Chuột gặm chân mèo nghĩa là gì năm 2024

Mèo vốn là con vật nuôi quen thuộc của nhiều gia đình người Việt Nam, là người bạn thân thiết của con người, mèo còn là con vật đóng góp rất nhiều trong kho tàng văn học Việt Nam bằng ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Từ xa xưa, hình ảnh của mèo với sự nhẹ nhàng, thanh lịch, tế nhị, cái nết ngoan hiền, ăn uống nhỏ nhẹ từ tốn được ví với sự hiền thục của người phụ nữ “Nam thực như hổ, nữ thực như miu” (phụ nữ ăn như mèo). Trong các mối quan hệ giữa con người với con người, sự khiêm nhường là điều vốn quý, bởi trong cuộc sống hay công việc chưa biết “Mèo nào cắn mèo nào”, mà đã lên mặt dạy đời người khác. Câu này dụng ý muốn nói sống trên đời chưa biết ai hơn ai, vì vậy không nên coi thường người khác bởi biết đâu họ hơn mình. Mèo có công bắt chuột, bảo vệ mùa màng, vả lại chuột là món ăn khoái khẩu của mèo, điều này thì ai cũng biết. Vậy mà khi bắt được chuột thì lại tỏ ra thái độ xót thương: “Mèo khóc chuột” thì thật là trớ trêu.

Nếu nói mèo là con vật siêng năng hay lười biếng cũng đúng. Siêng năng thể hiện ở chỗ “Rình như mèo rình chuột”, còn lười biếng là ngủ suốt ngày nên bị coi là hiện thân của sự lười nhác, “Làm như mèo mửa” hay “Mèo nằm xó bếp” cũng vậy. Câu thành ngữ: “Ăn nhạt mới biết thương mèo” là chỉ những người trong cùng cảnh ngộ họ mới biết thương yêu nhau. Với những kẻ tham lam thấy món hời về tiền bạc có khác gì “Như mèo thấy mỡ”. Trong đời có những người làm việc lâu năm trở thành ma mãnh như: “Mèo già hóa cáo”, nhưng cũng có người thì “Mèo già thua gan chuột nhắt”. Những kẻ hay hợm mình, hay khoe khoang thường hay quen thói “Mèo khen mèo dài đuôi”, mà thực ra họ chẳng có tài cán gì. Lại có những người thích chê bai người khác mà không nghĩ đến bản thân mình: “Chó chê mèo lắm lông”, trong khi chó lại nhiều lông hơn mèo. Có người rộng lượng thì cũng có kẻ bủn xỉn “Buộc cổ mèo, treo cổ chó”. Có người thông minh tài trí thì cũng có kẻ đần độn, ngu si, như “Chó khô, mèo lạc”, “Chó gio, mèo mù“. Có người sống trung thực thật thà thì cũng có kẻ ưa xỏ xiên, xỏ lá “chửi chó mắng mèo”, để rồi sinh ra cảnh “Đá mèo, quèo chó”. Người thì minh bạch công khai, kẻ thì kiếm được chỗ béo bở mà vẫn cố giấu thì được gọi là: “Giấu như mèo giấu cứt”. Có người cẩn trọng, có kẻ liều lĩnh dám làm như: “Chuột gặm chân mèo”. Dân gian muốn ám chỉ những kẻ vô lại gặp nhau thì dùng những câu như: “Mèo hoang lại gặp chó hoang/ Anh đi ăn trộm gặp nàng bứt khoai” hay “Mèo lành ở mả, gái lành chẳng ở hàng cơm”. Xa hơn nữa, nhằm ám chỉ những người đàn bà bị chồng chê, chồng bỏ vì hư đốn, nhưng lại khoa trương nọ kia thì dân gian có câu: “Mèo làm ai nỡ cắt tai/ Gái kia chồng bỏ khoe tài làm chi?”. Để nói về hạng người vô lại gặp nhau dân gian có câu: “Mèo mả, gà đồng”. Để ám chỉ các quan lớn thời xưa tham ô của dân tiền bạc nhiều vô kể thì không bị trừng trị, nhưng người dân chỉ ăn trộm quả trứng, con gà thì bị trừng trị nặng “Hùm tha trâu mộng chẳng sao/ Mèo tha con cá đánh trào cá ra”, thật là khổ cho người dân.

