Cho bé ăn trứng bao nhiêu là đủ?

Trong quả trứng, thành phần protein thường nằm phần lớn ở lòng trắng, còn phần lòng đỏ lại chứa nhiều lipit [chất béo] và hàm lượng lớn cholesterol. Nhiều bà mẹ cũng băn khoăn hỏi các chuyên gia dinh dưỡng về việc cho con ăn bao nhiêu trứng là đủ vì trẻ nhỏ rất thích ăn trứng. Với trẻ 6-7 tháng tuổi: chỉ nên ăn một nửa lòng trứng gà/bữa, ăn 2 - 3 lần/tuần; trẻ 8 - 12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 - 4 bữa/tuần; trẻ 1 - 2 tuổi: nên ăn 3 - 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng; trẻ từ 2 tuổi trở lên, nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày. 

Dù là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều trứng vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa nên tùy theo tháng tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau. Nên cho trẻ ăn đa dạng thức ăn và trung bình trẻ nhỏ ăn 3 - 4 quả/tuần, người cao tuổi có thể ăn 2 quả/tuần.

Về giá trị dinh dưỡng, trứng gà và vịt không khác nhau nhiều lắm, nhưng thành phần các vi chất dinh dưỡng thì trứng gà tốt hơn trứng vịt. Hàm lượng kẽm, vitamin A của trứng gà cao hơn trứng vịt. Trong trứng gà còn có cả vitamin D, một loại vitamin có rất ít trong thực phẩm. Hàm lượng chất đạm của trứng gà cũng cao hơn trứng vịt. Chất béo trong trứng gà thấp hơn nên ít gây đầy bụng khó tiêu. Do vậy, nên cho trẻ ăn trứng gà sẽ tốt hơn. Một số người có thói quen ăn trứng sống nhưng thực tế, nếu ăn trứng gà sống, tỉ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, ở trứng luộc chín tới là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp la là 85%, trứng chưng 87,5%.

Không có hại gì nếu trẻ ăn 1 quả trứng mỗi ngày. Tuy nhiên, 4 quả trứng mỗi tuần sẽ đảm bảo trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời tránh nguy cơ bị cholesterol cao.

10 lợi ích của việc ăn trứng đối với trẻ em

  1. Trứng là một loại thực phẩm cung cấp protein hoàn chỉnh rất cần thiết cho quá trình tạo tế bào mới và tái tạo tế bào. Mỗi quả trứng chứa 6 gram protein – nền tảng cho trẻ phát triển cả về cân nặng và chiều cao.
  2. Trứng là nguồn cung cấp vitamin chất lượng cao. Vitamin là những thành phần thiết yếu cho cơ thể trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, nhưng cơ thể lại không thể tự sản xuất được mà phải bổ sung hàng ngày thông qua chế độ ăn uống. Trong một quả trứng có chứa nhiều vitamin cần thiết như vitamin A [quan trọng cho mắt, xương và răng khỏe mạnh], vitamin D [cũng hỗ trợ xương và răng khỏe mạnh], vitamin E [giúp tăng cường hệ thống miễn dịch], vitamin K [đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, ngăn ngừa bệnh tim, giảm lượng đường trong máu và giúp xây dựng, duy trì xương chắc khỏe], B2, B6, B12 và các khoáng chất như kẽm, sắt và đồng. Trứng cũng cung cấp nguồn choline dồi dào [quan trọng đối với chức năng não và sức khỏe tim mạch] và selen [quan trọng đối với chức năng tuyến giáp]. [1]
  3. Trứng chứa 9 loại axit amin thiết yếu [Histidine, Phenylalanine, Leucine, Lysine, Methioninethreonine, Tryptophan isoleucine, Valine] để tạo thành một loại protein hoàn chỉnh cho cơ thể.
  4. Lutein và Zeaxanthin trong trứng là những chất cần thiết cho đôi mắt khỏe mạnh, giữ cho thị lực sắc nét và giảm tác động của thoái hóa điểm vàng, đồng thời đảm bảo sức khỏe của võng mạc.
  5. Trứng chứa Omega 3 – chất béo lành mạnh chủ yếu được tìm thấy trong cá, giúp phát triển trí não và cải thiện trí nhớ. 
  6. Trứng là nguồn thực phẩm duy nhất cung cấp vitamin D – rất quan trọng đối với sức khỏe xương của trẻ độ tuổi đang phát triển. [2]
  7. Trứng chứa nhiều protein động vật chất lượng, những lợi ích của chúng bao gồm tăng khối lượng cơ và sức khỏe xương tốt hơn. 
  8. Trứng chứa B12, còn được gọi là cobalamin, là một loại vitamin thiết yếu mà cơ thể không thể sản xuất, rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ.
  9. Trứng chứa axit folic – loại vitamin tan trong nước cần thiết cho sức khỏe thần kinh của trẻ. Thiếu folate có thể dẫn đến suy nhược và tổn thương thần kinh. 
  10. Trứng cũng là một nguồn cung cấp cholesterol và chất béo bão hòa – những chất mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cần hạn chế trong chế độ ăn uống để giữ cho trái tim của chúng ta khỏe mạnh. Trong một quả trứng có chứa 185 miligam cholesterol và gần 5 gam tổng chất béo [1,5 gam chất béo bão hòa]. Trong khi đó, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị không nên tiêu thụ hơn 300 miligam cholesterol trong chế độ ăn mỗi ngày [với những người bị bệnh tim hoặc mức LDL cao hoặc mức cholesterol “xấu” nên tiêu thụ ít hơn 200 miligam cholesterol mỗi ngày]. 

Điều gì xảy ra khi cho trẻ ăn trứng hàng ngày?

Nhiều bằng chứng cho thấy, những người trưởng thành khỏe mạnh tiêu thụ 1 quả trứng mỗi ngày không liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành hoặc đột quỵ, nhưng tiêu thụ hơn bảy quả trứng mỗi tuần dường như lại có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong.

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ huynh không nên cho trẻ ăn quá nhiều trứng mỗi ngày. Hàm lượng chất béo trong trứng cao cũng làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hoá, do đó tuỳ theo độ tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau: Trẻ 6 -7 tháng tuổi chỉ nên ăn ½ lòng trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần; trẻ 8-12 tháng tuổi có thể ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3-4 bữa trứng 1 tuần; trẻ 1-2 tuổi nên ăn 3 – 4 quả trứng/tuần và ăn cả lòng trắng; trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.

Không nên cho ăn nhiều hơn một quả trứng mỗi ngày [từ các món trứng, hoặc các loại thực phẩm làm từ trứng, bao gồm các loại bánh hoặc thịt/gà tẩm bột]. Bên cạnh đó, hạn chế tiêu thụ các loại thực có chứa chất béo động vật [bao gồm sữa, thịt và gia cầm] để giữ lượng cholesterol và chất béo bão hòa trong chế độ ăn của bé ở mức thấp. 

Không có hại gì nếu trẻ ăn tối đa một quả trứng mỗi ngày, nhưng người ta tin rằng tiêu thụ 4 quả trứng mỗi tuần là con số lý tưởng để đảm bảo trẻ nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời tránh nguy cơ bị cholesterol cao. Không nên cho trẻ ăn trứng còn sống. Ngoài ra, với trẻ đang ở độ tuổi phát triển, tốt nhất phụ huynh nên cung cấp cho trẻ các thực phẩm protein khác, bao gồm hải sản, thịt gia cầm, các loại hạt và ngũ cốc, thực phẩm từ đậu nành và thịt đỏ,… để đảm bảo trẻ nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Chủ Đề