Cơ cấu dân số già là gì năm 2024

Già hóa dân số hay dân số già được hiểu là sự gia tăng độ tuổi trung vị của dân số một vùng do tỷ suất sinh giảm đi và/hoặc tuổi thọ trung bình tăng lên.

Ở hầu hết các nước, tuổi thọ trung bình tăng lên và dân số bị lão hóa (xu hướng này ban đầu tăng cao ở các nước có nền kinh tế phát triển, nhưng nay cũng thấy ở các nước kinh tế kém phát triển hơn).

Đề xuất tại khoản 13 Điều 2 Dự thảo Luật Dân số, già hóa dân số là quá trình chuyển đổi nhân khẩu học khi số người từ 60 tuổi trở lên chiếm từ 10% dân số hoặc số người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% dân số.

Và khoản 14 Điều 2 Dự thảo Luật Dân số, dân số già là khi số người từ 60 tuổi trở lên chiếm từ 20% đến dưới 30% dân số hoặc số người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 14% đến dưới 21% dân số.

Cơ cấu dân số già là gì năm 2024

Đề xuất bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý như thế nào? Các biện pháp thích ứng với già hóa dân số, dân số già là gì? (Hình ảnh từ Internet)

Đề xuất bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý như thế nào?

Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng có liên quan (khoản 3 Điều 2 Dự thảo Luật Dân số)

Để bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý Điều 20 Dự thảo Luật Dân số đề xuất các chính sách sau:

- Nhà nước có chính sách và biện pháp ngăn chặn việc lựa chọn giới tính thai nhi để bảo đảm cân bằng giới tính khi sinh theo quy luật sinh sản tự nhiên nhằm tạo cơ cấu dân số hợp lý về giới tính, độ tuổi.

- Nhà nước thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và sử dụng lao động phù hợp với cơ cấu dân số; bảo đảm bình đẳng giới đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của đất nước và từng địa phương.

- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng chính sách và lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải bảo đảm bình đẳng giới, sự cân đối về giới tính, độ tuổi, cơ cấu ngành nghề ở mỗi khu vực, vùng địa lý kinh tế và từng đơn vị hành chính.

Các biện pháp thích ứng với già hóa dân số, dân số già được đề xuất như thế nào?

Điều 23 Dự thảo Luật Dân số đề xuất các biện pháp thích ứng với già hóa dân số, dân số già, cụ thể:

- Thực hiện các chính sách bảo vệ, phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; khuyến khích người cao tuổi có nhu cầu và đủ điều kiện tham gia hoạt động kinh tế - xã hội.

- Xây dựng xã hội thích ứng với già hóa dân số, dân số già

+ Xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi;

+ Nhà nước, cơ quan, tổ chức xây dựng và thực hiện chương trình, dự án về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phải lồng ghép nội dung thích ứng với già hóa dân số, dân số già;

+ Nhà nước có chính sách phát triển các loại hình bảo hiểm cho người cao tuổi; bảo đảm mọi người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế;

+ Nhà nước; cơ quan, tổ chức có chương trình, dự án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trước khi là người cao tuổi phù hợp với nhu cầu, sức khỏe, trình độ, năng lực và nhu cầu thị trường;

+ Cơ quan, tổ chức có hình thức tư vấn, trợ giúp pháp lý phù hợp với người cao tuổi;

+ Cá nhân, người lao động chủ động nâng cao kiến thức, chăm sóc sức khỏe bản thân, chuẩn bị tâm lý, nơi ở, tài chính phù hợp;

+ Người sử dụng lao động tạo điều kiện làm việc cho người cao tuổi phù hợp với với nhu cầu, sức khỏe, trình độ, năng lực;

+ Lồng ghép các nội dung biện pháp thích ứng với già hóa dân số, dân số già vào kế hoạch phát triển của quốc gia, bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức.

- Quỹ dưỡng lão

+ Quỹ dưỡng lão được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để hỗ trợ chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi theo nguyên tắc đóng - hưởng;

+ Nguồn tài chính của Quỹ được hình thành trên cơ sở đóng góp tự nguyện của người từ 40 tuổi trở lên, hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

- Chăm sóc dài hạn người cao tuổi

+ Chăm sóc dài hạn người cao tuổi thực hiện theo nguyên tắc kết hợp dự phòng, nâng cao sức khỏe, điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ;

+ Phát triển ngành lão khoa, viện dưỡng lão, cơ sở chăm sóc ban ngày kết hợp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng;

+ Tổ chức đào tạo, đào tạo liên tục, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực về chăm sóc dài hạn người cao tuổi cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số, nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, nhân viên công tác xã hội, tình nguyện viên, người làm công tác chăm sóc; đào tạo chuyên gia, bác sĩ chuyên ngành lão khoa;

+ Ban hành quy định, hướng dẫn chuyên môn cho cơ sở chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi, chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi tại cộng đồng.

- Trách nhiệm thực hiện

+ Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này;

+ Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết điểm a khoản 2 Điều này; ban hành chương trình, đề án thích ứng với già hóa dân số, dân số già;

+ Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết điểm d khoản 4 Điều này; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai các chương trình, dự án về chăm sóc dài hạn người cao tuổi;

+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai các chương trình, đề án, dự án về bảo trợ xã hội, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho người cao tuổi;

+ Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp quy định tại Dự thảo này.

Việt Nam khi nào dân số già?

Tại Việt Nam, tỷ lệ dân số già cũng tăng lên nhanh chóng. Theo đó, Việt Nam bắt đầu giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với số người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) chiếm 7% tổng dân số. Năm 2021, số người cao tuổi Việt Nam chiếm 8,3% tổng dân số, tức 8,16 triệu người cao tuổi.nullViệt Nam chuẩn bị bước vào thời kỳ dân số giàdantri.com.vn › suc-khoe › viet-nam-chuan-bi-buoc-vao-thoi-ky-dan-so-gi...null

Tại sao Việt Nam lại già hóa dân số?

Sự thay đổi nhân khẩu học này xảy ra ở Việt Nam không chỉ nhờ giảm tỷ lệ tử vong và tăng tuổi thọ, mà phần lớn là do giảm mạnh tỷ lệ sinh. Tỷ lệ sinh giảm trong những thập kỷ qua đã tác động rất lớn tới cơ cấu dân số của Việt Nam, làm đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số.nullGià hóa dân số - UNFPA Vietnamvietnam.unfpa.org › topics › già-hóa-dân-sốnull

Việt Nam có bao nhiêu người già?

Số người cao tuổi ở Việt Nam liên tục tăng nhanh trong những năm trở lại đây, hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi (chiếm khoảng 11,86% dân số). Tỷ lệ người cao tuổi ngày càng gia tăng trong cơ cấu dân số. Tỷ lệ dân số trên 60 tuổi ở Việt Nam năm 2022 là 12% và đến năm 2050 là 28%.nullDân số Việt Nam già hóa nhanh chóng, thách thức mới cho công tác ...suckhoedoisong.vn › dan-so-viet-nam-gia-hoa-nhanh-chong-thach-thuc-m...null

Cơ cấu dân số già do đâu?

Già hóa dân số thường xuất hiện khi có một sự gia tăng trong tuổi thọ trung bình của người dân và giảm trong tỷ lệ sinh trẻ. Hiện tượng này thường được kết hợp với giảm tỷ lệ sinh và tăng tuổi thọ của người dân.27 thg 10, 2023nullGià hóa dân số là gì? Hậu quả của già hóa dân số?thuvienphapluat.vn › hoi-dap-phap-luatnull