Cách viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn cách làm dạng đề viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật. Mời các bạn tham khảo!

Cách làm dạng đề phân tích,cảm nhận nhân vật trong tác phẩm

Đây là dạng đề không mới, nhưng hiện nay, xu hướng đề bài chỉ tập trung phân tích một vài khía cạnh của nhân vật, nhất là nghệ thuật xây dựng nhân vật, nên ít nhiều gây bỡ ngỡ cho học sinh.

Dàn ý chung:

Mở bài :

+Giới thiệu tác giả tác phẩm, nhân vật

+Giới thiệu vấn đề nghị luận

Thân bài :

1/ Ý khái quát : Vài nét về tác giả tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của tác phẩm
2/ Phân tích nhân vật theo yêu cầu đề. Có thể chia nhỏ thành các luận điểm :

+ Cuộc đời,Số phận, hoàn cảnhgia đình

+ Ngoại hình

+ Tài năng

+ Tính cách, quan điểm sống,..

+ Phẩm chất

+ Diễn biến tâm trạng.

+ Hành động, lời nói

+ Mối quan hệ với cộngđồng, xã hội

+

Mỗi nhân vật được nhà văn xây dựng theo một phương thức riêng.. Có nhân vật thiên về hành động ( ví dụ Trương Phi- Tam quốc diễn nghĩa ) , có nhân vật thiên về diễn biến tâm trạng và hành động ( Mị- Vợ chồng A phủ ), hoặc có nhân vật lại thiên về diễn biến tâm trạng ( Bà cụ Tứ- Vợ Nhặt ), hoặc có những nhân vật kịch ( Trương Ba, Vũ Như Tô) lại thiên về lời nói và hành động kịch. Bởi vậy khi phân tích nhân vật, chúng ta không nhất thiết phải phân tích hết những luận điểm trên. Phân tích nhânvật phải đặt trong mối tương quan với các nhân vật khác, với toàn bộ thiên truyện.

Đề bài yêu cầu phân tích một khía cạnh của nhân vật ( Ví dụ phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao Duyên) thì chỉ chú ý phân tích kĩ khía cạnh đó để làm nổi bật vấn đề. Không sa đà kể lể về cuộc đời, hoàn cảnh sống, ngoại hình, của nhân vật.

Đề bài yêu cầu phân tích nhân vật để chứng minh nhận định thì cần chú ý phân tích những khía cạnh của nhân vật để làm nổi bật vấn đề, chứng minh, làm rõ nhận định đó.

Trong quá trình phân tích có thể so sánh với nhân vật khác để làm nổi bật vấn đề. Lưu ý : so sánh với các nhân vật có điểm tương đồng hoặc cùng thời kì, cùng chủ đề
3/Đánh giá về nhân vật:
+ Ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thành công ở mặt nào: tâm lí, số phận, tính cách phẩm chất, tư tưởng; những thủ pháp và hình ảnh chi tiết đi gắn liền, làm nên nhân vật; ngôn ngữ nhân vật; cách kể về nhân vật

Kết bài: Có thể đánh giá chung về nhân vật đó, khẳng định giá trị của tác phẩm.

Ví dụ minh họa :

1/Cảm nhận của em về hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Đáp án :hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

2/Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tùcủa Nguyễn Tuân?

Đáp án:Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tùcủa Nguyễn Tuân

3/ Tuỳ bút Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc, nơi ông đã khám phá ra chất vàng của thiên nhiên cùng thứ vàng mười đã qua thử lửa ở tâm hồn của những người lao động.
Anh (chị) hãy làm rõ thứ vàng mười đã qua thử lửa ở nhân vật người lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
Đáp án :thứ vàng mười đã qua thử lửa ở nhân vật người lái đò
4. Nhân vật Mị :
Trong bài cảm nghĩ về chuyện Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài viết:
Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt
( Tác phẩm văn học 1930- 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990, trang 71)
Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ ( đoạn trích được học) của Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Đáp án :Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

