Bài thực hành hóa số 5 lớp 10 năm 2024

Phương pháp giải bài tập Hóa 10 bài 35: Bài thực hành số 5, tính chất các hợp chất của Lưu Huỳnh rất hay giúp các em nắm vững kiến thức và giải bài tập SGK hoàn chỉnh

BÀI 35. BÀI THỰC HÀNH SỐ 5, TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH

1. Điều chế và chứng minh tính khử của H2S.

– Thí nghiệm: Điều chế khí H2S bằng cách cho FeS tác dụng với dd HCl. Sau đó đốt khí thoát ra từ ống vuốt nhọn. Quan sát hiện tượng.

– Hiện tượng: H2S thoát ra có mùi trứng thối. H2S cháy trong không khí ngọn lửa màu xanh.

– Giải thích hiện tượng: FeS xảy ra phản ứng trao đổi với HCl sinh ra khí H2S mùi trứng thối.

H2S đã bị oxi hóa bởi oxi, cháy với ngọn lửa xanh tạo ra S:

2HCl + FeS → FeCl2 + H2S.

2H2S + O2→to→to 2S + 2H2O.

Þ H2S là chất khử, O2 là chất oxi hóa.

2. Tính khử của SO2.

– Thí nghiệm: Điều chế SO2 bằng cách đun nóng dung dịch H2SO4 với muối Na2SO3 như hình dưới

– Dẫn khí SO2 vừa điều chế được vào dung dịch brom. Quan sát hiện tượng.

– Hiện tượng: Dung dịch brom bị mất màu.

– Giải thích hiện tượng: phản ứng giữa Na2SO3 và H2SO4 tạo ra khí SO2 làm mất màu dung dịch nước brom.

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2.

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4.

SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.

3. Tính oxi hóa của SO2

– Thí nghiệm: Dẫn khí H2S điều chế được ở trên vào nước ta được dung dịch axit sunfuhidric.

Dẫn khí SO2 điều chế được ở thí nghiệm 2 vào dd H2S. Quan sát hiện tượng

– Hiện tượng: Có vẩn đục, màu vàng.

– Giải thích hiện tượng: SO2 đã oxi hóa H2S tạo ra S có màu vàng.

SO2 + H2S → 3S + 2H2O.

SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

4. Tính oxi hóa của H2SO4 đặc.

– Thí nghiệm: Nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Cho 1 vài lá đồng nhỏ vào ống nghiệm, đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng

1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit. Hiện tượng: Có bọt khí nổi lên...

Đề bài

1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit.

Tiến hành thí nghiệm: Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch \(H_2SO_4\) loãng.

Cho tiếp 1 viên kẽm nhỏ vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng

2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối.

Tiến hành thí nghiệm: Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch \(CuSO_4\) loãng.

Cho vào ống nghiệm 1 đinh sắt đã làm sạch bề mặt.

Để yên 10 phút, quan sát hiện tượng.

3. Phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường axit

Tiến hành thí nghiệm: Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch \(FeSO_4\), thêm vào ống 1 ml dung dịch \(H_2SO_4\) loãng.

Nhỏ từng giọt \(KMnO_4\) vào ống nghiệm, lắc nhẹ mỗi lần nhỏ \(KMnO_4\)

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết

1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit.

Hiện tượng: Có bọt khí nổi lên

Giải thích: Vì Zn đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học nên có thể đẩy được H ra khỏi dung dịch axit của nó → có khí \(H_2\) thoát ra.

Phương trình phản ứng: \(Zn + H_2SO_4 → ZnSO_4 + H_2\)

Kết luận: Trong phản ứng trên Zn là chất khử, \(H_2SO_4\) là chất oxi hóa.

2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối.

Hiện tượng: Đinh sắt có 1 lớp màu đỏ bám vào, màu xanh của \(CuSO_4\) bị mất đi

Giải thích: Vì Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học nên có thể đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối → lớp Cu màu đỏ bám vào đinh sắt.

Phương trình phản ứng: \(Fe + CuSO_4 → FeSO_4 + Cu\)

Kết luận: Fe là chất khử, \(CuSO_4\) là chất oxi hóa

3. Phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường axit

Hiện tượng: Màu thuốc tím nhạt dần → hết màu

Giải thích: Vì trong môi trường axit \(FeSO_4\) là chất khử đã oxi hoá Mn từ \(Mn^{7+}\) xuống \(Mn^{2+}\)

Phương trình phản ứng: \(10FeSO_4 + 2KMnO_4 + 8H_2SO_4 → 5Fe_2(SO_4)_3 \)\(+ 2MnSO_4 + K_2SO_4 + 8H_2O\)

Dùng một ống nghiệm có chứa FeS lên giá đỡ, dùng ống nhỏ giọt chứa sẵn dd HCl gắn vào nút cao su có dây dẫn khí, đậy kín ống nghiệm.

  • Nhỏ dd HCl vào ống nghiệm, quan sát hiện tượng.

Video 1: FeS tác dụng với dung dịch HCl

  • Hiện tượng: Có khí thoát ra có mùi trứng thối, Khi đốt khí ta thấy ngọn lửa có màu xanh nhạt .
  • Giải thích: Do xảy ra phản ứng​

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O

2.2. Tính khử của Lưu huỳnh Đioxit

Cách tiến hành:

  • ​Nối nhánh của ống nghiệm có nhánh với ống dẫn thủy tinh thẳng bằng ống dẫn cao su dài 3-5cm. Nhúng đầu ống dẫn thủy tinh vào ống dẫn khác chứa dung dịch Brom lõang(có thể dùng dung dịch KMnO4 loãng), Để ống nghiệm lên giá đỡ ống nghiệm, hoặc kẹp trên giá thí nghiệm. Cho vào ống nghiệm có nhánh lượng nhỏ Na2SO3 (khoảng ½ thìa hóa chất nhỏ). Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống dẫn thủy tinh hình chữ L nối với ống nghiệm (b) chứa 2ml nước cất và mẩu giấy quỳ tím.