Chứng chỉ chuyên môn là gì

Điều 17, Nghị định số 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược 2016 quy định các văn bằng chuyên môn và chức danh nghề nghiệp được cấp Chứng chỉ hành nghề dược gồm:

  1. Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành dược do các cơ sở giáo dục trong nước cấp có ghi chức danh “Dược sĩ”, “Dược sĩ đại học” hoặc “Dược sĩ cao cấp”.
  2. Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành y đa khoa do các cơ sở giáo dục trong nước cấp có ghi chức danh “Bác sĩ” hoặc “Bác sĩ đa khoa”.
  3. Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.
  4. Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành sinh học do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.
  5. Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành hóa học do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.
  6. Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược là bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng ngành dược do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.
  7. Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược là bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp ngành dược do các cơ sở giáo dục trong nước cấp có ghi chức danh “Dược sĩ trung cấp” hoặc “Dược sĩ trung học”.
  8. Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y là bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp ngành y do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.
  9. Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền là bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp ngành y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.
  10. Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược là chứng nhận hoặc chứng chỉ do các cơ sở giáo dục trong nước cấp ghi rõ chức danh “Dược tá” hoặc “Sơ cấp dược”.

Ngoài ra, theo điều 18 tại Nghị định, quy định xác định phạm vi hành nghề đối với các văn bằng và chức danh nghề nghiệp chưa được xác định:

  1. Đối với một số văn bằng chứng chỉ do cơ sở đào tạo trong nước cấp mà chức danh nghề nghiệp ghi trên văn bằng đó không thuộc các trường hợp theo quy định tại các khoản 1, 2, 7 và 10 Điều 17 [nêu trên] của Nghị định này thì việc xác định phạm vi hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề dược xem xét quyết định trên cơ sở tư vấn của Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
  2. Đối với các văn bằng, chứng chỉ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc xác định phạm vi hành nghề đối với các văn bằng, chứng chỉ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Những văn bằng chuyên môn và chức danh nghề nghiệp nào được cấp chứng chỉ hành nghề Dược

Cho tôi hỏi để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền viên thì cá nhân cần phải đáp ứng các điều kiện chung như thế nào? – Quang Minh [Quảng Nam]

Điều kiện chung để cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên [Hình từ Internet]

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 20/2023/TT-BGTVT ngày 30/6/2023 quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.

1. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn là gì?

Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn [sau đây viết tắt là GCNKNCM] là chứng chỉ được cấp cho thuyền viên theo quy định của Công ước STCW.

[Khoản 35 Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT]

2. Điều kiện chung để cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền viên

Theo Điều 23 , để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền viên thì cá nhân cần phải đáp ứng các điều kiện chung sau đây:

[1] Có đủ độ tuổi lao động và tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.

[2] Tốt nghiệp hoặc hoàn thành một trong các chương trình sau:

- Tốt nghiệp ngành hoặc chuyên ngành điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu biển hoặc kỹ thuật điện tàu biển theo chương trình đào tạo phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Tốt nghiệp các ngành hoặc chuyên ngành quy định tại điểm a khoản này tại các cơ sở đào tạo nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận;

- Tốt nghiệp chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

- Hoàn thành các học phần đào tạo thủy thủ trực ca OS, thợ máy trực ca Oiler, thợ kỹ thuật điện thuộc chương trình đào tạo trình độ cao đẳng trở lên tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải và đáp ứng các quy định tại Mục A- II/4; A- III/4; A- III/7 của Bộ luật STCW.

[3] Các trường hợp sau đây phải bổ túc những môn chưa học hoặc học chưa đủ.

- Tốt nghiệp ngành hoặc chuyên ngành quy định tại [2] tại các trường không đào tạo chuyên ngành hàng hải;

- Tốt nghiệp chuyên ngành sửa chữa máy tàu biển tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải;

- Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa, máy phương tiện thủy nội địa hoặc kỹ thuật điện phương tiện thủy nội địa tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa.

[4] Trường hợp sau đây không phải bổ túc thêm: Tốt nghiệp ngành hoặc chuyên ngành có tên khác nhóm ngành quy định tại [2], nhưng đã học đủ các môn học theo chương trình đào tạo của ngành hoặc chuyên ngành quy định tại khoản 2 điều này tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải.

[5] Có đủ điều kiện về chuyên môn và thời gian đảm nhiệm chức danh tương ứng với từng chức danh quy định tại các Điều 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41 và 42 .

3. Điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền viên

Cụ thể tại Điều 41 quy định về điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền viên như sau:

- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được cấp lại trong các trường hợp mất, hỏng, thay đổi thông tin, hết hoặc sắp hết hạn.

- Đối với Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đã hết hạn không quá 05 năm hoặc sắp hết hạn sử dụng phải đáp ứng điều kiện:

[i] Thuyền viên đã có thời gian đảm nhiệm công việc theo chức danh của Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được cấp tổng cộng 12 tháng trở lên trong thời hạn 05 năm ngay trước ngày đề nghị cấp lại hoặc 03 tháng trong vòng 06 tháng ngay trước ngày đề nghị cấp lại;

[ii] Trường hợp không đáp ứng điều kiện theo quy định tại [i] thì phải tập sự 03 tháng theo chức danh của Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn trong 06 tháng ngay trước khi đề nghị cấp lại hoặc đạt kết quả thi trong kỳ thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng tương ứng với chức danh của Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đã hết hạn;

[iii] Trường hợp thuyền viên đã có thời gian đảm nhiệm công việc theo chức danh tương tự [i] nhưng trên tàu có hạn chế chức danh thấp hơn hạn chế chức danh ghi trên Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được đề nghị cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn có hạn chế chức danh tương đương với hạng tàu thuyền viên đã làm việc;

+ Các chứng chỉ nghiệp vụ phù hợp với chức danh theo quy định của Công ước STCW phải còn hiệu lực.

- Đối với Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hết hạn từ 5 năm trở lên:

+ Đối với các chức danh thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện: tập sự 03 tháng theo chức danh của Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn trong 06 tháng ngay trước khi đề nghị cấp lại;

+ Đối với các chức danh sỹ quan trở lên: đạt kết quả thi trong kỳ thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định phù hợp với chức danh của Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đã hết hạn.

Chủ Đề