Cảm nhận nhân vật Huấn Cao

Có lẽ trên đời ít có nhà văn nào như Nguyễn Tuân, trọn đời đi tìm cái đẹp. Người tìm cái đẹp trong muôn hình vạn trạng của cuộc sống, và tái hiện cái đẹp bằng tài hoa của mình. Chỉ có ở Nguyễn Tuân ta mới tìm thấy sự giao thoa kim cổ tài tình, ngôn ngữ văn học tinh tế, đạt đến sự hoàn thiện của chân - thiện - mỹ. Trước Cách mạng tháng Tám, trong sự bất hòa sâu sắc với xã hội đương thời, Nguyễn Tuân lội ngược dòng trở về tìm kiếm những nét đẹp xưa cũ, những tinh túy chắt chiu từ ngàn đời trong văn hóa dân tộc. Những tinh hoa ấy văn nhân gói ghém trọn vẹn trong tập "Vang bóng một thời". Trong đó, đặc sắc nhất phải kể đến tác phẩm "Chữ người tử tù" với hình tượng nhân vật Huấn Cao.

Nếu Nguyễn Tuân là một "kì nhân" của nền văn học Việt, thì Huấn Cao là "kì nhân" trong vũ trụ văn học Nguyễn Tuân. Nhân vật này là kết tinh tài hoa trong ngòi bút cả đời của nhà văn, mang trọn vẹn phẩm chất của một người quân tử, cốt cách thanh cao và là điển hình cho bút pháp xây dựng hình tượng nhân vật lý tưởng của nhà văn. Dẫu bị coi là tên phản nghịch vì là thủ lĩnh của những kẻ ngang tàng dám đứng lên chống lại triều đình, bị kết án, giam cầm, trở thành kẻ tử tù chờ ngày ra pháp trường xử chém, Huấn Cao vẫn ung dung, không một chút nao núng. Bởi lẽ, "hữu xạ tự nhiên hương", người không cần chứng minh cốt cách anh hùng với những kẻ phàm phu tục tử kia làm gì. Với bút lực dồi dào và niềm say mê cái đẹp, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao với những nét nổi bật: một nho sĩ tài hoa, một trang anh hùng hào kiệt văn võ song toàn và một người có thiên lương trong sáng.

Trước hết, Huấn Cao hiện lên là một nho sĩ tài hoa. Nguyễn Tuân khắc họa nét tài hoa ấy bằng một cái tài rất cụ thể - tài viết chữ đẹp. Qua lời đồn mang tính chất ca tụng, Huấn Cao như một truyền kỳ của người dân tỉnh Sơn bởi cái tài viết chữ "nhanh và đẹp". Phải biết rằng chữ Hán là loại chữ tượng hình và viết chữ Hán là một loại nghệ thuật đã được gọi tên: Thư pháp. Để có được nét chữ thư pháp đẹp, chỉ chăm chỉ luyện tập cho quen tay là chưa đủ. Chẳng phải tự nhiên mà ông bà ta có câu: "Nét chữ nết người." Chữ thư pháp là nghệ thuật phản ánh trọn vẹn tài hoa, cốt cách thanh cao của một người nghệ sĩ. Để viết được chữ thư pháp, người viết cần dày công khổ luyện; song muốn viết chữ thư pháp đẹp, người ấy phải thực sự mang trong mình cái tài hoa hiếm có. Vậy mà Huấn Cao không chỉ viết chữ đẹp, còn viết chữ đẹp nổi tiếng cả vùng tỉnh Sơn. Thử nghĩ mà xem: Người phải tài hoa tới đâu mà nét chữ được người dân cả một vùng khen ngợi, tới mức dẫu chưa thấy người, chưa xem chữ nhưng viên quản ngục và thầy thơ lại của một huyện nhỏ hẻo lánh cũng biết đến và đem lòng ngưỡng mộ. Người phải tài hoa tới đâu mà dẫu đã trở thành một kẻ tử tù, chữ của người vẫn là sở nguyện cháy bỏng của viên quản ngục, ngày đêm ước ao có được một bức để treo trong nhà. Tài hoa của Huấn Cao đã được Nguyễn Tuân khẳng định một cách gián tiếp nhưng vô cùng hiệu quả, thông qua lời đồn của người dân tỉnh Sơn, qua lời quản ngục và thầy thơ lại, qua mong ước của quản ngục và cả những lần biệt đãi,... Huấn Cao, dù chưa xuất hiện, song đã gây ấn tượng với người đọc về cái tài, cái cốt cách của một nho sĩ.

