Chỉ số test pcr bao nhiêu là âm tính

Độc giả gửi câu hỏi tại đây

Trả lời

Xét nghiệm RT-PCR là xét nghiệm sinh học phân tử, trường hợp này là nhằm xác định sự có mặt của virus SARS- CoV2 trong cơ thể. Thông thường, xét nghiệm này được chỉ định cho người bị phơi nhiễm với virus hoặc người đang được chẩn đoán nhiễm Covid-19. Thông qua xét nghiệm, bác sĩ còn có thể đánh giá tình trạng nhiễm của bệnh nhân để thuận lợi trong quá trình điều trị.

Test PCR bản chất là khuếch đại gen, nên độ nhạy rất cao, chỉ cần có mặt kháng nguyên [virus] đủ ngưỡng phát hiện là sẽ lên dương tính dù lượng virus và độc lực có thể không còn khả năng gây bệnh. CT càng cao khả năng lây nhiễm càng thấp. Theo các nghiên cứu gần nhất PCR [+], CT lớn hơn 30 được coi là còn rất ít khả năng lây nhiễm cho cộng đồng cũng như gây nên triệu chứng cho người bệnh.

Bạn không nên quá lo lắng và vẫn cần chăm sóc cơ thể cẩn thận để tăng thể lực. Bạn có thể bổ sung thêm vitamin C, kẽm... ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý... cũng rất quan trọng.

    Đang tải...

  • {{title}}

Bác sĩ Lê Thị Vân Trang
Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quân Y 103

Từ ngày 16/12, chuyên trang Tư vấn F0 của VnExpress mở thêm mục Chia sẻ để bệnh nhân hay người nhà F0 có thể chia sẻ hành trình chữa trị tại nhà, chế độ dinh dưỡng, luyện tập, quy trình khử khuẩn, kỹ năng chăm sóc, thiết bị y tế... Độc giả chia sẻ bài viết hoặc đặt câu hỏi cho bác sĩ tại đây.

Hiểu đúng về số CT cao hay thấp khi test PCR

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn Khối Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 [TP HCM], trả lời thắc mắc của bạn đọc Báo Người Lao Động.

  • Mang thai 14 tuần, chỉ số CT-23 có sao không?

  • F0 nhẹ, cách ly 14 ngày sau xuất viện chỉ số CT vẫn 22,5, có phải tái nhiễm?

  • Chỉ số CT rất thấp nhưng ho, sốt nhẹ 2 ngày rồi hết có còn nguy cơ trở nặng?

  • Test nhanh thấy vạch T hiện mờ rồi biến mất, có dương tính không?

Bạn đọc hỏi: Tôi test PCR, kết quả test ghi chỉ số CT23, vậy là thế nào?

CT là chu kỳ tìm virus. Có thể hiểu nôm na là khi làm PCR để "bắt" con SARS-CoV-2, nếu virus trong người đó nhiều quá, chỉ cần làm vài chu kỳ là tìm được rồi, thì chỉ số CT [số chu kỳ] sẽ thấp; ngược lại, nếu tìm hoài qua nhiều chu kỳ mới thấy thì CT cao, đồng nghĩa trong cơ thể người đó ít virus. Chỉ số CT sẽ giúp bác sĩ đánh giá được người đó có thể đang ở giai đoạn nào của bệnh, khả năng lây bệnh cho người khác cao hay thấp.

Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Trạm y tế phường 12, quận 11, TP HCM [ảnh minh họa]. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Với các chủng trước, chỉ số CT còn giúp đánh giá khả năng người đó sẽ phát triển bệnh nặng hay nhẹ, tuy nhiên với chủng Delta thì sau một thời gian theo dõi, người ta nhận thấy chỉ số CT không phản ánh việc bệnh nặng hay nhẹ nữa. Vì vậy, nếu như bạn là người trẻ, khỏe, đã tiêm đủ vắc-xin và là ca không triệu chứng hoặc chỉ có những triệu chứng thông thường thì CT cao hay thấp không quan trọng.