Phải khẳng định rằng, mèo là con vật rất gần gũi với con người, tuy nhiên, bên cạnh vẻ đáng yêu, dễ thương thì mèo cũng có một vài “tật xấu”. Tuy vậy mèo vẫn được con người yêu thương, chiều chuộng, từ đó, lối sống của mèo theo năm tháng đã đi vào cuộc sống và kinh nghiệm trong dân gian và đã biến thành những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, những lời ru từ thuở lọt lòng và cả những câu chuyện cổ tích mang tính trào lộng, đầy thú vị.

Từ cái cơ bản là CHUỘT, từ cái nghĩa trung hòa nhất dùng để định dang cái giống gặm nhấm, bé con, mõm nhọn, tai bầu dục, đuôi thon dài thường phá hoại mùa màng và có thể truyền bệnh dịch hạch đến những từ – ngữ – nghĩa đông đúc… chút chít như họ hàng nhà CHUỘT như (trò) chim chuột, chuột chạy cùng sào, chuột chù đeo đạc, chuột gặm chân mèo, chuột chù nếm dấm, chuột đội vỏ trứng, chuột sa chĩnh gạo… người Việt đã trải qua biết bao chọn lựa sảy sàng để hôm nay, ta có được bầy đàn họ hàng chữ CHUỘT trong các loại từ điển tiếng Việt.

Đáng chú ý ở đây là những thàng ngữ tục ngữ có CHUỘT làm biểu tượng. Chúng như những văn bản truyện ngụ ngôn tối giản. Mỗi truyện ngụ ngôn một dòng ấy chứa đựng trong đó sự quan sát tài tình tinh tế của ông cha – quan sát những cái quanh mình và quan sát cả chính mình. Toàn là những bài học về nhân tình thế thái như chuột bầy đào không nên lỗ, chuột chù lại có xạ hương, chuột chạy cùng sào… Từ chuột chạy cùng sào đến chuột sa chĩnh gạo của những chú chuột đường cùng không lối thoát đến những chú chuột may mắn sa chĩnh gạo; từ những chú chuột liều lĩnh hành động dại dột – chuột gặm chân mèo đến những chú chuột xấu kém nhưng làm ra vẻ tốt đẹp – chuột chù mà có xạ hương … ta đều thấy ở đấy cảnh cảnh và tình của con người, thấy ở đấy ẩn hiện sự cảm thông thương xót sau cái dễu cợt cười chê rất tinh tế kia. Phải chăng CHUỘT ở đây cũng chính là họ và bạn bè của họ – những người nông dân một nắng hai hai sương – những kẻ thấp cổ bé họng vất vả quanh năm suốt tháng nên ta không gặp ở đấy tiếng chửi sâu cay đối với CHUỘT – Kẻ đại diện cho lũ quan lại bất nhân đục khoét phá hoại cuộc sống của muôn dân như trong Kinh thi hay trong một số tác phẩm văn học viết hoặc truyện tiếu lâm. Vậy phải chăng những tục ngữ thành ngữ ấy đã có từ thuở vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn? Còn khi xã hội đã xuất hiện những kẻ tham quan lại nhũng thì khi ấy CHUỘT thay bậc đổi ngôi, chuột trở thành những ẩn dụ để chỉ bọn chuyên đục khoét bòn mót của công của dân. Và nếu như ở trên người Việt dựa trên sự quan sát tinh tế sắc sảo về đời sống cùng một vài đặc điểm của chuột để có những ẩn dụ rất đắt, rất gợi như chuột chạy cùng sào chuột gặm chân mèo, chuột đội vỏ trứng… thì ở đây người Việt lại lẩy ra một đặc điểm rất… CHUỘT để làm biểu trưng cho bọn quan lại tham nhũng là đục khoét. Sự đục khoét ấy gây hiểm họa khôn lường… Trong cách nói của người Việt hiện đại, chuột, chuột ngày thường được dùng làm một ẩn dụ hết sức quen thuộc để chỉ lũ CHUỘT – người – chuyên đục khoét công quỹ… Ẩn dụ ấy ta dễ dàng gặp trong ngôn ngữ khẩu ngữ cũng như trong ngôn ngữ văn chương nghệ thuật…

