Cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống nhưng quan trọng và trực tiếp hơn cả

Có ý kiến cho rằng: cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống nhưng quan trọng và trực tiếp hơn cả là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ.
Anh/chị có đồng tình với quan điểm trên không? Chọn và phân tích một tác phẩm thơ trong giai đoạn  1945 -1975 [lớp 12] để làm sáng rõ ý kiến của mình.
Gợi ý:
Giải thích
Cái đẹp là một phạm trù mĩ học, chỉ những giá trị tích cực có khả năng bồi dưỡng, nâng cao tâm hồn, nhận thức, trí tuệ và hành động con người.
Cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống: nguồn gốc cái đẹp trong nghệ thuật, mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và đời sống.
Cái đẹp trong chính người nghệ sĩ: những giá trị thuộc về tư tưởng, tâm hồn, nhận thức, thái độ và tài năng nghệ thuật.
Quan trọng, trực tiếp: nhấn mạnh vai trò của cái đẹp trong bản thân người sáng tạo. Cách diễn đạt thành hai vế, vừa khẳng định mối quan hệ nghệ thuật và đời sống, vừa nhấn mạnh vai trò có tính quyết định của người nghệ sĩ trong việc sáng tạo cái đẹp ở tác phẩm nghệ thuật, thực hiện sứ mệnh cao cả của nhà văn.

Bình luận

Ý kiến trên đúng đắn bởi: Văn học lấy con người và cuộc sống làm đối tượng phản ánh theo quy luật của cái đẹp, nhằm thỏa mãn những tình cảm thẩm mĩ của con người. Bản thân cuộc sống con người đã là đối tượng thẩm mỹ của nghệ thuật muôn đời. Quá trình sáng tạo là quá trình mang tính cá nhân, cá thể, chủ quan cao độ. Đời sống khi được khúc xạ qua lăng kính chủ quan nghệ sĩ dù hiện lên thế này hay thế kia, bằng cách này hay cách khác, người ta đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thấy được chân dung tinh thần người sáng tạo. Bởi thế, điều quan trọng và trực tiếp hơn cả của cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ. Là nhà văn, phẩm chất quan trọng hàng đầu là tâm hồn, những rung cảm thẩm mỹ. Chính những rung cảm này mang đến cái đẹp cho tác phẩm và nguồn mĩ cảm cho người đọc. Bên cạnh đó, không thể không kể đến những tư tưởng, thái độ, tình cảm đẹp cùng một tài năng nghệ thuật để truyền tải cái đẹp đời sống vào tác phẩm.

 Chứng minh

Học sinh có thể chọn bất kì tác phẩm thơ giai đoạn 1945-1975 trong chương trình Ngữ văn 12, miễn là hiểu và phân tích đúng hướng, có ý thức làm nổi bật những ý sau Cái đẹp trong tác phẩm bắt nguồn từ đời sống [ý phụ] Cái đẹp trong tác phẩm bắt nguồn từ chính người nghệ sĩ [ý chính] Đẹp ở tâm [tấm lòng với cuộc sống, con người; ý thức trách nhiệm… ] Đẹp ở tài năng [nghệ thuật, tri thức…].

Đánh giá

Ý kiến đã khẳng định đúng đắn một trong những vấn đề thuộc bản chất của nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng.

Ý kiến có ý nghĩa

Chứng minh nhận định :cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống…

Chứng minh nhận định :cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống…

Có ý kiến cho rằng: cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống nhưng quan trọng và trực tiếp hơn cả là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ.
Anh/chị có đồng tình với quan điểm trên không? Chọn và phân tích một tác phẩm thơ trong giai đoạn 1945 -1975 [lớp 12] để làm sáng rõ ý kiến của mình.
Gợi ý:
Giải thích Cái đẹp là một phạm trù mĩ học, chỉ những giá trị tích cực có khả năng bồi dưỡng, nâng cao tâm hồn, nhận thức, trí tuệ và hành động con người. Cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống: nguồn gốc cái đẹp trong nghệ thuật, mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và đời sống. Cái đẹp trong chính người nghệ sĩ: những giá trị thuộc về tư tưởng, tâm hồn, nhận thức, thái độ và tài năng nghệ thuật. Quan trọng, trực tiếp: nhấn mạnh vai trò của cái đẹp trong bản thân người sáng tạo.Cách diễn đạt thành hai vế, vừa khẳng định mối quan hệ nghệ thuật và đời sống, vừa nhấn mạnh vai trò có tính quyết định của người nghệ sĩ trong việc sáng tạo cái đẹp ở tác phẩm nghệ thuật, thực hiện sứ mệnh cao cả của nhà văn.

Bình luận

Ý kiến trên đúng đắn bởi:Văn học lấy con người và cuộc sống làm đối tượng phản ánh theo quy luật của cái đẹp, nhằm thỏa mãn những tình cảm thẩm mĩ của con người. Bản thân cuộc sống con người đã là đối tượng thẩm mỹ của nghệ thuật muôn đời.Quá trình sáng tạo là quá trình mang tính cá nhân, cá thể, chủ quan cao độ. Đời sống khi được khúc xạ qua lăng kính chủ quan nghệ sĩ dù hiện lên thế này hay thế kia, bằng cách này hay cách khác, người ta đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thấy được chân dung tinh thần người sáng tạo. Bởi thế, điều quan trọng và trực tiếp hơn cả của cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ.Là nhà văn, phẩm chất quan trọng hàng đầu là tâm hồn, những rung cảm thẩm mỹ. Chính những rung cảm này mang đến cái đẹp cho tác phẩm và nguồn mĩ cảm cho người đọc. Bên cạnh đó, không thể không kể đến những tư tưởng, thái độ, tình cảm đẹp cùng một tài năng nghệ thuật để truyền tải cái đẹp đời sống vào tác phẩm.

Chứng minh

Học sinh có thể chọn bất kì tác phẩm thơ giai đoạn 1945-1975 trong chương trình Ngữ văn 12, miễn là hiểu và phân tích đúng hướng, có ý thức làm nổi bật những ý sauCái đẹp trong tác phẩm bắt nguồn từ đời sống [ý phụ]Cái đẹp trong tác phẩm bắt nguồn từ chính người nghệ sĩ [ý chính]Đẹp ở tâm [tấm lòng với cuộc sống, con người; ý thức trách nhiệm… ]Đẹp ở tài năng [nghệ thuật, tri thức…].

Đánh giá

Ý kiến đã khẳng định đúng đắn một trong những vấn đề thuộc bản chất của nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng.

Ý kiến có ý nghĩa

  • Với nhà văn
  • Với lịch sử văn học
  • Với độc giả
  • Xem thêm : Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Văn

    Bài viết gợi ý:

    A. Mở bài

    -Giới thiệu về ý kiến của mình

    B. Thân bài

    1. Giải thích

    - Cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống: nguồn gốc cái đẹp trong nghệ thuật, mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và đời sống.
     Cái đẹp trong chính người nghệ sĩ: những giá trị thuộc về tư tưởng, tâm hồn, nhận thức, thái độ và tài năng nghệ thuật.
     Quan trọng, trực tiếp: nhấn mạnh vai trò của cái đẹp trong bản thân người sáng tạo.

    2. Bàn luận

    Ý kiến trên đúng đắn bởi:
     Văn học lấy con người và cuộc sống làm đối tượng phản ánh theo quy luật của cái đẹp, nhằm thỏa mãn những tình cảm thẩm mĩ của con người. Bản thân cuộc sống con người đã là đối tượng thẩm mỹ của nghệ thuật muôn đời.

    Là nhà văn, phẩm chất quan trọng hàng đầu là tâm hồn, những rung cảm thẩm mỹ. Chính những rung cảm này mang đến cái đẹp cho tác phẩm và nguồn mĩ cảm cho người đọc. Bên cạnh đó, không thể không kể đến những tư tưởng, thái độ, tình cảm đẹp cùng một tài năng nghệ thuật để truyền tải cái đẹp đời sống vào tác phẩm.