CT 23 cũng là mức trung bình, có thể bạn đang trong giai đoạn giữa của căn bệnh, cần cách ly nghiêm túc để đừng lây cho người khác. Chừng nào CT>30 thì khả năng lây sẽ giảm thấp, CT>33 thì hầu như khó lây.

Bạn đọc hỏi: F0 không có triệu chứng 34 ngày test nhanh âm tính thì cần bao lâu để sinh hoạt bình thường?

Ngay lúc này bạn đã có thể đi làm, sinh hoạt lại bình thường rồi. Thường là với thời gian đó bạn đã âm tính từ lâu nhưng vì không test nên không biết.

Anh Thư ghi

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những trường hợp F0 có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính sau 10 ngày điều trị sẽ được về cách ly tại nhà. Trường hợp, người bệnh dương tính nhưng có tải lượng virus thấp [giá trị CT> 30] cũng có thể theo dõi, điều trị tại nhà vì khả năng lây nhiễm ở nhóm này rất thấp. Vậy giá trị CT là gì? Giá trị CT bao nhiêu là an toàn? Tại sao chỉ số giá trị CT trong xét nghiệm Covid lại quan trọng… Cùng tìm hiểu thông tin về chỉ số này trong bài viết dưới đây.

Tư vấn chuyên môn bài viết BS.CKII Trần Thị Thanh Nga – Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

BS.CKII Trần Thị Thanh Nga – Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM giải thích: Xét nghiệm RT-PCR SARS-CoV-2 là một kỹ thuật sinh học phân tử cho phép đọc được tín hiệu trong mẫu [nếu có] theo thời gian thực [realtime]. Nghĩa là nếu trong mẫu có chất liệu di truyền của tác nhân cần tìm thì sau một số chu kỳ khuếch đại nhất định, tín hiệu trong mẫu sẽ vượt tín hiệu nền và được thiết bị ghi nhận, gọi là CT [Cycle threshold] của mẫu.

Giá trị CT trong xét nghiệm là chỉ số quan trọng để xác định một người có nhiễm SARS-CoV-2 hay không?

Đối với xét nghiệm định tính, mỗi phòng xét nghiệm khi thiết lập phương pháp sẽ phải đánh giá và xác định giá trị ngưỡng kỹ thuật của phương pháp sử dụng [gọi là CT ngưỡng hay Cut-off] tương ứng với giới hạn phát hiện [LOD hay Limit of detection] của phương pháp. Và như vậy, các phòng xét nghiệm sử dụng quy trình xét nghiệm khác nhau có thể có giá trị CT ngưỡng cũng khác nhau.

Tại Việt Nam, có 2 quy trình được sử dụng phổ biến ở các phòng xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 là quy trình của Charite – Berlin theo khuyến cáo của WHO [đích phát hiện là gen E và gen RdRp của Covid-19], và quy trình của US.CDC [đích phát hiện là 2 đoạn khác nhau trên gen N của Covid-19].

Do đó, CT là một giá trị trong xét nghiệm RT-PCR, tiêu chuẩn để phát hiện virus SARS-CoV-2. Trong xét nghiệm RT-PCR, RNA được chiết xuất từ ​​mẫu bệnh phẩm của người bệnh, chuyển đổi thành DNA và được khuếch đại tạo ra nhiều bản sao của vật liệu di truyền [trong trường hợp này là DNA]. Sự khuếch đại này cải thiện khả năng của xét nghiệm để phát hiện sự hiện diện của virus SARS-CoV-2, quá trình khuếch đại diễn ra qua một loạt chu kỳ: một bản sao trở thành hai, hai thành bốn…, và sau nhiều chu kỳ một số lượng virus sẽ được tạo ra để có thể phát hiện được.

Xem thêm: TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO THAI PHỤ

Giá trị CT trong xét nghiệm PCR đề cập đến số chu kỳ mà virus SARS-CoV-2 bị phát hiện. Số chu kỳ chuẩn đã được cài đặt và ghi lại tín hiệu khi máy thực hiện xét nghiệm. Nếu số chu kỳ trong mẫu thử cao hơn so với số chu kỳ nền và được ghi nhận trên máy virus SARS-CoV-2 được phát hiện. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi số chu kỳ thấp hơn thì virus SARS-CoV-2 không bị phát hiện.

