Cách xử lý amoni trong nước ngầm

NGO News - Amoni là một trạng thái hóa trị của nguyên tố ni tơ, là một tiêu chí quan trọng khi xác định nồng độ ô nhiễm nước thải. Trong nước thải sinh hoạt hay y tế ngoài Amoni, nitrat cũng cần phải xử lý. Trong nước thải công nghiệp, thì cần xử lý cả chỉ tiêu Amoni và Tổng N.

Nguồn phát thải hợp chất Ni tơ vào môi trường rất phong phú, từ các chất thải rắn, khí thải, nước thải, điển hình là từ các nguồn xả thải sau:

Loại nước thải Thành phần

Nước thải sinh hoạt

Nguồn phân và nước tiểu

Nước thải công nghiệp

Chế biến thực phẩm: chế biến thủy hải sản, giết mổ và sản xuất thức ăn từ các loại thực phẩm có nhiều đạm như thịt, sữa, bơ, pho mát, đậu, nấm. Nước thải từ hoạt động giết mổ chứa 1 lượng lớn máu, mỡ, phân, thịt vụn,…, hợp chất chứa Ni tơ được tiết ra từ các thành phần rắn vào nước với tốc độ phụ thuộc vào mức độ phân tán

Chế biến rau, quả, đồ uống

Bột, sản phẩm khoai tây

Sản xuất hóa chất, phân bón, sợi tổng hợp

Nước thải nông nghiệp, chăn nuôi

Phân đạm, phân lân cho cây trồng

Nước tắm rửa vệ sinh chuồng trại

Thức ăn thừa và chất bài tiết của các trang trại nuôi trồng thủy sản

Khi nói đến xử lý Amoni trong nước thải, phần lớn đều hiểu là xử lý NH4+[amonium] và NH3 [amonia] Amoni mà chưa phân rõ được sự khác biệt giữa NH4+ và NH3. Ngay cả các thiết bị đo Amoni hiện nay trên thị trường phần lớn là đo chỉ số TAN – Total Amonia nitrogen, là tổng của NH4 và NH3. NH3 là chất khí không màu và có mùi khai, tan nhiều trong nước, có thể gây chết cá tôm hoặc thủy vật trong nước. NH4+ là ion amoni, ít độc. NH3 và NH4+ luôn tồn tại song song, trong môi trường PH cao thì NH3 chiếm ưu thế, trong môi trường PH thấp thì NH4+ chiếm ưu thế. Vì vậy, xử lý amoni trong nước thải chủ yếu chính là xử lý amoniac NH3.

NH4[+] + H2O -->NH3 + H3O[+]

NH3 + H2O --> NH4+ + OH- [1] [amoni hóa]

NH4+ + 1,5 O2 --> NO2 + 2H+ + H2O [2] [nitrit hóa]

NO2 + 0,5 O2 --> NO3 [3] [nitrat hóa]

Organic Compound + NO3 --> Biomass + CO2 + N2↑

Các cách thức xử lý Amoniac trong nước thải

  • Amoniac có thể làm dinh dưỡng cho tảo và các loại thủy thực vật với nồng độ và loading nhất định. Tại các trang trại nuôi trồng thủy sản, để giảm Amoniac trong nước thải, người nuôi trồng có thể chủ động nuôi các loại tảo với chủng loại và mật độ phù hợp để hấp thụ 1 phần Amoniac, giảm ảnh hưởng tới cá tôm. Sau đó, tảo lại được sử dụng làm thức ăn cho cá, tôm, thành 1 chu trình khép kín.
  • Bay hơi vào không khí:  điều chỉnh PH trong nước lên cao để tạo điều kiện cho Amoniac trong nước tồn tại ở dạng bay hơi, sử dụng sục khí và nhiệt độ để thúc đẩy Amoniac bay hơi
  • Oxy hóa:

Oxy hóa bằng vi sinh vật: để oxy hóa 1g amoniac cần 4.5g oxy. Quá trình oxy hóa này phụ thuộc vào mật độ của vi sinh và nồng độ oxy trong nước thải.

Oxy hóa khử bằng hóa chất: sử dụng các hợp chất có tính oxy hóa với tỷ lệ phù hợp và trong điều kiện PH phù hợp để có hiệu quả phản ứng xử lý Amoni tốt.

Ảnh hưởng của amoni đối vơi môi trường sức khỏe con người

  • Gây hiện tượng phì dưỡng trong hệ sinh thái nước
  • Làm cạn kiệt oxy trong nước
  • Gây độc với hệ vi sinh vật trong nước
  • Tăng nguy cơ ô nhiễm nitrat và nitri trong nước ngầm, ảnh hưởng tới cộng đồng. Nitrat và Nitrit có thể gây gây ung thư cho con người.