    từ cái đẹp để chỉ bất cứ điều gì dấy lên ở con người những xúc cảm và những cảm hứng tốt đẹp.Quá trình tìm tòi về cái đẹp,trừu tượng.tựu chung thường xoay quanh hai câu hỏi cơ bản:cái đẹp là gì? Và cái gì là đẹp?Hai câu hỏi đó dương như đơn giản nhưng thật khó trả lời. 1.1.Theo các nhà mỹ học Hy Lạp cổ đại. Họ đi tìm các thuộc tính các phẩm chất cơ bản của cái đẹp dựa vào đặc tính tự nhiên của sự vật để vạch ra những thuộc tính và những phẩm chất của cái đẹp. Thời kỳ trung cổ phong kiến Họ cho rằng cuộc đời chỉ là ngọn nến leo lét trước gió mạnh,là con thuyền mong manh trước cơn sóng dữ.Trên đời này không có cái đẹp và khuyên con người cam phận,sớm tối cầu kinh sám hối.Như vậy cái đẹp bị kéo lên chín tầng mây

    C. Kết bài

     Ý kiến đã khẳng định đúng đắn một trong những vấn đề thuộc bản chất nghệ thuật.

    #notspam

    ai báo cáo là sai đó nha,tôi ko copy,tôi chỉ tham khảo những bài llamf hay thôi

    ĐỀ BÀI 5:

    ‘Cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống nhưng quan trọng và trực tỉếp hơn cả là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ”

    Anh [chị] hiểu ý kiến trên như thế nào? Cảm nhận bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh, từ đó liên hệ sang bài “Quê hương” cùa Tế Hanh.

    [Trích đề thi chuyên Văn Trường THPT CHUYÊN LAM SƠN, THANH HÓA năm học 2019 – 2020]

    BÀI VĂN

    Sinh thời, nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:

    “Bài thơ anh anh làm một nửa mà thôi

    Còn một nửa cho mùa thu làm lấy”

    Cái “mùa thu làm thơ” ấy trong ý thơ của Chế Lan Viên là thiên nhiên đất trời tác động vào linh hồn bài thơ. rộng ra chính là hiện thực cuộc sống. Chăng phải ngẫu nhiên mà Tago ví nhà thơ như “Người làm vườn”. Là “người làm vườn” vì phải tận tụy cày xới trên mảnh đất màu mỡ của cuộc sống, vun trồng ngôn từ thành tác phẩm nở hoa trong lòng người đọc. Bàn về cội nguồn của cái đẹp trong sáng tạo nghệ thuật, có ý kiến cho rằng: “Cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống nhưng quan trọng và trực tiếp hơn cả là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ”.

    Trước hết ta cần hiểu rõ thông điệp toát lên từ nhận định trên. “Cái đẹp” là một phạm trù của mĩ học, chỉ những điều tốt lành, tích cực, có giá trị sâu xa trong việc nâng cao tinh thần, bồi đắp tâm hồn con người. Đứng trước cái đẹp mỗi người sẽ có cảm giác trầm trồ ngắm nhìn, nâng niu trân trọng. Thông qua ý kiến trên, tác giả đã chỉ rõ nguồn gốc của cái đẹp trong nghệ thuật: “Cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống”. Nghệ thuật thoát ra từ đời sống con người, gắn bó sâu sắc với đời sống con người. Cái đẹp phải có mục đích cao cả, phái vì cuộc đời mà có. Nghệ thuật không được xa rời cuộc đời và con người mà phái bám sát để phản ánh cuộc sống, nói lên được khao khát ước mơ của con người. “Cái đẹp trong chính người nghệ sĩ” là những giá trị thuộc tư tưởng, phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn. sự nhạy bén và trưởng thành trong nhận thức, thái độ nghiêm túc đối với nghiệp cầm bút và hơn hết là có tài năng nghệ thuật độc đáo để tác phẩm đẹp cả hình thức lẫn nội dung, trở thành tác phẩm tròn trịa, hoàn hảo.

