Căn cứ để xếp hạng các nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật

Ông Đỗ Văn Tuân [tỉnh Ninh Bình] phản ánh, theo khoản 5, Điều 28 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ: “Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật phải được phê duyệt bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả đánh giá về kỹ thuật”.

Tuy nhiên, tại khoản 2, Mục 23 Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT ngày 14/2/2015 hướng dẫn, với gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất, giá cố định hoặc phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật chỉ cần được phê duyệt bằng văn bản, áp dụng với khoản 3, Mục 23 Thông tư nêu trên là dùng phương pháp dựa trên kỹ thuật mới phải căn cứ vào tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định.

Ông Tuân muốn hỏi, khi phê duyệt danh sách nhà thầu đạt điểm kỹ thuật có cần báo cáo thẩm định của tất cả các phương pháp đánh giá, hay chỉ khi dùng phương pháp đánh giá dựa trên kỹ thuật mới phải dựa vào báo cáo thẩm định?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Tại khoản 5 Điều 28 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và hỗn hợp, danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả đánh giá về kỹ thuật.

Tại điểm c khoản 2 Điều 38 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật hoặc nhà thầu đạt điểm kỹ thuật cao nhất [đối với phương pháp dựa trên kỹ thuật] phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

Như vậy, đối với tất cả các loại gói thầu [cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp và cung cấp dịch vụ tư vấn], dù áp dụng phương pháp đánh giá nào thì việc phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật cũng phải căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật theo các quy định nêu trên.

Chinhphu.vn
 


Theo phản ánh của ông Nguyễn Duy Hiếu [TPHCM], khi lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu [HSDT] thông thường thì có quy định: “Trường hợp gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, bên mời thầu phải gửi thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đến các nhà thầu tham dự thầu. Trong văn bản thông báo phải nêu rõ tên nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, lý do các nhà thầu không đáp ứng về kỹ thuật, thời gian, địa điểm mở hồ sơ đề xuất về tài chính. Các nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật có thể cử đại diện tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất về tài chính”.

Khi lập báo cáo đánh giá E-HSDT thì không có quy định: Trong văn bản thông báo phải nêu rõ tên nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, lý do các nhà thầu không đáp ứng về kỹ thuật.

Ông Hiếu hỏi, bên mời thầu không nêu lý do [các gói thầu online] các nhà thầu không đáp ứng về kỹ thuật [ở bước đánh giá kỹ thuật] thì có trái quy định không? Khi nhập kết quả đánh giá bước kỹ thuật lên Hệ thống để công khai và tiến hành bước tài chính thì có nhập nội dung nhà thầu không đạt. Tuy nhiên khi công khai thì lại không thể hiện các thông tin này và bên mời thầu cũng không xem lại được nội dung này.

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 30 Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT, sau khi có quyết định phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, bên mời thầu phải đăng tải công khai danh sách này trên Hệ thống theo trình tự quy định tại Điều này.

Do đó, việc công khai danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật khi đấu thầu qua mạng phải thực hiện theo quy định nêu trên.

Chinhphu.vn


Với mỗi loại gói thầu khác nhau, chúng ta có những phương pháp đánh giá hồ sơ khác nhau. Vậy phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định hiện hành cụ thể ra sao?

Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp

Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật đấu thầu 2013, phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu áp dụng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp, hỗn hợp được quy định cụ thể như sau:

Phương pháp giá thấp nhất

Phương pháp này áp dụng đối với các gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ trong đó các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu.

Hồ sơ dự thầu được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí của gói thầu.

Đối với các hồ sơ dự thầu đã được đánh giá đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá trên thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch để so sánh, xếp hạng. Các nhà thầu được xếp hạng tương ứng theo giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá [nếu có]. Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

Phương pháp giá đánh giá

– Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu mà các chi phí quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình;

– Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn xác định giá đánh giá.

Các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm: chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, lãi vay, tiến độ, chất lượng của hàng hóa hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu, uy tín của nhà thầu thông qua tiến độ và chất lượng thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yếu tố khác;

– Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá đánh giá để so sánh, xếp hạng. Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá

– Phương pháp này áp dụng đối với gói thầu công nghệ thông tin, viễn thông hoặc gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp khi không áp dụng được phương pháp giá thấp nhất và phương pháp giá đánh giá.

– Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá;

– Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào điểm tổng hợp để so sánh, xếp hạng tương ứng. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất.

Xem thêm: Những quy định chung nhất về quy trình lựa chọn nhà thầu

Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu như thế nào?

Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn

Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phụ thuộc vào đối tượng dự thầu là cá nhân hay tổ chức. Điều 40 Luật đấu thầu 2013 có quy định cụ thể như sau:

Đối với nhà thầu tư vấn là tổ chức

Ở trường hợp này, có bốn phương pháp được đưa ra để áp dụng như sau:

Phương pháp giá thấp nhất

– Được áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản.

– Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.

– Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá [nếu có]. Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất.

Phương pháp giá cố định

– Được áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản, chi phí thực hiện gói thầu được xác định cụ thể và cố định trong hồ sơ mời thầu.

– Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.

– Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá [nếu có] không vượt chi phí thực hiện gói thầu thì căn cứ điểm kỹ thuật để so sánh, xếp hạng. Nhà thầu có điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất.

Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá

– Được áp dụng đối với gói thầu tư vấn chú trọng tới cả chất lượng và chi phí thực hiện gói thầu.

– Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp.

Trong đó, tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp phải bảo đảm nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật từ 70% đến 80%, điểm về giá từ 20% đến 30% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp, tỷ trọng điểm về kỹ thuật cộng với tỷ trọng điểm về giá bằng 100%.

Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất.

Phương pháp dựa trên kỹ thuật

– Được áp dụng đối với gói thầu tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc thù.

– Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.

Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu không thấp hơn 80% tổng số điểm về kỹ thuật. Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng điểm kỹ thuật tối thiểu theo quy định và đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất và được mời đến mở hồ sơ đề xuất tài chính làm cơ sở để thương thảo hợp đồng.

Đối với nhà thầu tư vấn là cá nhân

Ở trong trường hợp này, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật [nếu có].

Nhà thầu có hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật tốt nhất và đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu được xếp thứ nhất.

Xem thêm: Một số quy định về lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

04 phương thức lựa chọn nhà thầu theo quy định mới nhất

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định hiện hành” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề