Châu lục nào nằm dưới lớp băng dày 3000m

Bắc Cực ở Bắc Bán cầu chỉ là tảng băng trên biển, nhưng Nam Cực ở Nam Bán cầu là lục địa, dưới băng là vùng đất đá cổ xưa.

Bên dưới băng Nam Cực

Việc đào xuống dưới lớp băng ở châu Nam Cực không hề dễ dàng. Theo Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ (NSF), lớp băng này dày trung bình 2.160 m, điểm dày nhất lên tới 4.776 m. Tổng cộng, châu Nam Cực chứa 27 triệu km3 nước đóng băng, nếu tan chảy sẽ khiến mực nước biển dâng cao khoảng 58 m.

Băng bao phủ khoảng 98% lục địa Nam Cực, che chắn phần lớn diện tích đất của lục địa này khỏi tầm nhìn. Tuy nhiên, nhờ những kỹ thuật hình ảnh tiên tiến, con người có thể hiểu thêm về hình dạng của nơi này nếu không có băng.

Năm 2013, sử dụng một lượng lớn dữ liệu về độ cao bề mặt, độ dày băng và địa hình nền đá do NASA và Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BAS) thu thập bằng vệ tinh, máy bay, khảo sát trên bề mặt, các chuyên gia tạo ra bản đồ Bedmap2. Bản đồ cho thấy, bên dưới lớp băng châu Nam Cực là một vùng đất gồ ghề với những dãy núi, hẻm núi và địa hình lởm chởm.

Năm 2019, nhóm nghiên cứu từ BAS từng khoan lỗ băng ở châu Nam Cực với độ sâu hơn 2.000 m, nhưng phần lớn những gì ở độ sâu lớn hơn vẫn còn là bí ẩn. Năm 2022, một nhóm nhà khoa học, trong đó có nghiên cứu sinh Austin Carter tại Viện Hải dương học Scripps, chia sẻ video về quá trình hạ camera xuống một lỗ khoan băng sâu 93 m ở Đồi Allan, Đông Nam Cực.

Châu lục nào nằm dưới lớp băng dày 3000m

Quá trình hạ camera xuống một lỗ khoan băng sâu 93 m ở Đồi Allan, Đông Nam Cực, năm 2022. Video: IFL Science

Bên dưới băng Bắc Cực

Băng Bắc Cực thua xa băng Nam Cực về độ sâu. Lớp băng này thường chỉ dày 3 - 4 m tại những khu vực rộng lớn, với các sống núi có thể dày tới 20 m. Dưới lớp băng là vùng nước thuộc Bắc Băng Dương, đại dương nông nhất trong 5 đại dương lớn của thế giới với độ sâu trung bình chỉ 1.038 m.

Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về những gì bên dưới băng Bắc Cực, cần xuống tới đáy Bắc Băng Dương. Năm 2013, nhóm nhà khoa học từ Đài quan sát Trái Đất Lamont-Doherty thuộc Đại học Columbia dành rất nhiều thời gian để khám phá và thu thập thông tin về thế giới bên dưới băng Bắc Cực ở Barrow, Alaska. Họ đưa camera xuyên qua lớp băng, xuống Bắc Băng Dương, và thu thập những thước phim về đáy biển.

Châu lục nào nằm dưới lớp băng dày 3000m

Thế giới bên dưới băng Bắc Cực ở Barrow, Alaska, năm 2013. Video: IFL Science

Nghiên cứu cho thấy, dưới Bắc Băng Dương là đáy biển đầy bùn với một lượng tảo khổng lồ bao phủ. Nhóm chuyên gia thậm chí còn ghi hình các sinh vật thuộc bộ Chân đều (Isopoda) lang thang dưới đáy biển, dù họ không biết chính xác chúng là loài gì và sinh sống như thế nào.

"Một trong những bài học từ việc nghiên cứu các vùng cực là chúng ta cần mở rộng định nghĩa về nơi sinh vật có thể tồn tại và phát triển", Andy Juhl, nhà sinh thái học thủy sinh kiêm nhà hải dương học của dự án, cho biết.

"Tại Bắc Cực, sự sống phát triển bên trong băng, ở nhiệt độ dưới ngưỡng đóng băng. Điều này đồng nghĩa, chúng tôi có thể tìm kiếm khoa học sự sống ở những nơi khác thường hơn. Đó là một trong những điều thú vị mà chúng tôi học được khi làm công việc này. Băng không nhất thiết là môi trường không thể sinh sống và trên các hành tinh có băng khác, chúng ta cũng có thể tìm kiếm dấu hiệu của sự sống", ông nói thêm.

