Cận có bao nhiêu độ?

Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt, người bị cận thị có thể quan sát rõ ràng những vật ở gần, nhưng với các vật ở khoảng cách sẽ nhìn mờ hơn. Cận thị có nhiều mức độ khác nhau, mắt cận càng nặng thì khả năng nhìn xa sẽ càng thấp. Vậy cận 2 độ là nặng hay nhẹ, có nên đeo kính không? Mọi người hãy theo dõi bài viết của Doppelherz để có câu trả lời nhé!

Nội dung bài viết

1. Cận thị là gì? Phân biệt loạn thị và cận thị

Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác, cận thị chiếm một lượng đáng kể trong nhóm các vấn đề về mắt, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh. Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài, khiến cho tia sáng đi vào mắt hội tụ ở phía trước võng mạc, thay vì phải hội tụ tại ngay võng mạc.

Do đó, người bị cận thị có thể nhìn rõ những vật ở khoảng cách gần, nhưng khi nhìn ở cự ly xa, hình ảnh sẽ bị mờ, nhòe đi. Dấu hiệu nhận biết cận thị là người bệnh thường xuyên chớp mắt, nheo mắt để có thể nhìn rõ mục tiêu phía trước, đi kèm với đó là tình trạng mỏi mắt, đau đầu,… đối với những người bị cận nặng.

Loạn thị cũng là một tật khúc xạ về mắt, tuy nhiên, loạn thị khác cận thị ở chỗ là các hình ảnh được hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc. Điều này khiến cho người bị loạn thị cảm thấy khó nhìn, hình ảnh bị nhòe, không rõ ràng.

Cận có bao nhiêu độ?
Cận thị là gì?

2. Nguyên nhân bị cận thị là gì?

Theo thống kê, hiện nay ở nước ta có khoảng 3 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 0 đến 15 tuổi bị mắc các tật khúc xạ mắt, trong đó, cận thị chiếm tới ⅔. Tỷ lệ trẻ em bị cận chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị. Một số nguyên nhân gây cận thị có thể kể đến như:

  • Cận thị do di truyền, bẩm sinh.
  • Học tập, làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng.
  • Tư thế ngồi học tập, làm việc không phù hợp, ngồi không ngay ngắn, mắt nhìn quá gần vào sách vở, màn hình máy tính.
  • Thường xuyên tiếp xúc với máy tính, điện thoại.
  • Cấu trúc giác mạc thay đổi làm quá cong so với nhãn cầu.
  • Trục nhãn cầu dài làm khoảng cách để võng mạc dài ra, ảnh rơi ở phía trước võng mạc mà không rơi vào võng mạc.
Cận có bao nhiêu độ?
Nguyên nhân bị cận thị là gì?

3. Cận 2 độ là nặng hay nhẹ?

Cận thị được chia thành nhiều dạng với nhiều mức độ khác nhau, bao gồm: cận thị đơn thuần, cận thị giả, cận thị đêm, cận thị thoái hóa. Để xác định chính xác mình bị cận không không thì mọi người nên đi khám và đo tiêu cự mắt. Khi bạn đi khám mắt, nhìn vào toa kính, nếu thấy có dấu “-” là chẩn đoán cận thị, chữ số tiếp theo là độ cận thị. Độ cận được chia thành những mức độ sau:

  • 0 diop: Mắt bình thường
  • – 0.25 đến 3 diop: Cận thị nhẹ
  • – 3,25 đến – 6,00 diop: Cận thị vừa 
  • -6,25 đến -10,00 diop: Cận thị nặng
  • – 10,25 diop trở lên: Cận thị cực đoan

Như vậy, với cách xác định mức độ cận thị như trên, mọi người đã nhận định được cận 2 độ là nặng hay nhẹ rồi đúng không? Hầu hết những người bị cận thị từ 0.25 đến 3 độ là cận thị nhẹ. Tuy nhiên, nếu trẻ em còn nhỏ tuổi mà bị cận 2 độ thì cũng là vấn đề đáng lo ngại, bởi cận thị sẽ có thể tiến triển ngày càng nặng, gây ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống của trẻ. Vì thế, phụ huynh có con nhỏ bị cận cần lưu ý chăm sóc mắt, bổ sung dưỡng chất tốt cho thị lực, hạn chế tăng độ cận.

Cận có bao nhiêu độ?
Cận 2 độ là nặng hay nhẹ?

4. Cận bao nhiêu độ thì nên đeo kính?

Nhiều người bị cận thị có thắc mắc mắc cận bao nhiêu độ thì nên đeo kính, khi bị cận không đeo kính có sao không. Đeo kính là việc làm cần thiết, cho dù bạn bị cận nhẹ, nhưng nếu nó làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống thì bạn nên đeo kính để nhìn rõ hơn.

  • Người bị cận 0,25 độ: Đây là độ cận nhỏ nhất, thường không ảnh hưởng nhiều đến công việc, cuộc sống hàng ngày của mọi người. Do đó, những người bị cận 0,25 độ thì không cần phải đeo kính vẫn có thể sinh hoạt bình thường.
  • Người bị cận 0,5 độ: Người bị cận khi nhìn xa sẽ bị mờ đi một chút, tuy nhiên, nhiều người vẫn có thể nhìn tốt ở khoảng cách này mà không phải đeo kính.
  • Người bị cận 0.75 độ: Bệnh nhân nên bắt đầu đeo kính khi cần quan sát rõ những vật ở xa để tránh ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.
  • Người bị cận 1 độ: Gặp nhiều khó khăn khi phải nhìn những vật ở xa. Vậy cận 1 độ có nên đeo kính không? Câu trả lời là: Có, mọi người nên đeo kính khi làm những công việc yêu cầu phải có tầm nhìn xa như: công an, lái xe,…
  • Người bị cận 1,5 độ trở lên: Nên đeo kính để cải thiện tầm nhìn xa, tránh ảnh hưởng đến công việc.
  • Người bị cận 2 độ trở lên: Bắt buộc phải đeo kính khi học tập và làm việc để hạn chế tăng độ cận khi mắt phải điều tiết quá nhiều.
Cận có bao nhiêu độ?
Cận bao nhiêu độ thì nên đeo kính?

Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho câu hỏi “Cận 2 độ là nặng hay nhẹ”. Để hỗ trợ điều trị cận thị, mọi người nên duy trì chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tích cực bổ sung các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe đôi mắt. Mọi người cần tư vấn thêm về các sản phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất hỗ trợ nuôi dưỡng đôi mắt sáng khỏe hãy liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng nhất.