Chỉ tiêu giá trị sản xuất là gì

Giá trị sản xuất (tiếng Anh: Gross Output, viết tắt: GO) là biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị của các kết quả hoạt động lao động hữu ích do lao động của doanh nghiệp làm ra trong một thời kì nhất định, thường là một năm.

Mời bạn đọc cùng với Top lời giải tìm hiểu thêm về giá trị sản xuất qua bài viết dưới đây.

Mục lục nội dung

  1. Giá trị sản xuất (Gross Output – GO)
  2. Phương pháp tính và cách xác định chỉ tiêu giá trị sản xuất GO
  3. Giá trị sản xuất (Gross Output – GO) Định nghĩa

Giá trị sản xuất trong tiếng Anh là Gross Output, viết tắt là GO. Giá trị sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị của các kết quả hoạt động lao động hữu ích do lao động của doanh nghiệp làm ra trong một thời kì nhất định, thường là một năm.

Ý nghĩa của chỉ tiêu giá trị sản xuất

Chỉ tiêu giá trị sản xuất GO có ý nghĩa to lớn ở cả tầm vi mô và vĩ mô.

  • Ở tầm vi mô, chỉ tiêu GO của doanh nghiệp được dùng để tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm (VA), giá trị tăng thêm thuần (NVA) của doanh nghiệp.
  • Đây cũng là cơ sở để tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Ở tầm vĩ mô, chỉ tiêu GO của doanh nghiệp được dùng để tính GO của từng địa phương và cả nước, tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng thu nhập quốc gia (GNI), thu nhập quốc gia thuần (NNI)... của vùng hoặc của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

[CHUẨN NHẤT] Giá trị sản xuất là gì

  1. Phương pháp tính và cách xác định chỉ tiêu giá trị sản xuất GO Phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất

Xét về mặt giá trị, giá trị sản xuất bao gồm 3 bộ phận cấu thành: C + V + M

Trong đó:

  • C: là chi phí cho quá trình sản xuất, bao gồm:
  • C1: khấu hao tài sản cố định
  • C2: chi phí trung gian (C2)
  • V: thu nhập người lao động gồm: tiền công, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp có tính chất lương, tiền nộp bảo hiểm xã hội (chỉ tính phần doanh nghiệp trả cho người lao động, không tính phần trích từ tiền công người lao động để trả).
  • M: thu nhập của doanh nghiệp, gồm các khoản:
  • Thuế sản xuất
  • Lãi trả tiền vay ngân hàng (không kể chi phí dịch vụ ngân hàng đã tính vào IC) và phần thu trên vốn (đối với các doanh nghiệp nhà nước)
  • Mua bảo hiểm nhà nước (không kể bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cán bộ công nhân viên)
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp + Phần còn lại lãi ròng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

Lưu ý: Khi tính giá trị sản xuất, cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

  • Phản ánh đúng và đủ giá trị sản phẩm bao gồm cả C, V,
  • Chỉ được tính kết quả do lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra trong kỳ.
  • Được tính toàn bộ kết quả hoàn thành trong kỳ báo cáo (kể cả sản phẩm tự sản, tự tiêu, sản phẩm chính và sản phẩm phụ đã sản xuất trong kỳ).
  • Được tính chênh lệch của sản phẩm dở dang và bán thành phẩm.
  • Do các loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm, tính chất khác nhau nên chỉ tiêu giá trị sản xuất của các ngành cũng được tính theo các phương pháp khác nhau.

Để tính chỉ tiêu GO, người ta phải đưa toàn bộ kết quả về đơn vị giá trị để có thể tổng hợp được. Trong tính toán thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng giá sử dụng cuối cùng với hai mục đích:

  • Để phản ánh kết quả thực tế sản xuất, kinh doanh, xác định mức lỗ, lãi của doanh nghiệp, thống kê tính GO theo giá hiện hành của giá sử dụng cuối cùng.
  • Để so sánh động thái về kết quả sản xuất, kinh doanh, loại trừ ảnh hưởng của yếu tố giá cả, thống kê tính GO theo giá so sánh của giá sử dụng cuối cùng.

Tuy nhiên, do mỗi ngành sản xuất đều có những đặc điểm riêng nên nội dung cụ thể tính chỉ tiêu GO trong từng ngành cũng có điểm khác nhau.

Phương pháp tính giá trị sản xuất cho từng ngành hàng

  • Đối với loại hình doanh nghiệp sản xuất, vận tải, khách sạn nhà hàng, dịch vụ tư vấn thì GO được tính như sau:
  • GO theo giá cơ bản = Doanh thu thuần sản phẩm chính + Trợ cấp + Thu bán sản phẩm phụ +Thu cho thuê tài sản (chưa bao gồm đất), máy móc, thiết bị có người điều khiển + Thu bán phế liệu, sản phẩm tận thu + TSCĐ tự trang, tự chế + Chênh lệch thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, sản phẩm dở dang (cuối kỳ - đầu kỳ).
  • GO theo giá nhân tố = Tổng chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố + Trợ cấp
  • Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh – Lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Lãi vay phải trả + Gía trị TSCĐ tự trang, tự chế.
  • GO theo giá sản xuất = GO theo giá cơ bản + Thuế sản phẩm phát sinh phải nộp (bao gồm VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu)
  • GO của DN thương nghiệp, phân phối điện, du lịch, kinh doanh BĐS:
  • GO theo giá cơ bản = Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ – Giá vốn hàng bán ra (hoặc vốn tài chính đã đầu tư) + trợ cấp.
  • GO theo giá nhân tố = Tổng chi phí sxkd theo yếu tố + trợ cấp + Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD – Lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Lãi vay phải trả
  • GO theo giá sản xuất = GO theo giá cơ bản + thuế sp phát sinh phải nộp (VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu)
  • Đối với loại hình hành chính sự nghiệp như các bộ, sở, ủy ban, trung tâm hỗ trợ DN, trung tâm đào tạo,..:
  • GO = Tổng chi phí thường xuyên – Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và công trình hạ tầng – Chi chuyển nhượng thường xuyên + Khấu hao tài sản cố định
  • Hoặc GO = Tiền lương và các khoản tương tự lương + Chi về hàng hóa và dịch vụ (chi phí trung gian) + Khấu hao TSCĐ
  • Đối với hộ sản xuất nông, lâm thủy sản:
  • GO = Sản lượng x đơn giá bình quân năm
  • Với hộ sản xuất phi nông, lâm, thủy sản:
  • GO = Tổng số lao động hoặc sản xuất x Go bình quân/lao động hoặc hộ (đựoc tính theo kq điều tra chọn mẫu)

Tham khảo thêm

Giá trị trung gian VA (Value Added) là lượng giá trị mới tăng thêm trong giá trị sản phẩm do kết quả của quá trình sản xuất và khấu hao TSCĐ trong một thời kỳ nhất định

Chi phí trung gian IC ( Intermediate Comsumption) là một bộ phận cấu thành của giá trị sản xuất, bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ đã sử dụng trong quá trình sản xuất

Theo phương pháp sản xuất VA = GO – IC

Theo phương pháp phân phối VA = Thu nhập lần đầu của người LĐ + Thu nhập lần đầu của DN + Thuế SX + Khấu hao TSCĐ

Hiệu quả (Efficiency) là làm đủ, không thừa, không thiếu những việc cần thiết, sử dụng tối ưu nguồn lực đầu vào để tạo ra đầu ra

Hiệu lực (Effectiveness) là việc định hướng đúng đầu ra, tức tạo ra một sản phẩm thỏa mãn thị trường.

Năng suất (Productivity) là chỉ tiêu phản ánh quan hệ giữa kết quả đầu ra so với chi phí đầu vào của quá trình sản xuất. = Kết quả đầu ra/Chi phí đầu vào