Bài tập chương este-chất béo có lời giải chi tiết năm 2024

Mục tiêu: tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với tình trạng stresss và thời gian làm việc ở bộ đội tàu ngầm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả thực hiện trên 290 quân nhân thủy thủ tàu ngầm, chia làm hai nhóm, nhóm 1: nhóm dưới tàu (101 người) và nhóm 2: nhóm trên bờ (189 người). Tất cả quân nhân được đánh giá thời gian hoạt động trên tàu, đánh giá mức độ căng thẳng cảm xúc theo bộ câu hỏi Spielberger, làm xét nghiệm sinh hóa máu đánh giá rối loạn lipid máu. Kết quả: không có mối tương quan giữa nồng độ Triglycerid, LDL-C, HDL-C với tình trạng căng thẳng cảm xúc thường xuyên ở cả hai nhóm. Nhóm dưới tàu có mối tương quan thuận, yếu giữa tình trạng căng thẳng cảm xúc thường xuyên với nồng độ cholesterol (r=0,153, p<0,05), nhóm trên bờ không thấy mối tương quan này. Không có mối tương quan giữa các chỉ số rối loạn lipid máu với thời gian phục vụ trong lực lượng tàu ngầm của nhóm dưới tàu. Kết luận: Không có mối tương quan giữa tình trạng c...

Mục tiêu: Đánh giá gánh nặng chăm sóc bệnh nhân Parkinson có sa sút trí tuệ bằng “Chỉ số căng thẳng cho người chăm sóc có sửa đổi” (MCSI – Modified Caregiver Strain Index). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang so sánh trên người chăm sóc chính của 100 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh Parkinson theo tiêu chuẩn của Ngân hàng não hội Parkinson Vương quốc Anh (UKPDSBB/United Kingdom Parkinson’s Disease Society Brain Bank), nhóm bệnh nhân Parkinson có sa sút trí tuệ (SSTT) chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (DSM –V) tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương từ tháng 06 năm 2020 đến tháng 05 năm 2021. Kết quả: 50 người chăm sóc chính của bệnh nhân Parkinson không bị SSTT và 50 người chăm sóc chính bệnh nhân Parkinson có SSTT. Điểm MCSI của người chăm sóc trung bình là 9.73 ± 7.558. Điểm MCSI trung bình có sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu, cao hơn ở nhóm người chăm sóc bệnh nhân có SSTT (p<0.05). Trong nhóm người chăm sóc chính của bệnh nhân có SSTT,...

Mục tiêu: Khảo sát bước đầu mối liên quan giữa BMI và số đo vòng bụng, một số thói quen sinh hoạt với các chỉ số tinh dịch đồ của nam giới đến xét nghiệm tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021. Đối tượng và Phương pháp: mô tả cắt ngang 296 trường hợp nam giới đến xét nghiệm tinh dịch tại trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2021. Kết quả: Tỷ lệ mẫu có bất thường về mật độ ở nhóm thiếu cân, thừa cân, béo phì tương ứng là 33,3%, 22,2%, 20%, trong khi nhóm có cân nặng bình thường là 13,3%. Tỷ lệ tinh dịch đồ có bất thường về hình thái ở nhóm thiếu cân, thừa cân, béo phì tương ứng là 50%, 40,7%, 28%, trong khi nhóm có cân nặng bình thường là 20%. Tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường ở nhóm có WC ≥90 cm là 52% cao hơn so với tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường ở nhóm có số đo vòng bụng WC <90 cm là 43,5%. Tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường nhóm không tập thể dục hàng ngày, nhóm thỉnh th...

Mục tiêu: So sánh hiệu quả điều trị bệnh loét miệng tái diễn (Recurrent aphthous stomatitis: RAS) bằng colchicin với corticoid uống. Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng mở, có nhóm chứng, tiến hành trên 36 bệnh nhân RAS. Chia ngẫu nhiên bệnh nhân thành 2 nhóm: nhóm dùng corticoid uống (liểu 20mg methylprednisolone / ngày trong 1 tuần đầu, giảm liều 4mg mỗi 2 tuần), nhóm dùng colchicin (1mg/ ngày trong 4 tuần đầu và 0,5 mg/ ngày trong 4 tuần sau). Tất cả bệnh nhân đều được theo dõi 8 tuần sau ngừng thuốc, được đánh giá mỗi 4 tuần theo các đặc điểm của vết loét. Kết quả: Colchicin và corticoid uống đều có tác dụng tốt trong điều trị RAS, giảm số lượng và kích thước vết loét, thời gian lành vết loét và mức độ đau (p<0,01). Sự đáp ứng của nhóm corticoid uống tốt hơn colchicin ở các thời điểm đánh giá sau 1 tuần, 4 tuần, 12 tuần và 16 tuần, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sự khác biệt giữa 2 nhóm chỉ có ý nghĩa thống kê với p<0,05 tại thời điểm đánh giá...

