Cách xuất hóa đơn bán lẻ siêu thị

Quy định về thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cơ sở bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống trực tiếp cho khách hàng nhưng hạch toán tại trụ sở chính?

Căn cứ điểm g khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

Thời điểm lập hóa đơn
...
4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
...
g] Đối với cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng nhưng việc hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện tại trụ sở chính [trụ sở chính trực tiếp ký hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ từng cửa hàng xuất cho khách hàng xuất qua hệ thống máy tính tiền của từng cửa hàng đứng tên trụ sở chính], hệ thống máy tính tiền kết nối với máy tính chưa đáp ứng điều kiện kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế, từng giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống có in Phiếu tính tiền cho khách hàng, dữ liệu Phiếu tính tiền có lưu trên hệ thống và khách hàng không có nhu cầu nhận hóa đơn điện tử thì cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ thông tin từ Phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở kinh doanh lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng.

Như vậy, khi thuộc trường hợp nêu trên, thì cuối ngày cơ sở kinh doanh dựa vào phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống trong ngày.

Đây cũng là nội dung hướng dẫn tại Công văn 7581/CTTPHCM-TTHT năm 2022 của Tổng cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh đối với cơ sở kinh doanh thực hiện việc lập hóa đơn điện tử trong trường hợp nêu trên.

Hướng dẫn lập hóa đơn điện tử đối với cơ sở bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống trực tiếp cho khách hàng nhưng hạch toán tại trụ sở chính? [Hình từ Internet]

Đối tượng được lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 78/2021/TT-BTC thì đối tượng lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có mã, hóa đơn điện tử không có mã bao gồm: các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai có hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng theo mô hình kinh doanh [trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ hàng tiêu dùng; ăn uống; nhà hàng; khách sạn; bán lẻ thuốc tân dược; dịch vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác].

Các cửa hàng bán hàng với số lượng lớn có cần đăng ký sử dụng máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế không?

Căn cứ hướng dẫn tại Công văn 7581/CTTPHCM-TTHT năm 2022 của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh có nêu đối với trường hợp các cửa hàng của Chi nhánh công ty hoạt động kinh doanh, bán hàng với số lượng lớn, đề nghị Chi nhánh Công ty đăng ký cho các cửa hàng sử dụng máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế.

Như vậy, nhằm mục đích thuận tiện trong việc quản lý thuế, cơ quan thuế yêu cầu các cơ sở này cần đăng ký cho các cửa hàng sử dụng máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế theo Điều 8 Thông tư 78/2021/TT-BTC.

Theo đó, trường hợp chọn áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, cơ sở kinh doanh cần lưu ý các quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều 8 Thông tư 78/2021/TT-BTC như sau:

đang được sử dụng phổ biến trong đời sống. Mặc dù không có giá trị về mặt pháp lý hay thuế nhưng nó đóng vai trò quan trọng đối với cả người bán lẫn người mua. Vậy hóa đơn bán lẻ tạp hóa là gì? Hóa đơn bán lẻ như thế nào là hợp lệ và cách viết chính xác ra sao? Cùng VinShop tìm hiểu ngay nhé!

TẢI APP VINSHOP NGAY!

1. Giải đáp: Hóa đơn bán lẻ tạp hóa là gì?

Hóa đơn bán lẻ tạp hóa là loại giấy tờ tổng hợp giá bán sản phẩm, được chủ tiệm xuất cho khách hàng khi có giao dịch mua bán. Chủ tiệm có thể tự do thiết kế, in ấn sử dụng cũng như quản lý hóa đơn của mình.

Trên thực tế, hóa đơn bán lẻ không có nhiều giá trị về pháp lý và cũng không được cơ quan thuế quản lý. Cho nên, cũng sẽ có khách hàng yêu cầu hóa đơn, có khách hàng không. Với những mặt hàng thực phẩm, đồ uống, gia vị,… số lượng ít thì đa số không cần hóa đơn bán lẻ. Còn nếu bạn mua hộ người khác, mua với số lượng lớn thì hóa đơn bán lẻ chính là căn cứ để quyết toán, đối chiếu.

Vai trò của hóa đơn bán lẻ tạp hóa phải kể tới:

  • Tăng khả năng nhận diện thương hiệu nếu trên hóa đơn có in tên cửa tiệm tạp hóa.
  • Chứng minh được giao dịch đã diễn ra giữa 2 bên.
  • Bằng chứng trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
  • Thể hiện chi tiết nội dung giao dịch mua bán [hàng hóa, số lượng, thành tiền, ngày tháng,…].

Dù khách hàng có yêu cầu hay không thì để chuyên nghiệp và quản lý bán hàng thuận tiện, chủ tiệm nên sử dụng loại hóa đơn bán lẻ này.

Hóa đơn bán lẻ tạp hóa được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi

Hóa đơn bán lẻ tạp hóa được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi

2. Phân loại hóa đơn bán lẻ tạp hóa

Hóa đơn bán lẻ thường được chia làm 3 loại phù hợp cho từng đối tượng nhất định. 2 loại giấy in hóa đơn bán lẻ phổ biến là: giấy in kim và giấy in nhiệt.