    Đặt ý kiến trên vào tác phẩm văn học cụ thể mới thấy sự xác đáng, sâu sắc của người phát ngôn. Con người và cuộc sống vốn dĩ là đối tượng mà văn học phản ánh. M. Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học”, một nhà phê bình khác cũng cho rằng: “Văn học – cuối cùng vẫn là viết về trái tim con người”. Những tác phẩm xa rời thực tế không bao giờ sống được lâu trong tâm hồn bạn đọc. Nhà văn quan sát hiện thực đời sống từ nhiều chiều, soi xét trên nhiều khía cạnh. Hiện thực được thanh lọc qua lãng kính tâm hồn của người cầm bút để rồi những tinh túy cúa nó kết tinh nơi từ ngữ diệu kì. Văn chương có một ma lực riêng, nó phản ảnh hiện thực nhưng không phải sao chép nguyên xi cái hiện thực bày ra trước mắt mà được nhà văn biến hóa thành hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp, có khả năng lay động tâm hồn, tưởng chừng như những hình tượng ấy run rẩy, phập phồng trên trang văn của người nghệ sĩ “thứ thiệt”. Thế nhưng hiện thực chưa phải là tất cả. Chính lối sống đẹp của nhà văn ảnh hưởng trực tiếp đến những đứa con tinh thần. Vì vậy mà nhà văn cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, có vẻ đẹp tâm hồn, sự rung cảm thật sự chứ không phải vay mượn cảm xúc. Khi đó tác phẩm mới đủ sức đi vào lòng người. “Cái đẹp trong chính người nghệ sĩ” phải trải qua những thử thách của cuộc sống mới có chứ không tự nhiên mà hình thành. “Cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống” và “cái đẹp trong chính người nghệ sĩ” là hai yếu tố để làm nên tác phẩm văn học chân chính.

    Hiện thực cuộc đời và tư chất nghệ sĩ được thể hiện rất rõ trong bài thơ “Sang thu’ của Hữu Thỉnh. Đọc bài thơ, ta thấy từ cuối hạ sang đầu thu đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyên này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm. Bài thơ được mùa thu gợi tứ, Hừu Thỉnh thăng hoa cảm xúc đến tột cùng và rồi kết đọng thành những vần thơ đẹp. Phải là một người có “cái đẹp” nảy nớ trong lòng, yêu thiên nhiên đến thiết tha mới có thể viết nên được những dòng thơ tràn trề càm xúc ấy!

    Vẻ đẹp trong sáng, lãng mạn của trời đất đầu thu như xoa dịu nỗi đau của người hậu chiến. Hữu Thỉnh từng tâm sự: ” Là lính trong thời chiến mới hiểu được rằng đôi lúc chúng tôi đã rất mong trên đầu không có tiếng máy bay dù chỉ để được đi tắm giặt, đi hủi rau hoặc tranh thủ đọc vài trang sách, mà cũng không có Còn bây giờ, cái ước ao tưởng chừng đơn giản “không phải nghe những âm thanh ấy” đã trở thành sự thật, lòng người háo hức, những khúc ca ca ngợi Tổ quốc rộn vang khắp ngõ xóm đường làng. Trong thời khắc đó, trước thiên nhiên tuyệt vời mà mùa thu phác họa trước mắt thi nhân đó thử hỏi sao không ‘động hồn thơ’ mà viết bài Sang thu cho được?

    Rõ ràng mùa thu trong bài thơ không phải đương độ chín muồi mà chỉ mới là chớm thu, mùa vừa chạm ngõ. Bằng những cảm nhận tinh tế nhạy cảm Hữu Thỉnh đã phát hiện ra những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Không đợi đọc những dòng thơ. nét thu được Hữu Thinh hé lộ ngay từ nhan đề thi phẩm. “Sang thu”: hai thanh bằng gợi cảm giác nhẹ nhàng đúng điệu mùa thu, cùng với vần “ang” dài hơi trong chữ “sang” như một chiếc cầu nối từ mùa hạ qua đi đến mùa thu lên ngôi, dần dần phô bày vẻ đẹp.

    Bằng sự kì diệu của ngôn ngữ thơ, Hữu Thỉnh đã nâng ta lạc bước vào khu vườn mùa thu thoảng hương ối xá lị chín bói, giữa màu sương giăng mắc:

    “Bỗng nhận ra hương ổi

    Phả vào trong gió se

    Sương chùng chình qua ngõ

    Hình như thu đã về ”

