Cách hạch toán lương cho người nước ngoài năm 2024

Posted: 19/2/2019 8:27:08 AM | Latest updated: 8/4/2019 10:03:47 AM (GMT+7) | LuatVietnam: 4656 | Vietlaw: 401

Cách hạch toán lương cho người nước ngoài năm 2024

Theo Công văn này, trường hợp doanh nghiệp thuê người nước ngoài để làm việc tại Việt Nam nhưng chưa được cấp giấy phép lao động theo quy định thì chưa đủ cơ sở để được hạch toán và khấu trừ thuế đối với các khoản chi phí chi trả cho lao động nước ngoài.

Hiện nay, lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong các doanh nghiệp FDI khá nhiều. Nhân sự tính lương và thuế thu nhập cá nhân cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần tuân thủ theo quy định của pháp luật nhưng vẫn đảm bảo cơ chế đãi ngộ tốt với nhóm lao động này. Vậy cách tính lương và phúc lợi cho người lao động nước ngoài như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Cách hạch toán lương cho người nước ngoài năm 2024
Điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Theo Bộ luật lao Động năm 2019, những đối tượng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần phải đáp ứng 5 điều kiện sau:

  • Đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Trường hợp người lao động nước ngoài xác lập hay thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người lao động nước ngoài đó được xác lập theo pháp luật của Việt Nam. Người lao động nước ngoài được xác định là có năng lực hành vi dân sự khi: đủ 18 tuổi; không thuộc trường hợp bị hạn chế, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong việc làm chủ, nhận thức hành vi.
  • Có trình độ chuyên môn, tay nghề, kỹ thuật và kinh nghiệm làm việc
  • Có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ y tế
  • Không thuộc đối tượng đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích theo quy định của Pháp luật Việt Nam hoặc Pháp luật tại nước ngoài.
  • Đã được cấp giấy phép lao động bởi cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam, ngoại trừ những trường hợp không cần cấp giấy phép lao động.

Nếu đáp ứng được các điều kiện trên, người lao động nước ngoài mới được phép làm việc tại Việt Nam.

II. Cách Tính Lương Và Phúc Lợi Cho Người Lao Động Nước Ngoài

Theo quy định, lương của người lao động nước ngoài được tính như sau:

Cách hạch toán lương cho người nước ngoài năm 2024
Cách tính lương và phúc lợi cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Thử việc với người lao động nước ngoài: Người lao động nước ngoài khi làm việc tại các doanh nghiệp ở Việt Nam được hưởng những phúc lợi và chế độ đãi ngộ như người lao động Việt. Trường hợp người lao động nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian thử việc sẽ được nhận mức lương tương đương mức lương thử việc của người lao động Việt. Đồng nghĩa họ sẽ được nhận khoảng 85% mức lương chính thức. Nếu mức lương thử việc cao hơn thì sẽ được ghi rõ trong hợp đồng thử việc.

Mức lương tối thiểu: Không có sự khác biệt nào so với người lao động Việt Nam và phụ thuộc vào khu vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp hoạt động ở vùng I, II, III, IV sẽ có mức chênh lệch lương tối thiểu, thấp nhất là vùng IV và cao nhất là vùng I.

Căn cứ tính lương cho người lao động: Ngoài việc tính lương và phúc lợi cho người lao động nước ngoài dựa trên thỏa thuận của hai bên thì doanh nghiệp sử dụng lao động cần phải tính toán dựa trên quốc tịch, trình độ chuyên môn, tính chất công việc, vị trí công việc và kinh nghiệm làm việc của người lao động đó.

Bên cạnh tiền lương, người lao động nước ngoài còn có thể được nhận thêm các khoản phụ cấp như phụ cấp sinh hoạt, phụ cấp đi lại, phụ cấp nhà ở, phụ cấp lưu trú,… Những khoản phụ cấp liệt kê ở trên phải chịu thuế thu nhập cá nhân hay không sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp khác nhau.

III. Trả Lương Bằng Ngoại Tệ Có Được Không

Theo quy định của Ngân hàng nhà nước, mọi giao dịch hay thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam trong hợp đồng, thỏa thuận hay các hình thức tương tự khác không được thực hiện bằng ngoại hối, ngoại trừ những trường hợp theo quy định.

Đồng thời, những người cư trú, không cư trú là tổ chức chưa được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ tiền mặt hoặc chuyển khoản cho người cư trú, người không cư trú là người nước ngoài làm việc tại tổ chức đó.

Như vậy, doanh nghiệp được phép thỏa thuận mức tiền lương đã được ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động nước ngoài bằng ngoại tệ thông qua 2 hình thức là tiền mặt hoặc chuyển khoản (Hình thức sẽ được hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động).

IV. Người Nước Ngoài Có Phải Chịu Thuế Thu Nhập Cá Nhân Không

Cách hạch toán lương cho người nước ngoài năm 2024
Cách tính lương và phúc lợi cho người lao động nước ngoài

Phần lớn người lao động nước ngoài có thu nhập cao hơn người lao động Việt, vì vậy đây cũng là nhóm thường xuyên bị tính thuế thu nhập cá nhân. Nhân sự tính lương cho người lao động nước ngoài cần lưu ý với 2 trường hợp:

1, Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam

Khi người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam (ở từ 183 ngày trở lên hoặc ở thường xuyên) thì căn cứ Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 và Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, khi người lao động là người nước ngoài đã ký hợp đồng lao động từ 03 tháng với doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ là đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân với trường hợp sau:

Trường hợp Chú thích Mức thu nhập 1 Người lao động không có người phụ thuộc 11.000.000 vnđ/ tháng 2 Nếu có 1 người phụ thuộc 15.400.000 vnđ/ tháng 3 Nêu có từ 2 người phụ thuộc trở lên 19.800.000 vnđ/ tháng

2, Người nước ngoài không cư trú

Người nước ngoài không được xác nhận hoặc đủ điều kiện cư trú tại Việt Nam được tính là cá nhân không cư trú.