Tải lượng virus, thể hiện qua chỉ số CT, sẽ như một đường parabol ở người mắc Covid-19: khi mới bị thì CT cao, virus thấp, rồi CT giảm dần [virus nhiều], sau đó CT lại cao lên [virus giảm xuống].
Chỉ số CT>=30 trong tiêu chuẩn xuất viện tức là người đó đã có tải lượng virus rất thấp, khó lây. CT tiếp tục tăng đến trên 33 thì không lây được nữa. Tuy nhiên, tốc độ thải virus ở mỗi người bệnh mỗi khác, nên thời gian tải lượng virus thể hiện qua CT cũng khác nhau.

Theo một nghiên cứu mới tại Hàn Quốc [24/8/2021], người nhiễm biến thể Delta có tải lượng virus cao gấp 300 lần so với người nhiễm chủng nCoV gốc tại thời điểm triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Tải lượng virus cao hơn đồng nghĩa virus lây lan dễ dàng hơn, từ đó làm tăng số ca mắc và nhập viện. Tuy nhiên, tải lượng virus ở người bệnh sẽ khác nhau theo mỗi thời điểm. Vì vậy, người bệnh thường được khuyến cáo làm nhiều lần xét nghiệm RT-PCR để theo dõi đáp ứng của cơ thể với tác nhân virus gây bệnh. Nếu tải lượng virus tăng, nghĩa là virus đang nhân lên trong cơ thể. Ngược lại, tải lượng virus giảm tức là virus đang bị ức chế theo cơ chế tự nhiên hoặc dưới tác động của thuốc kháng virus.

Xét nghiệm RT-PCR không chỉ cho biết kết quả dương tính hay âm tính mà còn cho biết tải lượng virus của người bệnh cao hay thấp

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã có các hướng dẫn liên quan đến cách ly tại nhà của F0 dựa trên giá trị CT. Các trường hợp F0 sau 10 ngày được chăm sóc và điều trị tại các cơ sở y tế sẽ được xét nghiệm 2 lần bằng phương pháp RT-PCR. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính sẽ được chuyển về cách ly tại nhà theo quy định. Ngoài ra, với những trường hợp dương tính nhưng có tải lượng virus thấp [giá trị CT> 30] cũng có thể theo dõi, điều trị tại nhà vì những trường hợp này khả năng lây nhiễm ra những người xung quanh rất thấp.

Xét nghiệm RT-PCR không chỉ cho kết quả dương tính hay âm tính mà còn cho biết tải lượng virus, chỉ số CT càng thấp nghĩa là tải lượng virus SARS-CoV-2 càng cao.

Ngược lại, chỉ số CT càng cao, tải lượng virus SARS-CoV-2 càng thấp và đến một mức thấp nào đó sẽ không còn khả năng lây nhiễm. Theo một số nghiên cứu tin cậy giá trị CT > 33 không có khả năng lây bệnh, ngoài ra các trường hợp dương tính CT≥30 khả năng lây nhiễm thấp, có thể theo dõi điều trị tại nhà.

Do đó, chỉ số giá trị CT đóng vai trò quan trọng quyết định người bệnh có được về nhà điều trị hay tiếp tục phải ở lại khu cách ly để tránh nguy cơ lây lan trong cộng đồng.