2.1. Hóa đơn bán lẻ 1 liên

Loại hóa đơn này chỉ có 1 liên duy nhất. Liên này sẽ giao cho khách hàng với mục đích chính là tạo sự minh bạch trong mua bán. Hóa đơn 1 liên sẽ được in thành quyển và dễ dàng xé ra khi bán hàng. Tùy vào nhu cầu mà chủ tiệm có thể lựa chọn khổ giấy phù hợp.

2.2. Hóa đơn bán lẻ 2 liên

Đây là loại hóa đơn 2 liên với 2 màu sắc khác nhau. Liên 1 sẽ được giao cho khách hàng và liên 2 sẽ do chủ tiệm giữ. Liên 2 chính là bản sao của liên 1 và thường dùng giấy in kim để in sao kê nội dung của liên 1.

Mục đích giữ lại liên 2 là để lưu trữ cũng như đối chiếu việc xuất hàng hóa. Chúng sẽ được dùng cho 1 số sản phẩm có bảo hành, chính sách đổi trả rõ ràng và cần lưu lại thông tin để đối chiếu về sau. Liên 1, liên 2 sẽ được đánh số giống nhau.

2.3. Hóa đơn bán lẻ 3 liên

Liên 2, 3 là bản sao của liên 1, dùng để lưu trữ cũng như giao cho khách hàng và đơn vị trung gian như đơn vị vận chuyển, bán hàng tạp hóa qua mạng,…

Hóa đơn bán lẻ thường có 3 loại đang được lưu hành trên thị trường

Hóa đơn bán lẻ thường có 3 loại đang được lưu hành trên thị trường

3. Nội dung hợp lệ của hóa đơn bán lẻ tạp hóa

Hóa đơn bán lẻ tạp hóa hợp lệ cần được lập đúng theo nguyên tắc:

  • Nội dung trên hóa đơn phải đảm bảo đúng tên, đúng sản phẩm mà cửa hàng tạp hóa bán.
  • Hóa đơn đã viết không được sửa chữa, tẩy xóa.
  • Phải dùng cùng 1 màu mực và không phai để lưu trữ lâu dài.
  • Hóa đơn phải được lập đúng thời điểm thực hiện giao dịch với đầy đủ nội dung gồm:
    • Số hóa đơn
    • Ngày phát hành hóa đơn
    • Chi tiết người mua hàng
    • Chi tiết người bán hàng
    • Số lượng hàng hóa
    • Đơn giá bán thực tế [không thuế GTGT]
    • Tổng tiền
    • Giảm giá [nếu có]
    • Chữ ký của người bán hàng [chủ tiệm/ thu ngân].

Nội dung cần có trên tờ hóa đơn bán lẻ tạp hóa

Nội dung cần có trên tờ hóa đơn bán lẻ tạp hóa

TẢI APP VINSHOP NGAY!

4. Cách viết & xuất hóa đơn bán lẻ tạp hóa

  • Phải thể hiện được các thông tin của tiệm tạp hóa [có thể có logo hoặc không].
  • Ghi rõ ràng, chính xác họ tên, địa chỉ của người mua hàng.
  • Về tên hàng hóa, dịch vụ: Ghi đầy đủ tên mặt hàng. Nếu không viết hết các dòng trên tờ hóa đơn, phải gạch chéo các dòng còn trống.
  • Đơn vị tính: Ghi đơn vị thực tế như cái, chiếc, kg,…
  • Số lượng: Ghi số lượng sản phẩm thực tế.
  • Đơn giá: Viết giá bán thực tế [không có thuế GTGT].
  • Thành tiền: Ghi tổng giá trị số lượng x đơn giá.
  • Cộng: Ghi tổng giá trị hàng hóa bên trên bằng số và bằng chữ.
  • Ghi chính xác ngày, tháng, năm bán hàng hóa/dịch vụ.
  • Người bán và người mua cùng ký tên vào hóa đơn. Người bán xé 1 liên giao cho khách hàng. Nếu sử dụng hóa đơn in thì in thành 2 bản, cả 2 cùng ký tên vào 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản.

Điền đầy đủ thông tin và ký rõ họ tên trên tờ hóa đơn bán lẻ tạp hóa

Điền đầy đủ thông tin và ký rõ họ tên trên tờ hóa đơn bán lẻ tạp hóa

Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC: Trường hợp bán hàng hóa có giá trị từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần bán, nếu người mua không lấy hóa đơn hay không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì người bán vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ nội dung: “người mua không lấy hóa đơn” hay “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

Trường hợp bán hàng hóa có giá trị nhỏ hơn 200.000 đồng thì người bán sẽ không cần phải lập hóa đơn cho từng lần nhưng cuối ngày phải lập 1 hóa đơn bán hàng điền đầy đủ số tiền đã bán hàng hóa, dịch vụ trong ngày kèm theo Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ hoặc bảng tổng hợp dữ liệu hàng hoá, dịch vụ bán ra trong ngày. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn sẽ ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.

TẢI APP VINSHOP NGAY!

Trên đây là những yếu tố quan trọng mà chủ tiệm cần nắm vững về hóa đơn bán lẻ tạp hóa. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn quản lý hóa đơn và tối ưu vận hành cửa tiệm của mình một cách hiệu quả nhất. Đừng quên tải app Vinshop để nhập hàng nhanh chóng với giá siêu rẻ nhé!

Chủ Đề