    Nhà thơ nhận ra mùa thu đang sang bởi “hương ổi” phảng phất trong vườn. Chữ “bồng” xuất hiện ở đầu bài thơ biểu hiện trạng thái bất ngờ, bỡ ngỡ. một chút hồ nghi cúa thi nhân. Trái ổi thì mùa nào chẳng chín, nhưng “hương ổi” mùa thu mới thật sự lừng hương. Động từ “pha” gợi cảm giác lan tỏa vội vàng như một tín hiệu báo thu về. Ở hai câu thơ: “Bong nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se”, hai hình ảnh cuối của mỗi câu tuy bị tách bạch bởi khoảng cách dòng thơ nhưng kết hợp với nhau tạo thành một hương vị gợi thương gợi nhớ. Đó là hương ổi chín ngọt ngào hòa lẫn vào ngọn gió nồng nàn của mùa thu. Gió tựa như đôi cánh mang “hương ổi” bay đi, kịp nói rang: thu đương về trên quê hương tươi đẹp. Làn sương thu không dày đặc che khuất cả tầm nhìn mà chỉ báng lảng mơ hồ, trong trạng thái “chùng chình qua ngõ”. “Chùng chình ” – một sự di chuyển thực chậm rãi, nhẹ nhàng. Vườn thu đẹp như một bức tranh thoáng mùi vị của thi ca, của cổ tích; ngõ thu vắng vẻ chỉ có màn sương nối nhau lướt qua. Dòng thơ: “Hình như thu đã về” như một cái tặc lưỡi, một lời thủ thỉ pha chút hoài nghi. Chỉ là “hình như” nhưng thật sự “thu đã về” rồi bởi những hình ánh đó, hương vị đó, cám xúc bồn chồn mơ hồ đó chỉ mùa thu mới có. Nương theo những dòng thơ, một bức tranh mùa thu chớm hiện ra trước mắt người đọc vừa gần gũi, bình dị, vừa mang những nét đặc trưng của mùa thu phương Bắc. Hữu Thỉnh không đi theo lối mòn của những nhà thơ khác, nghĩa là không sử dụng những hình ảnh vốn quen thuộc trong thơ ca khi viết về mùa thu như hoa cúc [“Mùa thu cùa em/ Là vàng hoa cúc” – Quang Huy], hương cốm làng Vòng [“Gió thổi mùa thu hương cốm mới” – Nguyễn Đình Thi], lá vàng thu bay bay [“Lá thu kêu xào xạc/ Con nai vàng ngơ ngác” – Lun Trọng Lư]… mà khai thác những hình ảnh bình dị ẩn hiện quanh ta mà ta thường phớt lờ, quên lãng. Mọi thứ được Hữu Thỉnh quan sát và thể hiện từ cận cảnh đến viễn cảnh, sau cùng đưa ra những suy niệm về cuộc đời mỗi con người. Lời thơ vì thế mà mang màu sắc triết lí.

    Từ khu vườn, đường thôn ngõ xóm, nhà thơ di chuyển điểm nhìn ra xa rộng, hòa mình cùng trời đất mênh mông. Nhà thơ đã thêm vào không gian mùa thu hình ảnh dòng sông, cánh chim, đám mây trên nền trời biêng biếc… vừa khiến mùa thu hiện ra thật ấn tượng, vừa gửi gắm những triết lí nhân sinh của Hữu Thỉnh trong phần đời bé nhỏ của chính mình:

    “Sông được lúc dềnh dàng

    Chim bắt đầu vội vã

    Có đám mây mùa hạ

    Vắt nửa mình sang thu “

    Thật tài hoa khi dòng sông với đám mây trên trời được nối với nhau qua tâng không lửng lơ có cánh chim hiện hữu. Dòng sông mùa thu chắc trong biếc và mênh mông lắm. Thu về là thời điểm thích hợp để dòng sông chở nước đi khắp nơi, hai chữ “được lúc” khiến sông như gặp thời để “dềnh dàng”, để tuôn chảy giữa màu nâu đất mẹ. Dòng sông này cũng hệt như dòng sông trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận. cũng mênh mông, lai láng, chảy tràn:

    “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

    Con thuyền xuôi mái nước song song ”

    Từ láy “dềnh dàng” có hai vần bàng dài hơi đứng cạnh nhau gợi tả một dòng sông vừa dài vừa rộng. Trên trời, cánh chim bay vội vã. Những chú chim “bắt đầu” bay về phương Nam trú rét từng đàn, từng đàn nối nhau. Giữa cái vô cùng, vô tận của dòng sông với bầu trời, cánh chim hiện lên nhỏ nhoi, tựa như một chẩm nhỏ lơ lửng.

