Chị em Thúy Kiều sinh năm bao nhiêu?

- Đoạn trích nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Khi giới thiệu những người trong gia đình Kiều, tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.

b. Bố cục (4 phần)

- Phần 1 (4 câu đầu): giới thiệu 2 chị em Thúy Kiều

- Phần 2 (4 câu tiếp): vẻ đẹp của Thúy Vân

- Phần 3 (12 câu tiếp): vẻ đẹp của Thúy Kiều

- Phần 4 (4 câu cuối): cuộc sống của hai chị em Thúy Kiều

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Khái quát vấn đề chung

- Miêu tả nhân vật, khắc họa tính cách và số phận của con người là tài năng của Nguyễn Du, đây là thành công lớn của ông.

- Miêu tả nhân vật chính diện: sử dụng bút pháp lý tưởng hóa nhân vật. Miêu tả nhân vật phản diện: bút pháp hiện thực hóa. Đoạn trích Chị em Thúy Kiều thể hiện vẻ đẹp toàn bích tới chuẩn mực Á Đông là hai nàng Vân, Kiều.

b. Phân tích vẻ đẹp nhân vật Thúy Vân (4 câu)

- Ban đầu, Nguyễn Du gợi tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều từ hình ảnh thiên nhiên: mai, tuyết. Bút pháp ước lệ gợi ấn tượng về vẻ đẹp với cốt cách như mai, thanh tao, và cốt cách trong trắng, tinh khôi như tuyết

- Bốn câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân: thanh cao, duyên dáng, trong trắng.

    + Câu thơ “Vân xem trang trọng khác vời” khái quát được vẻ đẹp cao sang, quý phái của nàng.

    + Vẻ đẹp của Vân sánh với những thứ đẹp nhất từ tự nhiên như hoa, mây trăng, tuyết, ngọc.

    + Chân dung của Thúy Vân đẹp từ khuôn mặt, nụ cười, mái tóc, làn da, với phong thái điềm đạm (các chi tiết so sánh, ẩn dụ thú vị trong thơ).

→ Vẻ đẹp của Vân hơn mọi chuẩn mực của tự nhiên, khiến tự nhiên cúi đầu chịu ‘thua”, “nhường”, ắt hẳn cuộc đời nàng sẽ được an ổn, không sóng gió.

c. Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều (12 câu tiếp theo)

- Tác giả tả vẻ đẹp Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp Thúy Kiều:

    + Kiều càng sắc sảo mặn mà: Vẻ đẹp của Thúy Kiều mặn mà về tâm hồn, sắc sảo về trí tuệ.

    + Tác giả sử dụng lối ước lệ tượng trưng: thu thủy, xuân sơn để đặc tả riêng đôi mắt trong sáng, long lanh của Kiều.

    + Thúy Kiều gợi lên là trang tuyệt thế giai nhân với vẻ đẹp khiến tự nhiên phải ganh ghét, đố kị: hoa ghen, liễu hờn.

    + Cái tài của Thúy Kiều đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: cầm, kì, thi, họa.

    + Nhấn mạnh tài đàn của nàng, đặc biệt cung đàn bạc mệnh của nàng (Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân) là tiếng lòng của trái tim đa sầu, đa cảm.

→ Chân dung Thúy Kiều khiến tạo hóa ganh ghét, tài hoa thiên bẩm, tâm hồn đa sầu đa cảm dự báo số phận trắc trở, nghiệt ngã đầy sóng gió bởi “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”.

- Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân trước rồi miêu tả Thúy Kiều, thủ pháp đòn bẩy này làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.

- Sử dụng tài tình các tính từ miêu tả vẻ đẹp Vân, Kiều (vẻ đẹp mang số phận): mặn mà, trang trọng, sắc sảo...

- Các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, đối xứng, liệt kê, tăng tiến, điển tích điển cố... được sử dụng linh hoạt trong đoạn trích.

→ Bút pháp ước lệ tượng trưng là cách thể hiện con người quen thuộc trong thơ ca trung đại (miêu tả qua những công thức, chuẩn mực có sẵn được quy ước trong nghệ thuật).

d. Giá trị nội dung

- Đoạn trích đã gợi tả vẻ đẹp và khắc họa rõ nét bức chân dung chị em Thúy Kiều.

- Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.

Chúng ta đều biết không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các học giả đều tin và cho rằng “xấp xỉ tới tuần cập kê” là khoảng gần (xấp xỉ) 15 tuổi. Chính cụ Lê Văn Hòe cũng thừa nhận như vậy.

Sở dĩ cụ chê “người chép truyện” (có thể là Thanh Tâm Tài Tử chứ không phải Nguyễn Du) vì cụ Hòe “suy luận” là “Kiều mới gần 15 tuổi, cách Thúy Vân rồi mới đến Vương Quan. Nghĩa là Vương Quan tuổi mới độ 11 - 12 là cùng.

Vậy mà Vương Quan lại hiểu truyện Đạm Tiên kĩ càng, tỉ mỉ như thế, còn Kiều thì không biết tí gì. Đó cũng là một điều khó tin, nhất là Kiều lại không phải là người vô học. Nhà chép truyện sắp đặt chưa được khéo” (Đã dẫn trong bài).

Việc cụ Hòe chê tác giả “Kim Vân Kiều” cho thấy cụ khá chủ quan và không chú ý tới văn bản. Xin trở lại với nguyên bản Kim Vân Kiều:

“Khoảng năm Gia Tĩnh nhà Minh, ở thành Bắc kinh có nhà Vương viên ngoại tên là Lưỡng Tùng, tự là Tử Trinh, vợ họ Hà, hai vợ chồng cùng hiền hậu, gia sản vào hàng trung bình, sinh hạ được 2 con gái đầu lòng và một con trai út tên gọi là Vương Quan, cậu cũng theo đòi nghiệp nho.

Con gái trưởng là Thúy Kiều, gái thứ là Thúy Vân…” (Phạm Đan Quế - Truyện Kiều đối chiếu, trang 50). Văn bản gốc viết 2 con gái đầu lòng, cho phép hiểu Kiều và Vân song sinh. Nếu không thế, hẳn phải viết “sinh hạ được gái trưởng là Thúy Kiều, gái thứ là Thúy Vân và con trai út là Vương Quan”.

Thông tin “2 con gái đầu lòng” là thừa thãi và không cần thiết. Nguyễn Du đã vô cùng tinh tế khi viết Truyện Kiều về cậu em và 2 cô gái đầu lòng:

Một trai con thứ rốt lòng

Vương Quan là chữ

nối dòng nho gia

Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

(Chúng ta lưu ý là Nguyễn Du gọi Vương Quan là con thứ rốt lòng - con thứ út - để so với 2 chị gái đầu lòng)

Nếu Kiều và Vân cũng khoảng gần 15 tuổi thì Vương Quan theo lệ “sinh năm một” thì chàng 14, hoặc cùng lắm là kém hai chị thì cũng 13. Không thể là 11 - 12 như cụ Lê Văn Hòe suy luận (ở đây cụ Hòe đã suy rằng Thúy Vân đẻ sau Thúy Kiều một hai năm).

Tuy nhiên, chúng tôi cũng không suy luận tuổi Vương Quan. Chỉ biết rằng tác giả Thanh Tâm Tài Tử chép truyện để Vương Quan biết kỹ truyện Đạm Tiên, còn Kiều, dù biết chữ, nhưng không biết truyện đó.

Việc suy một người mới 11 - 12 so với một người gần 15 là việc của cụ Hòe, cụ chê là chê “người chép truyện”. Nhưng rõ ràng cụ chỉ “suy” mà không có chứng cứ văn bản.

Bây giờ bàn sang việc cụ Lê Thước

Không phải ngẫu nhiên mà quan điểm của cụ Lê Thước bị tác giả Nguyễn Văn Nho phản biện. Mặt khác, theo chúng tôi, cụ Thước cũng hoàn toàn võ đoán khi cho rằng “Kiều và Vân không thể là chị em song sinh” (Ở trên chúng tôi đã dẫn bản “Kim Vân Kiều” để chứng minh rằng, nếu 2 người không song sinh thì chi tiết “2 con gái đầu lòng” sẽ là thừa thãi, không cần thiết).