Không chỉ là một nho sĩ tài hoa thông thường, qua lời viên quản ngục, Huấn Cao còn có tài "bẻ khóa, vượt ngục". Tới đây ta có thể khẳng định Huấn Cao là một người văn võ song toàn. Ở Huấn Cao, dù chưa gặp mặt, ta thấy cái dáng vẻ của một kẻ chọc trời khuấy nước. Kẻ ấy ngang tàng đến nỗi dám đứng lên cầm đầu một đội quân, khởi nghĩa chống lại triều đình; để rồi đến khi sa cơ, trở thành một kẻ tử tù, vẫn khiến cho người ta kinh sợ bởi cái tài phá cũi sổ lồng. Người tài hoa tựa như cánh chim đại bàng, có lồng nào giam giữ nổi?

Chỉ hai chi tiết nhỏ ở đầu truyện, qua lời của viên quản ngục và thầy thơ lại, ta đã thấy được trọn vẹn Huấn Cao là một người tài hoa siêu việt. Huấn Cao không phải là một người chỉ mang chút tài mọn con con ở đời, người là bậc trí dũng song toàn, mà nổi bật hơn cả là biệt tài thư pháp. Nguyễn Tuân, dẫu khắc họa nhân vật là người tài hoa vượt bậc, song không hề tỏ ra chủ quan, không biến Huấn Cao trở thành kẻ "ta đây". Bởi lẽ, tài năng của Huấn Cao hoàn toàn được công nhận và truyền đạt từ người khác, đó là những người dân tỉnh Sơn, là viên quản ngục và thầy thơ lại. Huấn Cao thực sự là một người tài hoa đáng ngưỡng mộ.

Thứ hai, khi xuất hiện, Huấn Cao tỏ rõ là một người có khí phách hiên ngang. Ngay khi vừa xuất hiện, ta thấy ở Huấn Cao cái vẻ ngang tàng, ngạo nghễ. Ông không thèm chấp lời tên lính áp giải tù binh: "Các người chả phải tập nữa. Mai mốt chi đây sẽ có người sành sõi dẫn các người ra làm trò ở pháp trường. Bấy giờ tha hồ mà tập. Đứng dậy không ông lại phết cho mấy hèo bây giờ." Đối với Huấn Cao, ấy chỉ là mấy lời trẻ con. Với một kẻ đã chọc trời khuấy nước, dám đứng lên chống lại triều đình, thì mấy tên lính cỏn con, tay sai của triều đình ấy, há có thể làm ông run sợ? Trước lời nói bông đùa có ý hăm dọa, Huấn Cao chỉ lạnh lùng, "chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thành gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái". Hành động giỗ gông tỏ rõ sự coi thường không chỉ với mấy tên lính và nhà tù, mà thể hiện thái độ khinh khỉnh với cả triều đình, chế độ đã khoác lên cổ ông cái gông ấy. Huấn Cao chỉ coi cái gông ấy như một món đồ trang trí, không có giá trị gì, và dù phải đeo gông, ông cũng chẳng hề run sợ. Đã đeo gông thì phải đeo sao cho thoải mái, vậy nên ông ngang nhiên dỗ gông trước mặt tất cả những kẻ đang cầm tù mình.

Không chỉ vậy, khí phách hiên ngang của Huấn Cao còn thể hiện ở cách ông tiếp nhận rượu thịt của viên quản ngục. Ông “thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng bình lúc chưa bị giam cầm." Đó không phải tư thái của một người sa chân vào chốn ngục tù, đó là tư thái của kẻ làm chủ hoàn cảnh, làm chủ cuộc đời mình, ngạo nghễ coi khinh những kẻ tầm thường ngoài kia. Có mấy ai, đối diện trước cái chết đã được báo trước, có được khí phách hiên ngang như thế?

Tuy nhiên, Huấn Cao không phải là kẻ cậy tài ra oai, mà là người sống với thiên lương trong sáng. Ông hiện lên với cái tâm trong sáng bên cạnh tài hoa hơn người; là người có tâm hồn lương thiện sau vẻ khinh bạc lạnh lùng. Huấn Cao chỉ ngạo nghễ, khinh nhờn với bạo lực, với những kẻ có nhân cách tầm thường. Đối với những người lương thiện, ông đối xử tinh tế và chân thành đến tột cùng.