    Sống 35 năm cuộc đời hạnh phúc lẫn khổ đau, vui vẻ lẫn mất mát, Hữu Thỉnh chiêm nghiệm được nhiều điều sâu sắc cho phần đời của mình. Hai câu thơ sau, trên bề mặt câu chữ miêu tả đám mây nhưng thực chất chứa đựng một sự suy ngẫm:

    “Có đám mây mùa hạ

    Vắt nửa mình sang thu ’’

    Nhờ hiện tượng ngắt dòng trong thơ năm chữ nên ý thơ dài bị ngắt thành hai ý như hai miền không gian, hai miền địa lí. Còn “đám mẩy” đang vắt mình giữa ranh giới hai miền, nửa thuộc về hạ, nửa ngả sang thu, mây chưa thuộc về bên nào nhất định. Đọc hai câu thơ ta cảm giác như có một sự chuyển động nào đó rất tinh tế, rất nhẹ nhàng của “đám mây”. Đám mây mỏng, nhẹ như dải lụa vắt trên bầu trời xanh bao la mà Nguyền Khuyến đã từng ngợi ca trong bài thơ “Thu điếu”: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”. Đám mây ấy cũng loang loáng như chiếc khăn voan của người thiếu nữ. Hình ảnh thơ giàu tính tạo hình, diễn tả sự vận động của thời điểm giao mùa từ hạ sang thu. Ở một tầng nghĩa sâu thẳm hơn, cái “vắt nửa mình” của “đám mây” còn tượng trưng cho những dự định, ước muốn mà ta vạch ra trong cuộc đời, rằng có những khát khao ta chỉ có thể hiện thực hóa được một phần, hoặc nửa vời chứ không sao mà trọn vẹn được. Vì cuộc đời còn lắm những khó khăn, những ngoại cảnh tác động mà không phải lúc nào “ước mơ đủ lớn” cũng làm được mọi thứ. Mặt khác, một nửa “đám mây mùa hạ ” là biểu tượng của quá khứ, của kí ức tươi đẹp, còn “nửa mình sang thu” là biểu tượng của thực tại cuộc sống. Đi qua mỗi chặng đường đời, thứ mà ta kí gửi lại chính là hồi ức, là ki niệm tươi đẹp. Nó vĩnh viễn thuộc về cái thời khắc đó, năm tháng đó, dẫu ta có nhung nhớ hoài niệm suốt cả cuộc đời.

    Vậy là thu đã đến thật rồi, không còn gì ngờ vực nữa. Khổ thơ cuối bài được xem là khổ thơ “nặng kí” nhất bởi hình ảnh rất thu, bới triết lí cuộc sống tuy đơn giản nhưng vô cùng sâu sắc mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra trong đời:

    “ Vẫn còn bao nhiêu nắng

    Đã vơi dần cơn mưa

    Sấm cũng bớt bất ngờ

    Trên hàng cây đứng tuổi ”

    Thu đến, nắng “vẫn còn” nhưng có vẻ nó đã nhạt đi ít nhiều, chi còn lại những gam màu tinh khôi, trong trẻo. Cơn mưa mùa hạ bất chợt cũng “vơi dần” nhường chồ cho tiết trời êm dịu của mùa thu. Nhiều thi sĩ đã từng miêu tá đầy gợi cảm cái nắng mùa thu, một “thềm nắng lá rơi đầy” của trời thu Hà Nội trong thơ Nguyễn Đình Thi, một “nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì” trong thơ Xuân Diệu hay “nắng nửa sông xa mờ khí núi” trong thơ Quang Dũng. Đến bài thơ này, Hữu Thỉnh không dùng bất kì một tính từ nào nào để tả nắng thu, ngôn từ mộc mạc, chân chất, nhưng ít nhiều gợi một cái nắng rất thơ trong lòng người. Hai câu thơ viết về “nắng” – “mưa” không còn là hiện tượng thời tiết mà là hiện tượng ngôn ngữ đẹp và thơ mộng vô cùng.