Mặt khác, đúng như người ta “phản biện”, nếu Kiều hai mươi tuổi thì đã “quá lứa, nhỡ thì”. Xin trích một câu ca dao:

Lấy chàng từ thuở 13

Đến nay 18 thiếp đà 5 con

Ra đường người tưởng còn son

Và một câu thành ngữ: “Nữ thập tam, nam thập lục”: Con gái ít nhất 13 tuổi, con trai ít nhất 16 tuổi mới được lấy chồng lấy vợ, theo luật xưa.

Như vậy, cụ Thước lập luận không chặt. Và cả những suy luận của cố GS Nguyễn Tài Cẩn đáng kính về tuổi Kiều 18, 19, tuổi Vân 17, 18, Vương Quan 16, 17 cũng không đáng tin.

Tác giả Nguyễn Tuấn Cường đã tìm một giải pháp ngữ pháp để giải quyết vấn đề tuổi. Bạn Tuấn Cường không có chứng cứ chắc chắn. Tuy nhiên nói hai chị em tuổi xấp xỉ cũng có thể chấp nhận.

Ở đây chúng tôi cho rằng bạn Cường đã lầm lẫn. Cụ Lê Văn Hòe chê “người chép truyện” nên hiểu là cụ Hòe chê Thanh Tâm Tài Tử chứ không phải chê Nguyễn Du.

Tác giả Trần Đình Tuấn đã “phản biện” Nguyễn Tuấn Cường. “Câu hỏi đặt ra là, nếu hai chị em tuổi xấp xỉ nhau thì quãng thời gian xấp xỉ đó được hiểu là bao nhiêu tuổi (1, 2 hay… 10 tuổi).

Còn nếu không, thì khi nói hai chị em thì bản thân hai chị em đã xấp xỉ tuổi nhau rồi (vì cùng ở thời điểm xuân xanh) nên việc gì phải giải thích hai chị em xấp xỉ tuổi nhau?”. (Cõi người ta, trang 18). Rõ ràng, giải pháp “ngữ pháp” cũng không ổn.

Bài bàn thêm của tác giả Trần Đình Tuấn khá dài. Đáng chú ý là tác giả đưa khái niệm: Xấp xỉ tuần cập kê, chính tuần cập kê và ngoại tuần cập kê. Xấp xỉ tuần cập kê là xấp xỉ tuổi 15.

Tóm lại, vì các vị không chú ý đến văn bản, vì chỉ suy luận theo chủ quan của mình cho nên mới cảm thấy “rắc rối” tuổi “xấp xỉ tới tuần cập kê”.

Chúng tôi tin vào các bậc trí giả đã chú thích “Truyện Kiều”. Và việc phân tích, phản bác của tác giả Trần Đình Tuấn cũng chỉ là khẳng định chị em Kiều khi đó bước vào tuổi 15. Mà ở Việt Nam và Trung Quốc thời xưa thì 13 tuổi đã có thể lấy chồng.

Chị em Thúy Kiều được sáng tác vào năm bao nhiêu?

Truyện Kiều được sáng tác vào đầu thế kỷ XIX (1805 - 1809). Vị trí đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều” nằm ở phần mở đầu của phần thứ nhất: gặp gỡ và đính ước. Khi giới thiệu gia đình Thúy Kiều, tác giả tập chung miêu tả tài sắc hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều.

Chị em Thúy Kiều bao nhiêu tuổi?

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. Hai người đều là con đầu lòng, như vậy, họ là hai chị em sinh đôi. Là chị của Vương Quan thì hơn Vương Quan khoảng 2 đến 3 tuổi nên khi đó, họ khoảng 22 hoặc 23 tuổi.

Thúy Kiều và Thúy Vân cách nhau bao nhiêu tuổi?

Chính cụ Lê Văn Hòe cũng thừa nhận như vậy. Sở dĩ cụ chê “người chép truyện” (có thể là Thanh Tâm Tài Tử chứ không phải Nguyễn Du) vì cụ Hòe “suy luận” là “Kiều mới gần 15 tuổi, cách Thúy Vân rồi mới đến Vương Quan. Nghĩa là Vương Quan tuổi mới độ 11 - 12 là cùng.

Thúy Kiều có bao nhiêu chị em?

Thuý Kiều sinh ra trong một gia đình "thường thường bậc trung" nhưng đó là gia đình gia giáo hạnh phúc. Kiều là chị cả, hai em là Thúy Vân và Vương Quan.