CHUỘT được khai thác, từ đặc tính loài, nếp sống, đến cả dáng vẻ bề ngoài mủm mĩm lẫn cả tiếng kêu chít chít gợi tình của nó để tạo ra những từ ngữ mới trên cơ sở những liên tưởng tương đồng kỳ thú sát hợp. Người Việt không ai dưới chục lần nghe những từ chim chuột, chuột rút … Khó có mà có thể xác định được “niên đại” của chúng. Thôi thì cứ nói là nó có từ cái thời mà người ta biết tán tỉnh ve vãn nhau (đương nhiên sự tán tỉnh này thường không đứng đắn và bị mọi người lên án), nó có từ cái thời mà người ta nhận thấy hiện tượng bắp thịt bị co rút (trông na ná như hình con chuột) và kèm theo đau đột ngột ở chỗ bị co rút… Song một điều ta có thể khẳng định chắc chắn là những từ ngữ này là con cái chút chít của từ CHUỘT.

Chuột gặm chân mèo nghĩa là gì năm 2024
Thời đại của điện tử tin học CHUỘT không chỉ quanh quẩn trong hang hốc trong xó nhà hay lang thang ngoài ruộng rẫy mà phốc một cái nhanh hơn cả tàu con thoi của Mỹ – CHUỘT trở thành vật thiết thân của mọi cỗ máy vi tính hiện đại [1]. Điều này thì dẫu ngày xưa ông bà ta có cỗ máy của thời gian của Doremon cũng không thể nào hình dung nổi. Và cái chú chuột này có tài thiên biến vạn hóa còn hơn cả Tề thiên Đại thánh lẫn Doremon…

Một mai, xã hội, khoa học tiến bộ giống chuột phá hoại chắc không còn song không vì thế mà họ hàng chữ CHUỘT mất đi. Không tin thì bạn cứ chờ xem.

Tp. HCM, những ngày cuối năm Ất Hợi


[1] Bộ phận của máy vi tính, khi chuyển động trên một mặt phẳng cho phép làm chuyển dịch con chạy màn hình thực hiện lệnh trong máy vi tính.

Mèo rình bắt chuột có ý nghĩa gì?

Trong dân gian lưu truyền không ít những câu thành ngục tục ngữ được xây dựng từ loài mèo, và trong số đó có thể có không ít những nhắn gửi dành cho nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Rình như mèo rình chuột Nói đến sự kiên nhẫn và khả năng tập trung cao độ, người ta hay mượn câu Rình như mèo rình chuột.

Chuột gì chán mèo?

* Chuột gặm chân mèo: 1. Liều lĩnh, dại dột làm việc nguy hiểm; 2. Lâm vào hoàn cảnh trớ trêu, phải thực hiện hành vi táo bạo, bất lợi.

Với đủ chuột chù là gì?

* Voi đú, chó đú, chuột chù cũng nhảy cẫng: Đua đòi, bắt chước không phải lối, trở nên lố bịch, kệch cỡm.

Lòi mặt chuột là gì?

Đáp án: Cháy nhà mới lòi mặt chuột mang ý nói khi có chuyện thì bộ mặt thật của kẻ xấu mới lộ ra.