    Và cuối cùng, trong cơn mưa thu bất chợt, Hữu Thỉnh chợt nhận ra:

    “Sấm cũng bớt bất ngờ

    Trên hàng cây đứng tuổi ”

    Mưa thu thường thường xuất hiện sấm chớp xẹt ngang lưng chừng trời, qua hàng cây. Mưa như tắm tưới, gột rửa cho đất trời thêm thanh sạch. Nhưng với một nhà thơ nhiều trải nghiệm như Hữu Thỉnh thì ý nghĩa của hai câu thơ đâu dừng lại ở đó? Hình ảnh “sấm” còn tượng trưng cho những va vấp, giông tố, những vang động bất thường mà con người sẽ gặp trong cuộc đời. Còn “hàng cây đứng tuổi” lại biểu tượng cho con người ở độ tuổi đã qua giông bão, đã qua đớn đau, giờ đây đầy những trải nghiệm. Chắc chắn rằng đến một độ tuổi nhất định, khi đã gặp đủ những hỉ – nộ – ái – ố trong đời, người ta sẽ chăng còn bất ngờ, chẳng còn đau lòng xót dạ nhiều khi gặp giông bão, khó khăn. Vì “Đời phải trải qua nhiều giông tổ” [Đặng Thùy Trâm] thì người ta mới trưởng thành lên được. Giông tố, khó khăn như thứ lửa thử vàng tôi luyện cho chúng ta thêm rắn rỏi, cứng cáp hơn theo thời gian.

    Quả thực Sang thu của Hữu Thỉnh mang một màu sắc hoàn toàn mới so với thơ ca viết về mùa thu trước đó. Nhà thơ đã chọn khoảnh khắc “sang thu” chứ không phải đang thu, đã thu để gợi tả mà khéo léo quan sát và thể hiện sự biên chuyển nhẹ nhàng, rỗ rệt của đất trời. Ngôn từ Hữu Thỉnh sử dụng không bóng bẩy, không trau chuốt đến mất tự nhiên mà rất đỗi chân thật, thô mộc, nhưng đầy gợi cảm. Nhịp điệu thơ đôi chỗ chậm rãi, nhẹ nhàng, thong dong như bước chuyển mình của mùa thu, nhưng đôi khi lại vội vã, gấp rút. Bài thơ góp một cái tứ mới lạ vào đề tài mùa thu trong thơ ca Việt Nam.

    Cảm thức về quê hương luôn thường trực trong thơ ca Việt Nam mà “Quê hương” của Tế Hanh cũng là một minh chứng. Trong thơ ca có rất nhiều thi phẩm đặc sắc viết về đề tài quê hương như “Quê hương” [Giang Nam], “Bài học đầu cho con” [Đỗ Trung Quân],… Riêng Tế Hanh đã thổi vào trong bài thơ “Quê hương” một cảm xúc khác lạ hoàn toàn tươi mới. Đó là một quê hương làng biển xinh đẹp với những con sóng nhấp nhô, với những ngư dân da rám nắng cần cù, chịu thương chịu khó xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

    “Cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống” trong bài thơ “Quê hương” là cái đẹp của làng chài ven biển miền Trung trong những thời khắc khác nhau mà Tế Hanh đã nhắc đến trong bài thơ. Hình ảnh làng biển lung linh trong buổi sớm đẹp đến say lòng:

    “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

    Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

    Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

    Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

    Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ”

    Bài thơ có hai bức tranh: bức tranh thiên nhiên và bức tranh đời sống. Thiên nhiên buổi sáng ở làng biển đẹp vô ngần, trời trong xanh, gió thổi nhè nhẹ, cái màu hồng của ánh sương mai làm thành “sớm mai hồng” quyến rũ lòng người. Đây là thời điểm mà ngư dân ra khơi đánh cá. Hình ảnh trai tráng làng biển dong thuyền ra biển hiện ra thật xao động, náo nhiệt và đầy hăng hái: “Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang”. “Cánh buồm” trở thành linh hồn của làng biển, biểu tượng thiêng liêng trong cuộc sống của người làng chài. Thiên nhiên trong ngần, con người hăng say lao động – những tín hiệu đáng mừng của cuộc sống.

