ra so với kích thường bình thường. Ban đầu khi bướu còn nhỏ rất khó để nhận biết bằng mắt thường, chỉ có thể cảm nhận thông qua cảm giác ở cổ họng như khó nuốt, khó thở.

1. Bệnh bướu cổ là gì?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng, có hình dạng con bướm và nằm ở vùng cổ, đóng vai trò trong việc sản sinh các chất điều hòa hoạt động phát triển của cơ thể. Tuyến giáp có vấn đề và bị phình ra khiến cổ bị sưng lên thành hình bướu, do vậy có tên gọi bướu cổ. Có 3 dạng chính của bệnh là:

- Bướu giáp đơn thuần: Chiếm đa số, đây là do tuyến giáp bị sưng lên và hormone tuyến giáp không thay đổi.

- Bướu giáp độc tính: là bướu giáp không đồng nhất bên cạnh tổ chức lành mạnh thường phối hợp với nhiều cấu trúc tự động gây tăng hoạt giáp như u tuyến độc.

- Các viêm tuyến giáp có triệu chứng bướu giáp: Nguyên nhân do sự tăng hoặc giảm lượng hormone tuyến giáp quá mức so với bình thường.

- U lành tính tuyến giáp: U tuyến giáp lành tính là những khối u [bướu] chứa đầy chất rắn hoặc chất lỏng hình thành trong tuyến giáp, chẩn đoán và điều trị khối u tuyến giáp lành tính tương đối dễ dàng.

- Ung thư tuyến giáp: Đây là dạng nặng nhất và những triệu chứng ban đầu rất dễ nhầm lẫn với bướu cổ lành tính. Hiện nay phẫu thuật là phương pháp ưu tiên để điều trị ung thư tuyến giáp và có tỷ lệ thành công khá cao.

Tuyến giáp phình ra gây bướu cổ do cường giáp

2. Ảnh hưởng của Bệnh bướu cổ đến sức khỏe

Bướu cổ lành tính mà kích thước quá lớn cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày như: ăn uống khó nuốt, nói năng không rõ tiếng, thậm chí có những trường hợp bị khó thở do bướu chèn ép đường thở. Không những thế bệnh còn gây mất thẩm mỹ, nhất là chị em phụ nữ - những đối tượng có khả năng mắc bướu cổ cao hơn đàn ông.

Bướu cổ do nguyên nhân rối loạn hormone tuyến giáp sẽ khiến bệnh nhân bị tăng giảm cân đột ngột, hay mệt mỏi kiệt sức, mất ngủ, tóc rụng, luôn trong trạng thái hồi hộp lo lắng.

Trong trường hợp tệ nhất, bạn bị bướu cổ ác tính hay ung thư tuyến giáp. Bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các bộ phận xung quanh, cụ thể là dây thanh quản khiến người bệnh bị khàn tiếng, nếu biến chứng nặng bệnh nhân có thể bị khàn tiếng vĩnh viễn. Nếu không được phẫu thuật hoặc xạ trị ung thư kịp thời sẽ khiến khối “bướu” di căn đến khu vực khác trên cơ thể như gan, phổi, xương, não,...

Ung thư tuyến giáp nếu không điều trị kịp thời sẽ bị di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể

3. Những biện pháp ngăn ngừa bệnh bướu cổ hiệu quả

3.1. Bổ sung các nguyên tố vi lượng cần thiết

I-ốt đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp các hormone tuyến giáp, do vậy nguyên nhân chính dẫn đến bướu cổ hay các bệnh lý tuyến giáp là vì sự thiếu hụt một phần i-ốt. Chúng ta có thể bổ xung i-ốt thông qua các thức ăn thường ngày như muối, bánh mì, sữa,... nhưng nếu nghi ngờ tuyến giáp của bản thân hoạt động kém thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng vitamin D và selen, đây là 2 yếu tố giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp.

Thông thường, 200mg selen mỗi ngày là đủ để giảm lượng kháng thể tuyến giáp. Còn đối với Vitamin D bạn nên kiểm tra xem cơ thể có bị thiếu hụt hay không sau đó mới bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.