Với kinh nghiệm tư vấn và triển khai các hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, NGO đã ứng dụng thành công giải pháp trong việc xử lý các thành phần ô nhiễm, đặc biệt là chỉ tiêu Amoni. Nhờ thiết kế hệ thống tối ưu, NGO đã xử lý nồng độ Amoni đạt chuẩn A QCVN 14:2008/BTNMT dành cho nước thải sinh hoạt.

***Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Điều khoản sử dụng – Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của website.

Trang web này thuộc bản quyền của Công ty TNHH Quốc tế NGO [NGO International]. Bất kỳ hình thức sử dụng hoặc sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm, trừ trường hợp được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản từ Chúng tôi.

VẬT LIỆU LỌC NƯỚC PHÚ LÂM KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH! CÔNG TY CHÚNG TÔI CHUYÊN CUNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC, VẬT LIỆU LỌC NHƯ: CÁT THẠCH ANH, MAGAN, THAN HOẠT TÍNH, XÚC TÁC... VỚI PHƯƠNG CHÂM LẤY CHỮ TÍN, CHẤT LƯỢNG LÀM ĐẦU. QUÝ KHÁCH VUI LÒNG XIN LIÊN HỆ SỐ ĐIỆN THOẠI ĐƯỢC HỖ TRỢ: 0982.469.355- 088 938 9898

Tình trạng nguồn nước sinh hoạt của người dân bị nhiễm amoni trở nên phổ biến. Trong nước có  hàm lượng vượt mức tiêu chuẩn cho phép. Cách xử lý nước bị nhiễm amoni là vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Tình trạng xuất hiện amoni trong nước khiến cho nguồn nước có mùi khai khó chịu. Điều này đã gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt của người dân. Vì vậy, WEPAR sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề nước bị nhiễm amoni. Và đưa ra một số giải pháp xử lý sạch hết thành phần amoni tồn tại trong nước.

>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết nước bị nhiễm sắt và cách xử lý triệt để

Tìm hiểu về nguồn nước bị nhiễm amoni

Amoni là một loại chất khí phổ biến ở ngoài tự nhiên có công thức hóa học là NH3. Trong nước, amoni có thể tồn tại dưới hai dạng là khí amoniac NH3 [khí thông thường]. Có tính chất không có màu, nhẹ hơn không khí, kèm theo mùi khai và có khả năng hòa tan trong nước. Và NH4+ [dạng gốc ion dương – cation] do từ NH3 khuyến tán. Cả hai đều được xem làm thành phần amoni tự do tồn tại trong nước. Theo các nguyên cứu cho thấy, 1g amoni có khả năng tạo ra 2,7g nitrit và 3,65 g nitrat. Trong khi đó, hàm lượng cho phép Nitrat NO3- chỉ có ở mức 2 mg/l và Nitrit NO2- là 0,05 mg/l cho nguồn nước sinh hoạt. 

Nước nhiễm amoni là gì? Các dấu hiệu nhận biết đặc trưng

Nước nhiễm amoni là nước có hàm lượng amoni cao vượt mức cho phép. Hiện nay, theo quy định hiện hành của Bộ Y tế. Nồng độ amoni cho phép không được cao hơn 0,3 mg/l  đối với nước sinh hoạt.

Bản chất của Amoni là chất không gây độc cho sức khỏe của con người và không tồn tại lâu. Những chất này lại dễ chuyển hóa sang nitrit hoặc nitrat cực kì độc hại. Bởi có khả năng gây ra các bệnh ung thư cho con người.

Việc tồn tại của amoni trong nước gây ra nhiều tác hại đến đời sống của người dân. Có thể thấy dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất của nước nhiễm amoni chưa được xử lý. bằng cách luộc thịt. Thịt luộc bằng nước có amoni sau một khoảng thời gian dài, thịt vẫn có màu hồng bên trong bề mặt.

Amoni ở trong nước bằng là dạng khí không màu, không gây là biến đổi màu cho nước. Nhưng lại có tính chất không bền, dễ dàng biến đổi sang dạng nitrit. Đây là nguyên nhân chính gây ra sự ức chế men enzym có trong thịt, làm thịt không thể chuyển màu được.

Đối với những nguồn nước bị nhiễm amoni với nồng độ từ 20 mg/l trở lên, có mùi khai nồng như nước tiểu rất đặc trưng. 