    Cảnh thuyền về cũng nhộn nhịp không kém cảnh ra khơi. Nhịp điệu cuộc sống đang dâng tràn và niềm lạc quan trong tâm hồn người lao động đã được Tế Hanh nhắc đến qua những từ ngữ giàu sức gợi: “ồn ào”, “tấp nập”:

    “Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

    Khắp dân làng tấp nập đón ghe về ”

    Hình ảnh ngư dân với những nét đẹp thô mộc nhưng vô cùng dễ mến cũng được Tế Hanh miêu tả bằng tấm lòng trân trọng, yêu thương:

    “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

    Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”

    Trong hai câu thơ có từ ngữ chỉ màu sắc làn da [“ngâm rám nắng”], có từ ngữ chỉ mùi vị [“nồng thở vị xa xăm”], hình ảnh ngư phủ hiện ra mạnh mẽ và hoang dã, dường như anh được sinh ra là để chinh phục thiên nhiên và khai thác sự giàu có của biển khơi, sống ở một làng chài ven biển của tỉnh Quảng Ngãi, những hình ảnh mà Tế Hanh gợi ra trong bài “Quê hương” đều được lấy từ chất liệu cuộc sống, được Tế Hanh quan sát kĩ lưỡng, gắn bó tha thiết và yêu thương nồng nàn. Vì thế mà tất cả hiện lên thật đến từng chi tiết.

    Bên cạnh đó, “tư chất nghệ sĩ” của Tế Hanh cũng được thể hiện rõ trong bài thơ này. Phải yêu thiết tha cái làng chài bé nhỏ, khốn khó nhưng xinh đẹp và rộn rã của mình thì Tế Hanh mới tái hiện được những hình ảnh thân thương đến như vậy. Trong khổ cuối bài thơ, tác giả bày tỏ niềm nhớ thương của mình về quê hương, sự thủy chung với làng biển. Dù có đi đến đâu thì cái làng chài bé nhở ấy vẫn hằn in trong tâm trí nhà thơ. Rõ ràng ông là một người giàu tình nghĩa, hướng về cội nguồn, thủy chung với những điều chân phương bình dị:

    “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

    Màu nước xanh, củ bạc, chiếc buồm vôi

    Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

    Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quả!”

    Hai bài thơ tiêu biểu cho “cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống” và “cái đẹp trong chính người nghệ sĩ”. Điểm gặp nhau giữa hai thi phẩm là việc tác giả lấy cảm hứng từ đời sống trước mắt. đó là thiên nhiên, con người và cuộc sống sinh hoạt. Mọi thứ đối với tác già đều không hề xa lạ mà có sự gắn bó thân thương. Cả hai bài thơ đều hướng đến chủ đề chung là quê hương, đất nước. Tuy nhiên cách thể hiện của mỗi thi sĩ là hoàn toàn khác nhau. Nếu Hữu Thỉnh tha thiết với mùa thu đất Bắc thì Tế Hanh lại đau đáu ngóng về ngôi làng biển xinh đẹp của dải đất miền Trung. Ở bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh người đọc bắt gặp những triết lí nhân sinh sâu sắc, còn ở bài “Quê hương” của Tế Hanh lại toát lên cảm xúc chân thành trong lòng thi sĩ. Làm nên sự khác biệt cốt lõi đó chính nhờ vào phong cách nghệ thuật [cái riêng] của mỗi thi sĩ, không ai giống ai, giọng thơ cũng muôn màu muôn vẻ. Suy cho cùng cả hai bài đều chạm được vào lòng người đọc, trở thành những đại diện của “cái đẹp” trong văn chương.

    Tựu trung lại, ý kiến trên đã khẳng định một vấn đề thuộc bản chất nghệ thuật ngôn từ. Đây cũng là một trong những chuẩn mực để người đọc có thể đánh giá tác phẩm văn học hay, tác phẩm văn học chân chính. Viết văn là một nghê không dễ chút nào, người muốn cầm bút viết văn và đi cùng với văn chương một đoạn đường dài thì trước hết phải nhìn lại “tư chất nghệ sĩ’ bên trong mình, khả năng của mình để tác phẩm ra đời không bị hời hợt, dề dài, không bị khai tử ngay khi vừa ra mắt công chúng.

    Video liên quan

    Chủ Đề