Với những cá nhân này việc phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam vẫn phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Chỉ cần phát sinh thu nhập thì cá nhân đó sẽ phải chịu mức thuế thu nhập cá nhân là 20% thu nhập chịu thuế

3, Xác định các khoản thu nhập chịu thuế và thu nhập không chịu thuế khi tính thuế

3.1 Những thu nhập chịu thuế khi tính lương

  • Đối với cá nhân cư trú: thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
  • Đối với cá nhân không cư trú: Những khoản thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

3.2 Thu nhập không chịu thuế khi tính lương

Một số khoản thu nhập không phải chịu thuế thu nhập cá nhân gồm

  • Tiền học phí cho con do người sử dụng lao động trả hộ sẽ không phải tính thuế thu nhập cá nhân (Theo khoản g7 điều 2 khoản 2 thông tư 111-2013/TT-BTC và công văn 4964/TCT-TNCN). Áp dụng từ cấp mầm non, tiều học, trung học cơ sở và trung học phổ thông
  • Vé máy bay khứ hồi: do người sủ dụng lao động đi lại từ Việt Nam về nước 1 năm 1 lần được miễn thuế. Căn cứ xác định khoản tiền mua vé máy bay là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại; khoản tiền thanh toán vé máy bay từ quốc gia nơi người Việt Nam đang làm việc về Việt Nam và ngược lại. quy định tại (khoản g6 điều 2 khoản 2 thông tư 111-2013/TT-BTC)
  • Phụ cấp công tác nước ngoài: Nếu công ty là văn phòng đại diện cho người lao động nước ngoài sẽ có phụ cấp đi lại cho người lao động sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.(Theo công văn 9205/CT_TTHT)

3.3 Quy trình tính thuế cho người lao động ngước ngoài

Bước 1: Xác định tổng thu nhập (không bao gồm tiền thuê nhà) = Tiền lương + Tiền ăn + Điện thoại

Bước 2: Xác định các khoản thu nhập không chịu thuế

  • Tiền ăn ca: 750.000 vnđ/ tháng
  • Điện thoại:400.000 vnđ/ tháng

Tổng số tiền không chịu thuế = tiền ăn ca+ tiền điện thoại

Bước 3: Xác định tiền thuê nhà tính thuế =Tổng lương tháng+tiền ăn + tiền điện thoại

Tiền nhà tính thuế: =Min(15%*thu nhập không gồm tiền nhà, số tiền nhà doanh nghiệp đã trả thay cho người lao động)

“Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị.” quy định tại mục đ1 khoản 2 điều 2 TT111 – Các khoản thu nhập chịu thuế”.

Ví dụ: Công ty trả cho ông A số tiền lương là 13.000.000đ , tiền ăn ca 750.000 , xăng xe: 500.000

  • Vậy tổng thu nhập = 13.000.000 đ + 750.000đ+ 500.000đ = 14.250.000đ
  • Nếu công ty trả tiền thuê nhà cho người lao động là 3.500.000đ/ tháng thì mức tiền thuê nhà tính thuế sẽ áp dụng là 15% số tiền
  • Tiền thuê nhà tính thuế = 14.250.000đ * 15% = 2.137.500đ
  • Kết luận: So sánh mức tiền thuê nhà và mức tiền thuê nhà tính thuê theo thu nhập ta có 3.500.000 và 2.137.500đ vậy Min tối thiểu đóng thuế là 2.137.500đ

Bước 4: Xác định thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập không gồm tiền nhà+ tiền nhà tính thuế – các khoản giảm trừ

Bước 5: Xác định các khoản giảm trừ khi tính thuế gồm

  • Giảm trừ bản thân : 9.000.000đ/ tháng
  • Người phụ thuộc: 3.600.000/người/năm
  • Bảo hiểm bắt buộc : Theo mức đóng BHXH quy định

Tổng giảm trừ = Giảm trừ bản thân + Người phụ thuộc nếu có + Bảo hiểm bắt buộc

Bước 6: Xác định thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế- Các khoản giảm trừ

Bước 7: Tính thuế TNCN người lao động phải nộp

Nội dung này nằm trong chương trình đào tạo và tư vấn nhân sự do Vinatrain tổ chức các khóa học: khóa học kế toán tổng hợp đào tạo online và trực tiếp. Bài viết có sự tham khảo nguồn từ trang Bảo hiểm xã hội và Thư viện pháp luật, trang chính thống về pháp luật quy định luật lao động và bảo hiểm.

Ngoài đào tạo kế toán, VinaTrain nhận làm dịch vụ kế toán trọn gói với mức chi phí hấp dẫn: Dịch vụ của chúng tôi bao gồm: dịch vụ kế toán thuế trọn gói, dịch vụ làm, soát xét BCTC cuối năm, quyết toán thuế và hoàn thuế; đóng mở mã số thuế cho doanh nghiệp và các thủ tục liên quan đến thành lập doanh nghiệp và thay đổi ĐKKD… Quý anh chị cần hỗ trợ tư vấn xin vui lòng liên hệ hotline: 0964.237.168.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có một cái nhìn tổng quan về cách tính lương và phúc lợi cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Chúc bạn có một ngày làm việc hiệu quả!