Đặt vấn đề: Can thiệp sang thương tắc hoàn toàn mạn tính (THTMT) là thử thách lớn trong can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da với tỉ lệ thất bại thủ thuật cao hơn can thiệp các sang thương khác. Các nghiên cứu về kết quả can thiệp qua da sang thương THTMT tại Việt Nam không nhiều nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm có thêm dữ liệu về kết quả can thiệp sang thương THTMT ĐMV. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thành công, các yếu tố liên quan thất bại của thủ thuật can thiệp qua da sang thương THTMT ĐMV. Phương pháp: Nghiên cứu quan sát trên 194 bệnh nhân được can thiệp ĐMV qua da sang thương THTMT tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, từ 04/2017 đến 06/2019. Kết quả: Bệnh nhân có tuổi trung bình là 67,3±11,3; với 73,7% nam cao so với nữ; 82,5% có tiền sử ghi nhận tăng huyết áp, 26,3% nhồi máu cơ tim cũ, can thiệp ĐMV qua da trước đây (26,3%), đái tháo đường (29,9%), bệnh thận mạn (9,8%) và 77,4% bệnh nhân nhập viện vì hội chứng vành cấp. Điểm SYNTAX I trung bình là 21,7±7,2. Tỉ ...

Truyền dịch hồi sức cho bệnh nhân suy tuần hoàn cấp nhằm mục đích tăng thể tích tâm thu và do đó cải thiện cung lượng tim để cung cấp oxy cho mô tốt hơn. Tuy nhiên, liệu pháp này không phải lúc nào hiệu quả vì khoảng một nửa số bệnh nhân không đáp ứng với dịch truyền. Việc đánh giá khả năng đáp ứng dịch truyền nhằm tránh nguy cơ quá tải cho bệnh nhân. Các thông số động nhằm đánh giá khả năng đáp ứng dịch truyền là những yếu tố tiên đoán đầy triển vọng. Trong số này, siêu âm tim đo sự biến thiên theo chu kì hô hấp của đường kính tĩnh mạch chủ dưới (IVC) rất dễ áp dụng đã được sử dụng trong đánh giá huyết động của bệnh nhân ở khoa Hồi sức tích cực (ICU). Bài báo này cập nhật việc đánh giá biến đổi trong chu kì hô hấp của IVC để dự đoán khả năng đáp ứng với dịch truyền trên bệnh nhân suy tuần hoàn ở ICU.

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của 11 bệnh nhân có triệu chứng thần kinh tái phát sau viêm não Herpes simplex (HSV) ở trẻ em. Mô tả cắt ngang hàng loạt các ca bệnh từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 12 năm 2021. Ở thời điểm nghiên cứu, tất cả bệnh nhân đều có kháng thể kháng thụ thể NMDA (N-methyl-D-Aspartate) dương tính và Polymerase Chain Reaction (PCR) HSV âm tính trong dịch não tủy. Thời gian khởi phát bệnh trung bình sau viêm não HSV là 22,9 ± 7,4 ngày. Triệu chứng hay gặp nhất là rối loạn vận động (81,8%), suy giảm tri giác tái phát và sốt lại (63,6%). Xét nghiệm dịch não tủy có tăng bạch cầu và nồng độ protein. Điện não đồ hay gặp sóng chậm khu trú hoặc lan tỏa hai bán cầu. Cộng hưởng từ sọ não không có tổn thương hoại tử mới. Viêm não kháng thụ thể NMDA sau viêm não HSV có thể gặp ở trẻ nhỏ. Các bác sỹ lâm sàng cần làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng thụ thể NMDA trong dịch não tủy nếu bệnh nhân có triệu chứng thần kinh mới hoặc tái phát sau viêm não HSV.