Nguyên nhân khiến nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm amoni

Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước mặt do việc phát thải các loại nước thải ô nhiễm trực tiếp xuống các con sông, hồ. Mà chưa hề thông qua bất kỳ quá trình xử lý nào. Đặc biệt, chất thải từ các nhà máy sản xuất ở khu công nghiệp, xưởng gia công, chế biến có hàm lượng nitơ cực kì cao.

Mặt khác, khí thải hòa tan cùng nước mưa chảy xuống đất đất cũng là nguyên nhân khiến nước bị nhiễm amoni nghiêm trọng.

Các hoạt động giết mổ động vật và chất thải nguy hại từ bệnh viện gây ra vấn đề ô nhiễm nguồn nước nặng nề hơn. 

Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều trong sản xuất nông dân. Về lâu dài, các chất dư thừa này ngấm xuống mặt đất hoặc rửa trôi xuống nguồn nước. Gây ra tình trạng nước nhiễm amoni chưa bị xử lý như hiện nay. 

Các sự cố gỉ sét và nứt đường ống dẫn nước vô tình làm một lượng các hóa chất độc hại chứa nitơ nhiễm vào trong nước.

Nguồn giếng khoan được khai thác từ mạch nước ngầm không kịp đáp ứng các nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt. Tăng cường bơm hút nước ngầm lên gây ra hậu quả làm các chất bẩn trong lòng đất đi làm mạch nước chính. 

Tác hại khi sử dụng nước bị nhiễm amoni chưa qua xử lý

Khi sử dụng nước bị nhiễm amoni để nấu ăn làm thức ăn bị biến tính, mất đi hương vị thơm ngon ban đầu. Đây là điều kiện thích hợp để amoni có thể chuyển hóa thành nitrit và nitrat một cách nhanh chóng.

Khi cơ thể con người hấp thụ các loại chất này, nitrit đi vào trong máu và hấp thụ oxy của hemoglobin trong hồng cầu. Khiến máu mất đi khả năng lấy oxy và vận chuyển để duy trì các hoạt động trao đổi chất. 

Một trong các biểu hiện thường thấy khi cơ thể nhiễm nitrit là thường xuyên thiếu máu, da xanh, nhợt nhạt. Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, nitrit còn cản trở chức năng các cơ quan hô hấp dẫn đến việc thiếu oxy trong máu, ốm yếu và chậm phát triển.

Nguy hiểm nhất là khi kết hợp với một số loại axit amin trong thức ăn tạo ra nitrosamine. Đây là hợp chất có khả năng phá hủy tính di truyền tế bào dẫn đến ung thư.

Nguồn nước nhiễm amoni làm các quá trình xử lý nước không còn hiệu quả. Có thể kể đến khả năng làm giảm đáng kể khả năng khử trùng của clo trong nước. Amoni góp phần tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển mạnh mẽ. Khi hết hợp cùng các hợp chất vi lượng có chúa chất hữu cơ, photpho, sắt,…

Cách xử lý nước bị nhiễm amoni đạt tiêu chuẩn 2022

Nước bị nhiễm amoni thường rất khó để nhận biết bằng các chỉ tiêu cảm quan và xử lý. Trừ khi hàm lượng amoni trong nước vượt quá ngưỡng cho phép nhiều lần mới có thể phát hiện thông qua mùi khai.

Mang mẫu nước đến các cơ sở xét nghiệm chất lượng nước để kiểm tra. Kết quả các chỉ tiêu tồn tại cho bạn biết được nguồn nước đang sử dụng đang ô nhiễm ở mức độ nào. Từ đó mới có thể chọn lựa được cách xử lý nước bị nhiễm amoni một cách phù hợp nhất. 

Hiện nay, xử lý nước nhiễm amoni NH4+ bằng cách trao đổi ion trong hệ thống lọc tổng. Đây được xem là phương pháp giúp nước sau lọc có thể đạt lượng tiêu chuẩn nước sinh hoạt an toàn. 

Sử dụng các hạt nhựa cation thay thế các gốc NH4+ bằng điện tích ion dương vô hại. Từ đó có thể xử lý nước nhiễm amoni một cách đơn giản.

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường WEPAR cung cấp các hệ thống lọc nước sinh hoạt .Đây là giải pháp hữu hiệu cho xử lý nguồn nước bị nhiễm amoni. Nếu bạn đang nghi ngờ về nguồn nước sinh hoạt có dấu hiệu bị nhiễm amoni cần được xử lý. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với WEPAR để chúng tôi có thể tư vấn mọi thông tin đến bạn.  

Video liên quan

Chủ Đề