Xét nghiệm PCR [Polymerase Chain Reaction] là loại xét nghiệm được thực hiện bằng kỹ thuật Real – time. Hiện nay xét nghiệm này được sử dụng để phát hiện sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 trong cơ thể của những người nghi nhiễm. Xét nghiệm PCR tìm Covid-19 sử dụng dịch phết hầu họng của người nghi nhiễm để phân tích và tìm kiếm đoạn gen đặc trưng của virus corona. Phòng xét nghiệm sẽ dùng enzyme sao chép ngược reverse trancriptase [RT] để biến đổi đoạn RNA của virus thành DNA rồi tiến hành PCR. Xét nghiệm này gọi là RT-PCR [Reverse Transcriptase-Polymerase Chain Reaction]. Kỹ thuật này có hai giai đoạn:

  • Tổng hợp DNA bổ sung từ RNA bằng vào enzyme sao chép ngược [RT]
  • Khuếch đại DNA bổ sung này bằng PCR chính thống.

Độ chính xác của xét nghiệm RT-PCR cũng phụ thuộc vào người thực hiện xét nghiệm, thiết bị, hóa chất test kit và khâu quản lý chất lượng. Để thực hiện được xét nghiệm này thì chi phí đầu tư khá cao bởi yêu cầu từ các thiết bị và các loại hóa chất được sử dụng.

Tại hệ thống BVĐK Tâm Anh, hiện tại phòng xét nghiệm sử dụng 2 quy trình chẩn đoán Covid-19 là quy trình của Charite – Berlin theo khuyến cáo của WHO [đích phát hiện là gen E và gen RdRp của Covid-19], và quy trình của US.CDC [đích phát hiện là 2 đoạn khác nhau trên gen N của Covid-19].

Quy trình xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 tại BVĐK Tâm Anh

Xét nghiệm RT-PCR có thể phát hiện virus SARS-CoV-2 tại giai đoạn cuối của thời kỳ ủ bệnh [1-2 ngày trước khi có triệu chứng đầu tiên] và giai đoạn toàn phát bệnh. Do đó, xét nghiệm RT-PCR được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán người mắc Covid-19.
Các đối tượng được cần thực hiện xét nghiệm RT-PCR gồm:

  • Người nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 [có dấu hiệu, triệu chứng] như: sốt, ho, khó thở, đau họng, viêm phổi, mất khứu giác
  • Người đã tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân Covid-19 [F1]
  • Người nhập cảnh từ các nước có dịch Covid-19
  • Người mắc Covid-19 trong quá trình điều trị
  • Theo chỉ định của bác sĩ/cán bộ điều tra/cơ quan y tế
  • Người viêm phổi nặng mà không lý giải được với các nguyên nhân khác
  • Người thường xuyên tham gia vào các hoạt động có nguy cơ cao mắc Covid-19 như nhân viên bán hàng, giao hàng, làm việc trong môi trường tập trung đông đúc, kín gió…
  • Xét nghiệm giám sát trong cộng đồng nơi xuất hiện chùm ca bệnh
  • Nhân viên y tế, nhân viên bệnh viện

Hiện nay, BVĐK Tâm Anh triển khai 2 phương pháp Xét nghiệm: Xét nghiệm nhanh kháng nguyên [Covid-19 Ag Rapid Test Device] và xét nghiệm sinh học phân tử Realtime RT-PCR với 5 ưu điểm nổi bật gồm:

  • Độ chính xác cao
  • Thiết bị hiện đại chính hãng
  • Tay nghề chuyên môn cao
  • Quy trình an toàn
  • Chi phí hợp lý

Mẫu xét nghiệm Covid-19 đang được các kỹ thuật viên tách chiết tại phòng xét nghiệm BVĐK Tâm Anh

Trung tâm Xét nghiệm BVĐK Tâm Anh được đầu tư hệ thống máy xét nghiệm PCR tự động hiện đại, cho phép hoạt động tối đa công suất xét nghiệm virus SARS-CoV-2, cho kết quả chính xác 99%. Những bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm tại đây đã được tập huấn quy trình, nâng cao trình độ chuyên môn trong xét nghiệm sinh học phân tử để xét nghiệm Covid-19 độ chính xác cao, không xảy ra sai sót.

Xem thêm: TÂM ANH TP.HCM TIÊM VẮC XIN NGỪA COVID-19 CHO NGƯỜI CAO TUỔI VÀ NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN

Video liên quan

Chủ Đề