Thiên lương trong sáng của Huấn Cao thể hiện rất rõ trong cách ông đối xử với viên quản ngục. Ban đầu, ông xem thường quản ngục chỉ là kẻ tiểu nhân thị oai. Trước sự biệt đãi hậu hĩnh của viên quản ngục, Huấn Cao thản nhiên nhận lấy, song tỏ ra khinh miệt đến tàn nhẫn: "Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây." Ấy nhưng khi biết rõ tấm lòng quản ngục, Huấn Cao đồng ý cho chữ ngay. Chữ của Huấn Cao vốn là một thứ quý giá, bởi với Huấn Cao, ông "không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ". Cả đời ông mới chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân. Nhận viết chữ cho viên quản ngục, nghĩa là Huấn Cao bằng lòng xem viên quản ngục ấy là tri kỉ, và còn cảm thán vì suýt chút nữa "ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Cái thiên lương trong sáng của Huấn Cao thể hiện rất rõ trong hành động đồng ý cho chữ, ông không ngần ngại thân phận quản ngục, càng không đem lòng thù ghét triều đình trút lên người viên quan nhỏ bé ấy. Ông nhận cho chữ vì cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài, vì tiếc thương một tấm lòng trong thiên hạ.

Thiên lương trong sáng của Huấn Cao còn được thể hiện trong lời khuyên của ông dành cho quản ngục: "Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nói lên những hoài bão tung hoành của một đời con người. (...) Ta bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, hãy thoát khỏi cái nghề này đi, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi." Bằng thiên lương trong sáng của mình, Huấn Cao nhận ra tâm hồn đẹp của quản ngục, và thật lòng khuyên quản ngục gìn giữ lấy thiên lương và nét lương thiện của mình. Cái đẹp, ở đây là con chữ, đại diện cho thiên lương trong sáng, cốt cách và tài hoa của Huấn Cao, có thể được sinh ra, và đã được sinh ra ở nơi lem luốc bẩn thỉu, nơi tột cùng cái ác - nhà tù. Nhưng cái đẹp ấy không thể tồn tại song song cùng cái xấu, cái ác, mà cần được bảo vệ, gìn giữ ở nơi thanh sạch, trong lành. Huấn Cao khuyên quản ngục rời chốn nhà tù rồi mới nghĩ đến thú chơi chữ, ấy là khuyên người ta hãy giữ lấy cái thiên lương lành vững và giữ tấm lòng lương thiện vậy.

Huấn Cao là nhân vật mang những phẩm chất tuyệt đẹp của người anh hùng, là kết tinh tài hoa dưới ngòi bút Nguyễn Tuân. Cái tài, cái đẹp đã chiến thắng trước cái xấu, cái ác, cái dơ bẩn. Thông qua hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã khéo léo bộc lộ tình yêu nước và tinh thần dân tộc thầm kín của mình.

 

Cảm nhận hình tượng nhân vật Chí Phèo 

Chí Phèo – một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ, một con người điển hình. Bản chất của Chí Phèo là một con người lương thiện, luôn khao khát được sống như một người bình thường, muốn sống lương thiện nhưng lại bị xã hội lúc bấy giờ biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Bi kịch này bắt đầu diễn ra trong nội tâm Chí Phèo khi hắn gặp Thị Nở với “bát cháo hành”. Chính tình yêu Chí Phèo – Thị Nở đã đánh thức con người lương thiện của hắn. Hay nói cách khác chính sự xuất hiện của Thị đã cứu Chí Phèo thoát khỏi tấn bi kịch đó dù chỉ là trong phút chốc.

Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao. Trên cơ sở người thật, việc thật ở quê mình, tác giả đã hư cấu, sang tạo nên bức tranh hiện thực sống động về xã hội nông thôn Việt Nam trước CMT8 với tất cả sự tăm tối, ngột ngạt cùng bao nhiêu bi kịch đau đớn, kinh hoàng… Dù có được đặt tên là Cái lò gạch cũ, Đôi lứa xứng đôi hay Chí Phèo thì tác phẩm ấy vẫn được nhận ra bởi giá trị hiện thực và nhân đạo vô cùng to lớn của nó.

 

Nhân vật chính Chí Phèo là đại diện điển hình cho bi kịch của những người nôn dân bị tha hoá trong xã hội cũ. Nhưng những cảnh ngộ cùng quẫn, bi đát trong caí xã hội ấy đã không thể làm cho những người dân quê khốn khổ như Chí Phèo mất đi niềm khao khát được sống tốt đẹp và lương thiện. Trong con người họ lúc nào cũng luôn âm ỉ một sự phản khánh vô cùng mạnh mẻ.

Một chút về Chí Phèo, ta có thể thấy hắn là một đưa con rơi, ra đời trong cái lò gạch cũ, lớn lên bằng tình thương bố thí của những người nghèo. Khi lớn lên làm canh điền trong nhà Bá Kiến lại bị vợ ba Bá Kiến gọi lên “bóp chân”; Bá Kiến sanh long ghen tuông nên đưa đi tù. Thời gian sau, Chí Phèo lại trở thành “con quỷ dữ của làng “Vũ Đại” tác oai tác quái dân lành. Chí Phèo chìm trong cơn say, chỉ có một lần hắn tỉnh thật sự vào một buối sáng (đã được Thị Nở đánh thức). Nhưng rồi tình yêu bị đổ vỡ. Bế tắc, đi tìm lương thiện, hắn giết Bá Kiến rồi tự giết mình. Chí Phèo chết nhưng chưa hết truyện. Thị Nở “nhìn nhanh xuống bụng” và “và thoáng hiện ra cái lò gạch cũ”. Một “Chí Phèo con” sắp ra đời. Cách sắp xếp khá tinh tế độc đáo. Cứ mỗi lần Chí Phèo ngoi lên thì lại bị cuộc đời này đè xuống. Khiến người đọc phải theo dõi liên tục không thể rời được.

Hay cho Nam Cao khi xây dựng được một chiều diễn biến tâm lý nhân vật thật xuất sắc. Ta có thể nhận thấy dễ dàng nhất ở đoạn Chí Phèo mở mắt thì trời đã sang… Một lần hắn tỉnh. Những thanh sắc cuộc sống “mặt trời chắc đã cao”, “tiếng chim ríu rít” lại hiện lên mặc dù hắn đang ở trong cái lều ẩm thấp. Lần đầu tiên hắn tỉnh, và cũng là lần đầu tiên hắn có những rung động với trước cuộc sống. Hắn nghe “tiếng cười nói của những người đi chợ”, “nghe tiếng thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”.

– Rồi những kỉ niệm xưa lại hiện về. Có lần hắn ước ao “một gia đình nho nhỏ. Chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải…mặc dù chỉ là mơ hồ.

– Từ đấy hắn cảm thấy buồn cô độc.

+ Cái diễn biến tâm lí của một con quỷ đang hướng về lương thiện.

Trong truyện ngắn Chí Phèo, quá trình bị cự tuyệt quyền làm người thật ra đã bắt đầu từ lâu, diễn ra đồng thời với quá trình bị tha hoá. Tiếng chửi ngay từ đầu tác phẩm đã thể hiện điều đó.Chí cất lên tiếng chửi trời, chửi đời, chửi làng xóm, tất cả mọi người – những kẻ không chửi lại, cả những kẻ đã đẻ ra hắn. Tiếng chửi ấy như là tiếng hát để được giải thoát, vu vơ, ngân ngơ của một thằng say. Vậy mà nó thật trừu tượng mà cụ thể, xa đến gần, có thứ tự và vô cùng văn vẻ. Tiếng chửi là khao khát được giao tiếp với đời dù là hình thức giao tiếp hạ đẳng nhất.nhưng nó lại không được ai đáp lại cả. Nhưng phải từ khi gặp Thị Nở, tức là từ khi Chí Phèo thức tỉnh, bi kịch mới thật sự bắt đầu.

Chí Phèo ngạc nhiên,xúc động khi Thị Nở bê bát cháo hành sang cho Chí Phèo. Hương vị cháo hạnh là hương vị của tình yêu chân thành, hạnh phúc giản dị mà to lớn. Rồi liên tiếp, Chí Phèo đều cảm thấy hơi cháo hành thoang thoảng trong mũi. Lần đầu là khi Thị từ chối, hắn nghĩ ngợi một tí, rồi hình như hiểu, hiểu mình đã có quá nhiều tội lỗi, ngẩn người ra để tự hổi làm sao để trở lại làm một con người bình thường?! Lần thứ hai là lần quyết định hành động, hắn uống thật nhiều rượu nhưng càng uống lại càng tình, tình ra lại buồn, lúc đó hơi cháo hành lại thoang thoảng xuất hiện, đó là ý nghĩa biểu trưng, hắn lại nghĩ đến Thị, phân vân giữa việc làm người và một con quỹ, đó chính là ước mơ lương thiện, làm một con người như mọi người! Rồi đến lúc gặp mặt Bá Kiến, những hành động đó mới là tư thế làm người cuối cùng trước khi chết của Chí Phèo.

Một Chí Phèo tỉnh đã giết chết 1 Chí Phèo say. Chí Phèo bằng xương, bằng thịt đã chết nhưng còn lại trong lọng người đọc là Chí Phèo đòi quyền sống, đang dõng dạc đòi làm người lương thiện. Như vậy, khi ý thức nhân phẩm đã trở về, Chí Phèo không bằng lòng sống như trước nữa. Và Chí Phèo chết trong bi kịck đau đớn, chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống. Đây khong thể là hành động lưu manh mà là sự vùng lên tuyệt vọng của người nông dân khi thức tỉnh cuộc sống. Mang đậm giá trị tố cáo rất cao, lên án giai cấp pk thống trị tha hoá, những bị kịch như vậy sẽ còn tiếp diễn.

 

Cảm nhận về nhân vật lão Hạc mẫu 6

Lão Hạc là một lão nông nghèo nhưng có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng quý. Nhân vật Lão Hạc là nhân vật điển hình, đại diện cho mỗi tầng lớp người nông dân rơi vào hoàn cảnh trớ trêu nhưng toát lên những vẻ đẹp tâm hồn sáng trong.

Lão Hạc có một cuộc đời hết sức bi thảm. Vợ lão mất sớm, một mình lão gà trống nuôi con. Đến tuổi anh con trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái lại thách cao, nên anh con trai không lấy được vợ, phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Lão ngày ngày, vò võ mong mỏi con về, đơn độc, chỉ có con chó Vàng - kỉ vật của con bầu bạn cùng. Lão sống qua ngày, trong cái đói nghèo và đơn độc. Và chính vì đói, vì nghèo như thế, nên cuối cùng, lão phải bán đi người bạn duy nhất của lão, chỗ dựa cuối cùng của lão – cậu Vàng. Để giữ được tấm lòng thanh sạch của mình, lão phải ăn bả chó tự tử, chết như một con chó. Cuộc đời của lão Hạc là một cuộc đời đơn độc, quay quắt trong cái đói nghèo, bị cái đói nghèo đày đọa. Nam Cao đã thông qua cuộc đời của lão Hạc để tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến, dồn đẩy người nông dân tới bước đường cùng bằng tiếng nói đanh thép, nhưng không kém phần chua xót.

Tuy ở một hoàn cảnh đáng buồn như vậy, nhưng lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu. Với cậu Vàng – kỉ vật của con trai lão, lão yêu quý nó như “một bà mẹ hiếm hoi yêu quý đứa con cầu tự”. Lão cưng nựng, vỗ về, vuốt ve nó; cho nó ăn cơm như nhà giàu ăn cơm bát; lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng, lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí có phần hơn lão… Lão cũng coi nó như một người bạn, ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là một con người. Lão đối với một con chó, một loài vật mà ông giáo cho là sinh ra để người ta giết thịt lại nhân hậu, yêu thương đến vậy thì với con người, lão còn đối xử đến như thế nào nữa? Tấm lòng của lão quả thật khiến chúng ta cảm phục.

Đối với cậu Vàng, lão yêu quý như vậy, thì đối với anh con trai của lão, thì tình cảm ấy còn được nhân lên gấp vạn lần. Chỉ vì nhà nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con uất chí, bỏ đi đồn điền cao su mà lão tự dằn vặt mình mãi. Để cưới vợ, anh con trai đòi bán mảnh vườn, nhưng lão không cho không phải vì lão muốn giữ mảnh vườn cho lão, mà lão nghĩ nếu cưới vợ về, vườn bán rồi thì ở đâu mà làm ăn sinh sống, và rồi có bán thì cũng làm sao mà đủ tiền. Lão nghĩ thế, nhưng anh con trai có thấu cho lão? Anh bỏ đi đồn điền cao su, để lại lão ở nhà vò võ chờ con. Lão nghĩ tốt, lo cho tương lai con, nhưng khi con trai bỏ đi, lão lại tự dằn vặt mình, đày đọa tinh thần mình. Những câu nói lão nói với cậu Vàng, nhưng lại chất chưa biết bao nhiêu tình cảm nhớ thương cho anh con trai. Lão nói với cậu Vàng đấy, nhưng lại như nói với con mình. Lão làm việc gì, lão suy nghĩ gì cũng là hướng về con trai mình. Tiền bòn vườn lão để dành, không tiêu tới để khi con trai về, lão nhẩm tính sẽ có gần trăm đồng bạc, thêm vào cho con cưới vợ và làm kế sinh nhai. Thế nhưng, lão lại ốm. Một cơn ốm kéo dài buộc lão phải tiêu tới số tiền đó. Chỉ vậy thôi mà lão đã thấy đau lòng. Lão ăn vào tiền của con trai lão – số tiền mà khi con trai về lão định trả con. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. Hành động của lão gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cũng là để giữ hộ cho con lão: “Của mẹ nó thì nó hưởng”. Mọi suy nghĩ, việc làm của lão đều hướng tới con trai. Thậm chí, cái chết của lão cũng là vì con. Lão chết để mở ra đường sống cho con lão, lão chết một cái chết trong sạch để lại tiếng thơm cho con vì lão sống ngày nào là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha, người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy. Tình yêu con của lão Hạc thật đặc biệt. Không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động hay lời nói, lão lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng, mọi hành động của con lão đều cho là do lão. Là do lão đẩy con tới những hành động ấy rồi tự dằn vặt mình, tự gánh lấy những suy nghĩ, hành động để chuộc lại lỗi lầm. Quả thật, tình yêu thương con của lão khiến chúng thật vô cùng cảm động.

Lão Hạc mang một tấm lòng tự trọng cao cả. Lão tự trọng từ với một con chó, với con trai lão, với bà con hàng xóm, với ông giáo và với cả chính bản thân mình. Khi bán con chó, lão đau khổ, vì lão “bằng này tuổi đầu mà còn trót lừa một con chó”. Lão nhớ ánh mắt của cậu Vàng, mà theo như lời lão là một ánh mắt đầy trách móc, mắng lão tệ hại: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế mà lão đối xử với tôi thế này à?”. Ánh nhìn đó làm lão ám ảnh và day dứt không nguôi. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua, ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt cho nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”. Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. Lão ăn bả chó cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị tha hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo… Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão sống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết con hơn. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng. Tấm lòng nhân đạo của Nam Cao đã được thể hiện rất rõ. Thông qua cuộc đời bi thảm, nhưng phẩm chất thì sáng trong của lão Hạc, Nam Cao quả đã “khơi được những nguồn chưa ai khơi” và chính điều này đã đưa ông lên một vị trí vững chắc trong dòng văn học 1930-1945.

Cách viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật

Nhân vật lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. Đây là một nhân vật điển hình, đại diện cho tầng lớp những người nông dân trong xã hội cũ: Tuy đói nghèo nhưng có những phẩm chất cao đẹp. Nam Cao đã rất thành công trong cách xây dựng nhân vật. Thông qua cái nhìn ông giáo – một nhà trí thức, Nam Cao đã gián tiếp thể hiện tấm lòng của mình với người nông dân và đặt ra vấn đề “đôi mắt”: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...”. Tác giả cũng đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật rất rõ nét. Tâm lý nhân vật lão Hạc được thể hiện qua những hành động, lời nói của lão, nhiều đoạn đối thoại mà như độc thoại. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng nhiều khẩu ngữ, làm câu chuyện chân thực, sinh động, gần gũi với người nông dân.

Nhân vật lão Hạc quả thật đã để lại trong lòng người đọc ít nhiều suy nghĩ. Qua đó cũng thể hiện tài năng, tấm lòng của Nam Cao. Phải là một cây bút xuất sắc, một nhà văn thấu hiểu, am tường về người nông dân tới tận cùng, dành cho họ những tình cảm yêu mến, trân trọng cảm thông sâu sắc mới viết nên một truyện ngắn hay như thế. Với một nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên, Nam Cao đã khẳng định được tên tuổi của mình. Ông đã “khơi được những nguồn chưa ai khơi” và ghi lại trong lòng độc giả những tình cảm yêu mến.