Cách xác định nội dung của đoạn văn trên

Phương pháp để bạn có thể xác định nội dung của đoạn văn/ văn bản đã cho việc đầu tiên cần
- Nhìn vào nhan đề ( Nếu cho)
- Nhìn vào câu đầu tiên của đoạn văn/văn bản
- Nhìn vào câu cuối cùng của đoạn văn/ văn bản
- Nhìn vào phần cuối cùng ghi trích dẫn
Lưu ý để xác định đúng cần :
+ Tìm câu văn nêu vấn đề nổi bật
+ Xác định chính xác nội dung từng đoạn nhỏ
+ Hợp lại nội dung bao quát của toàn văn bản

Cách xác định nội dung của đoạn văn trên

  1. Để nêu nội dung chính của đoạn văn cần đọc kĩ đoạn văn.
  2. Xác định xem câu chủ đề của đoạn văn ở đâu và dựa vào câu chủ đề đó để phát biểu nội dung chính. Trong trường hợp là đoạn văn song hành thì cần tìm ra điểm chung trong câu văn để phát hiện nội dung
  3. Chọn lựa từ ngữ phù hợp để sắp xếp nội dung của đoạn văn. Cần phân biệt nội dung đoạn với ý nghĩa của nó, ý nghĩa thì thường tập trung vào vấn đề tư tưởng, bài học hơn.
  4. Cách nêu nội dung chính của đoạn văn :

$+$ Dựa vào các từ ngữ , chi tiết đặc sắc, nổi bật của đoạn văn ấy.

$+$ Có thể dựa vào câu chủ đề (đầu hoặc cuối) – (câu nổi bật nhất).

$+$ Chú ý vào nhan đề .

$→$ Khi ta xác định xong gộp lại sẽ thành nội dung.

Kỹ năng làm phần đọc hiểu môn Ngữ Văn

  • Những kiểu câu hỏi thường sử dụng ở phần Đọc hiểu
  • Các bước khi làm phần đọc – hiểu
  • Bí quyết đạt điểm tối đa phần đọc hiểu môn Ngữ văn thi THPT quốc gia
  • Sơ đồ tư duy phần đọc - hiểu
  • Một số đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia

Những kiểu câu hỏi thường sử dụng ở phần Đọc hiểu

  • Ở dạng câu hỏi nhận biết: Thường hỏi xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, tìm từ ngữ, hình ảnh, xác định cách trình bày văn bản…
  • Ở dạng câu hỏi hiểu: Thường hỏi học sinh hiểu như thế nào về một câu nói trong văn bản; hỏi theo học sinh thì vì sao tác giả lại cho rằng, nói rằng…(kiểu hỏi này là để xem học sinh và tác giả có đồng quan điểm hay không); Kiểu câu hỏi theo tác giả… Ba kiểu hỏi này thường lặp đi lặp lại.
  • Ở dạng câu hỏi vận dụng: Thường yêu cầu học sinh rút ra thông điệp có ý nghĩa, điều tâm đắc hoặc chỉ ra những việc làm cụ thể của bản thân.

Đặc điểm của kiểu bài đọc - hiểu văn bản

Bài tập phần đọc hiểu Ngữ văn có chung những đặc điểm như sau:

Kiểu bài đọc hiểu nằm ở Phần I (3 điểm) trong đề thi THPTQG Ngữ văn. Ngữ liệu đọc hiểu thường là một đoạn văn bản có thể thuộc bất cứ loại văn bản nào. Từ văn bản khoa học, báo chí, công vụ đến văn bản nghệ thuật. Miễn là văn bản ấy được viết bằng ngôn từ. Nhưng chủ yếu là văn bản nghị luận.

Yêu cầu đề bài của kiểu bài đọc – hiểu văn bản:

Thông thường đề bài sẽ yêu cầu các em đọc hiểu và trả lời 4 câu hỏi nhỏ. Các em sẽ hiểu rõ hơn khi tham khảo cáccách làm bài đọc hiểu ngữ văndướiđây. Các câu hỏi phần đọc hiểu sẽ tập trung vào 1 số khía cạnh như:

Nội dung chính của văn bản hoặc ý nghĩa của văn bản.

+Các thông tin quan trọng của văn bản: nhan đề, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

+Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản.

+Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.

Những kiểu câu hỏi thường sử dụng ở phần Đọc hiểu

+Ở dạng câu hỏi nhận biết:Thường hỏi xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, tìm từ ngữ, hình ảnh, xác định cách trình bày văn bản…

+Ở dạng câu hỏi hiểu:Thường hỏi học sinh hiểu như thế nào về một câu nói trong văn bản; hỏi theo học sinh thì vì sao tác giả lại cho rằng, nói rằng…(kiểu hỏi này là để xem học sinh và tác giả có đồng quan điểm hay không); Kiểu câu hỏi theo tác giả… Ba kiểu hỏi này thường lặp đi lặp lại.

+Ở dạng câu hỏi vận dụng:Thường yêu cầu học sinh rút ra thông điệp có ý nghĩa, điều tâm đắc hoặc chỉ ra những việc làm cụ thể của bản thân.