Tọa lạc trên một bình nguyên bao la, cao gần 3000m trên mực nước biển, Nam Cực vốn không phải là một nơi lộng gió. Người ta thường nói, đây là châu lục gió lớn lắm. Điều này có lẽ đúng với những vùng ven rìa của bình nguyên, giáp với biển chẳng hạn, hay ở đâu đó. Chứ ở ngay vĩ độ 90 Nam, sức gió thường chừng 15km/h, có khi cao lắm cũng chỉ 60-70km/h. Đây là chuyện nhỏ. Người miền Trung nước mình, chỉ mới đây thôi, cũng đã phải hứng chịu những cơn gió mang lại từ các cơn siêu bão, có khi giật đến hơn 140 km/h.

Châu lục nào nằm dưới lớp băng dày 3000m

Những cơn gió nghe như thoảng qua, vậy mà cũng gây nên bao chuyện.

Những đợt không khí lạnh và đặc khi đi qua bình nguyên Nam Cực, có khi thổi bùng lớp tuyết khô trên mặt băng, tạo nên cơn bão tuyết cục bộ mà trên cao trời thì vẫn trong, tuyết không rơi. Người ta gọi chúng là gió katabatic, loại gió thổi từ trên cao xuống (để phân biệt với gió anabatic, thổi từ dưới thấp lên). Khi còn trên cao nguyên thì nhẹ như phủi, nhưng nghe nói, lúc đổ ra đến biển thì cuồng nộ giận dữ tàn phá mọi thứ vô phúc nằm trên đường cơn gió đi qua.

Châu lục nào nằm dưới lớp băng dày 3000m

Ngay tại Cực Nam, những cơn gió ấy vẫn còn nhẹ vậy mà ngày qua ngày đã vùi lấp hết mọi dấu vết mà con người đã khó nhọc làm nên.

Mái vòm Nam Cực, đi vào hoạt động từ 1975, để thay thế Trạm Nam Cực đầu tiên, xây nên hồi 1957. 18 năm, hàng trăm chuyến bay, là kỳ công và lòng dũng cảm của cả trăm người. Cực Cũ hay Old Pole – tên chúng tôi gọi Trạm Đầu Tiên – đã lâu nằm vùi dưới lòng tuyết lạnh. Người ta đánh dấu Cực Cũ bằng vài ngọn cờ lẻ tẻ, nhìn xa xa như những nấm mộ hoang từ lâu không người thân thuộc viếng thăm. Quả thật, tôi nhìn cũng không nhận ra đâu là Cực Cũ bây giờ?

Châu lục nào nằm dưới lớp băng dày 3000m

Mái Vòm Nam Cực, nơi chúng tôi đã ở suốt 12 tháng trường hồi cuối thế kỷ trước, giờ đây đã nằm gọn trong lòng chảo. Vùng băng chung quanh Mái Vòm ngày càng dày lên, chỗ trũng xuống phía trước là do người ta phải liên tục xúc tuyết đi. Nếu không thì Mái Vòm Nam Cực, biểu tượng của vĩ độ 90 Nam, đã bị chôn vùi từ bao năm nay rồi.

Cũng vì mối nguy ấy mà Trạm mới đã được xây lên để thay Mái Vòm thân yêu. Trạm mới như là một nhà kính liên hợp, người ta đi lại bên trong mà không phải mặc áo lạnh. Nơi này có đầy đủ tiện nghi cho hơn 150 cư dân. Trạm mới nằm trên mấy chục cây cột chống kiên cố. Những nhà thiết kế hy vọng là những cơn gió cùng những đám tuyết khô sẽ thổi luồn qua những cây cột này, và Trạm mới sẽ thoát được cơn vùi lấp của thời gian.

Châu lục nào nằm dưới lớp băng dày 3000m

Cũng chẳng biết là sẽ thoát được hay không? Chỉ có một điều, hướng gió ngay tại Cực Nam luôn trở thành chỉ dẫn tin cậy nhất để biết trời sẽ trong hay mù. Từ Cực Chào Đón nhìn về trạm, gió thổi về bên trái dự báo trời sẽ mù, mà thổi về bên phải bầu trời sẽ trở nên trong xanh.

Xem hướng gió, các nhà khoa học sẽ liệu được công việc của ngày hôm sau, nghĩa là ra đài quan sát hay cứ nằm dài trong trạm.

Tác giả cảm ơn Cynthia Chiang, Steffen Richter và Kiwon Yoon đã cung cấp một số ảnh cho bài viết này.