3.2. Không nên ăn một số loại thực phẩm ảnh hưởng đến tuyến giáp

Các rau thuộc họ cải như: cải xoong, cải xoăn, bắp cải, súp lơ,... là những loại thực phẩm thường ngày cung cấp nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên ăn quá nhiều hoặc chế biến không đúng cách sẽ ảnh hưởng phần nào đến tuyến giáp. Goitrogens hay yếu tố kích thích bướu cổ phát triển còn tồn tại rất nhiều trong các loại rau trên nếu chúng không được nấu chín, chất này còn can thiệp vào quá trình tổng hợp các hormon tuyến giáp. Tuy rằng chúng bị bất hoạt khi nấu chín kỹ nhưng bạn cũng nên ăn một cách điều độ.

Hạn chế ăn một số loại rau thuộc họ cải để phòng ngừa các bệnh về tuyến giáp

Tránh tiếp xúc với những yếu tố độc hại từ môi trường

Theo như nghiên cứu của Viện khoa học Y tế Mỹ thì việc tiếp xúc lâu dài với những chất gây rối loạn nội tiết sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Trong đó chất perfluorinated có trong áo mưa, thảm sàn,... có liên quan phần nào đến các bệnh tuyến giáp.

Ngoài ra, theo như một số nghiên cứu thì một số chất có trong nhựa cứng hoặc nhựa đóng hộp cũng gây nên rối loạn nồng độ hormone tuyến giáp. Do vậy bạn nên sử dụng hộp thủy tinh, sứ,... để bảo quản thức ăn thay bằng những hộp nhựa.

Ngoài ra nếu bạn đã từng xạ trị chữa bệnh trong quá khứ thì sau này nguy cơ bị bướu cổ của bạn là khá cao.

Mặc dù không thể tránh được việc tiếp xúc với những vật dụng trên, tuy nhiên cũng nên hạn chế tối đa để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh bướu cổ.

4. Phương pháp điều trị bướu cổ

Tùy vào loại bướu cổ mà sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau.

Đối với bệnh bướu cổ lành tính, nhiều trường hợp bướu nhỏ không thay đổi chức năng tuyến giáp chỉ cần theo dõi không điều trị. Có nhiều trường hợp thể điều trị nội khoa, sử dụng các loại thuốc để điều chỉnh hormone tuyến giáp về mức bình thường. Phương pháp này cũng được sử dụng với bướu cổ do rối loạn hormone tuyến giáp gây nên. Tuy nhiên việc điều trị phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, cần phải đi khám định kỳ để kiểm tra lượng hormone sau một thời gian sử dụng thuốc.

Phẫu thuật tuyến giáp là phương pháp khuyên dùng khi bướu có kích thước lớn gây ảnh hưởng nặng nề, tùy thuộc và tính trạng bệnh nhân mà bác sỹ quyết định sẽ cắt thùy, cắt toàn bộ giáp, cắt eo giáp, cắt giáp gần trọn,...

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật bướu cổ hay không

Xạ trị i-ốt 131 hay xạ trị tuyến giáp là phương pháp để điều trị ung thư tuyến giáp. Sau khi cho bệnh nhân uống i-ốt phóng xạ, chất này sẽ theo máu đến tuyến giáp để phá hủy các tế bào, mức độ hiệu quả lên đến 90%. Biến chứng của phương pháp là khiến tuyến giáp hoạt động kém nhưng trường hợp này rất hiếm xảy ra.

Bạn nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh và ăn uống đảm bảo để giúp bản thân tránh được những nguy cơ mắc bệnh bướu cổ. Nếu bản thân nghi ngờ bị bướu cổ hãy đi khám để được chẩn đoán một cách chính xác nhất. Điều trị càng sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh và không để lại di chứng càng cao.

Nếu có vấn đề thắc mắc về bệnh bướu cổ hãy liên hệ MEDLATEC thông qua số điện thoại 1900 56 56 56 để nhận được tư vấn từ những chuyên gia ung bướu hàng đầu tại Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề