Các phương trình hóa học lớp 9 hk2 năm 2024

Các phương trình hoá học lớp 8 cần nhớ bao gồm những gì? Bạn đã biết cách học thuộc và ghi nhớ chúng chưa? Cùng timviec365.vn tìm hiểu bài viết sau đây để có thông tin hữu ích nhé.

Các phương trình hoá học lớp 8 cần nhớ

Giải trang 5 VBT hoá 9 - Mục lý thuyết (Phần học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 1

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

  1. Tính chất hóa học của oxit

1. Oxit bazơ: Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào ?

  1. Tác dụng với nước: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).

Thí dụ:

Na2O + H2O → 2NaOH

BaO + H2O → Ba(OH)2

Những oxit bazơ tác dụng với nước và do đó cũng tan được trong nước là: Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO.

  1. Tác dụng với axit: Oxit bazơ + axit → muối + nước

Thí dụ:

BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

  1. Tác dụng với oxit axit: Một số oxit bazơ, là những oxit bazơ tan trong nước tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

Thí dụ:

CaO + CO2 → CaCO3

2. Oxit axit: oxit axit có những tính chất hóa học nào ?

  1. Tác dụng với nước: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.

Thí dụ:

SO3 + H2O → H2SO4

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Những oxit axit tác dụng được với nước và do đó cũng tan trong nước.

  1. Tác dụng với dung dịch bazơ: Oxit axit + dd bazơ → muối + nước.

Thí dụ:

CO2 + Ca(OH)2 → H2O + CaCO3

Những oxit khác như SO2, P2O5,…. Cũng có phản ứng tương tự.

  1. Tác dụng với oxit bazơ: Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (tan) tạo thành muối.

Thí dụ:

CO2 + BaO → BaCO3

3. Oxit lưỡng tính: Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ, gọi là oxit lưỡng tính.

Thí dụ như: Al2O3, ZnO, SnO, Cr2O3,…

Thí dụ:

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat)

4. Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch, bazơ, nước, gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…

II. Khái quát về sự phân loại oxit

Căn cứ vào tính chất hóa học của oxit, người ta phân loại oxit thành 4 loại như sau:

  1. Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
  2. Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
  3. Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch axit và tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
  4. Oxit trung tính hay còn gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước

Loigiaihay.com

  • Câu 1 phần bài tập học theo SGK – Trang 6 Vở bài tập hoá 9 Giải câu 1 phần bài tập học theo sách giáo khoa – Trang 6 VBT hoá 9. Tác dụng với H2O, phương trình hoá học....
  • Câu 2 phần bài tập học theo SGK – Trang 6 Vở bài tập hoá 9 Giải câu 2 phần bài tập học theo sách giáo khoa – Trang 6 VBT hoá 9. Có những chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2. Hãy cho biết những cặp chất có thể tác dụng với nhau....
  • Câu 3 phần bài tập học theo SGK – Trang 6 Vở bài tập hoá 9 Giải câu 3 phần bài tập học theo sách giáo khoa – Trang 6 VBT hoá 9. Từ những chất: Canxi oxit, lưu huỳnh ddioxit, cacbon ddioxit, lưu huỳnh trioxit, kẽm oxit, em hãy chọn chất thích hợp điền vào các sơ đồ phản ứng sau:....
  • Câu 4* phần bài tập học theo SGK – Trang 6 Vở bài tập hoá 9 Giải câu 4* phần bài tập học theo sách giáo khoa – Trang 6 VBT hoá 9. Cho những oxit sau: CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng được với.... Câu 5 phần bài tập học theo SGK – Trang 6 Vở bài tập hoá 9

Giải câu 5 phần bài tập học theo sách giáo khoa – Trang 6 VBT hoá 9. Có hỗn hợp khí CO2 và O2 làm thế nào có thể thu được khí O2 từ hỗn hợp trên? Trình bày cách làm và viết phương trình hóa học.