Chuyển nhượng tên thương mại tiếng anh là gì năm 2024

Theo phản ánh của ông Nguyễn Quang Đạo, Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 quy định điều kiện đối với bên nhượng quyền như sau: “Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm”.

Ông Đạo hỏi, trong trường hợp nhượng quyền tên thương mại mà tên thương mại nhượng quyền này đã được đổi tên thành một tên thương mại khác thì điều kiện trên được tính từ thời điểm nào, tính từ thời điểm hoạt động của tên thương mại cũ hay từ thời điểm hoạt động của tên thương mại mới (sau đổi tên).

Ví dụ: Tên thương mại COCO đăng ký kinh doanh từ 10/10/2011, đã đăng ký lại mẫu dấu và được đổi tên thành BITEA từ ngày 10/10/2018. Doanh nghiệp thực hiện nhượng quyền tên thương mại BITEA thì sẽ áp dụng thời điểm nào (ngày hoạt động tên cũ là 10/10/2011 hay ngày hoạt động của tên mới 10/10/2018) để xem xét điều kiện cấp quyền thương mại theo quy định nêu trên.

Về vấn đề này, Bộ Công Thương trả lời như sau:

Điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại được quy định tại các văn bản pháp lý sau: Luật Thương mại năm 2005; Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại; Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại; Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 6/6/2016 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực.

Do vậy, đề nghị Công ty dẫn chiếu các văn bản pháp lý nêu trên để tìm hiểu về các quy định liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại.

Theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại thì: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong điều hành công việc kinh doanh”.

Như vậy, nhượng quyền thương mại không chỉ đơn thuần là nhượng quyền tên thương mại. Thông tin ông Nguyễn Quang Đạo đưa ra chưa đủ thông tin và cơ sở để xác định tính liên tục của hoạt động nhượng quyền để xác định được sự phù hợp với điều kiện quy định tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP.

Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì? Điều kiện chuyển nhượng, hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu & thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu & sử dụng nhãn hiệu.

Nội dung chính:

Nhãn hiệu (trademark) là gì?

Nhãn hiệu (trademark) là một ký hiệu được thể hiện dưới dạng hình ảnh, chữ cái, ký tự… bằng một hoặc nhiều màu sắc. Mỗi một nhãn hiệu được sử dụng để đại diện cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.

Về mặt pháp lý, nhãn hiệu được xem là tài sản trí tuệ của con người và được pháp luật bảo hộ thông qua việc đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Theo đó, người sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng, kiểm soát và chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu (quyền sở hữu công nghiệp) cho người khác nếu muốn.

Mặt khác, tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định, nhãn hiệu cũng chính là dấu hiệu để phân biệt các hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau của các cá nhân, tổ chức khác nhau. Đây cũng là cơ sở để người tiêu dùng tìm đúng loại sản phẩm, dịch vụ mình cần một cách chính xác.

\>> Tham khảo thêm: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?

Chuyển nhượng nhãn hiệu (quyền sở hữu công nghiệp) hay nói cách khác là chuyển nhượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chính là chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu từ chủ sở hữu cũ sang chủ sở hữu mới với bất kỳ lý do nào như: không còn nhu cầu sử dụng, chuyển nhượng vì lợi ích kinh tế, chuyển nhượng cho người thân…

Việc chuyển nhượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được thực hiện bằng cách ký kết hợp đồng dưới dạng văn bản và chịu sự quản lý của nhà nước thông qua thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Điều kiện chuyển nhượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Như đã nói ở trên, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền chuyển nhượng nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức khác, tuy nhiên phải đáp ứng các điều kiện quy định tại như sau:

  • Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nhãn hiệu (quyền sở hữu công nghiệp) trong phạm vi được bảo hộ;
  • Việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về nguồn gốc, tên thương mại, đặc tính của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện về chủ thể được phép đăng ký nhãn hiệu theo quy định.

Lưu ý:

Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ chỉ có hiệu lực khi nhãn hiệu đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bài viết liên quan:

\>> Đối tượng được đăng ký nhãn hiệu;

\>> Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu (hay hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp) là văn bản thể hiện những thông tin và nội dung liên quan đến thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu từ chủ sở hữu cho bên nhận chuyển nhượng.

Kể từ thời điểm hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ, bên nhận chuyển nhượng sẽ chính thức trở thành chủ sở hữu mới của nhãn hiệu đó.

Căn cứ theo quy định tại , hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu gồm những nội dung sau:

  • Số hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
  • Tên và địa chỉ đầy đủ của chủ sở hữu nhãn hiệu;
  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên nhận chuyển nhượng;
  • Căn cứ chuyển nhượng nhãn hiệu;
  • Phạm vi chuyển nhượng (giới hạn phạm vi sử dụng và quyền sử dụng nhãn hiệu);
  • Phí chuyển nhượng có kèm phương thức, thời điểm và thời hạn thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.

\>> Tải mẫu miễn phí: Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu

Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN, hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu gồm các loại giấy tờ sau:

  • 2 bản hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực thời hạn không quá 6 tháng);
  • 2 tờ khai đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D được ban hành kèm Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;
  • Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bằng bảo hộ);
  • Văn bản đồng ý của các cá nhân/tổ chức đồng sở hữu nhãn hiệu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung);
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí hoặc bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí nếu nộp qua bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Giấy ủy quyền cho cá nhân/tổ chức nộp hồ sơ đăng ký chuyển giao nhãn hiệu (nếu người nộp hồ sơ không phải chủ sở hữu nhãn hiệu).

\>> Tải mẫu miễn phí: Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu.

Lưu ý:

  • Nếu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu không được biên soạn bằng tiếng Việt thì phải đính kèm theo bản dịch ra tiếng Việt. Nếu hợp đồng có nhiều trang, 2 bên phải thực hiện ký nháy từng trang hoặc đóng dấu giáp lai;
  • Đối với hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận thì cần bổ sung các giấy tờ sau:
    • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
    • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của bên nhận chuyển nhượng.

Xem thêm:

\>> Nhãn hiệu tập thể;

\>> Nhãn hiệu chứng nhận.

Thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu và sử dụng nhãn hiệu

Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm 4 bước cơ bản sau:

Chuyển nhượng tên thương mại tiếng anh là gì năm 2024

Bước 1. Xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thỏa thuận với nhau về việc ký kết gồm những nội dung theo hướng dẫn bên trên.

Sau đó, chuẩn bị bộ theo quy định.

Bước 2. Nộp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu

Sau khi soạn thảo xong bộ hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu, cá nhân/tổ chức tiến hành nộp hồ sơ bằng 2 cách sau:

  • Cách 1: Nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam theo 1 trong 3 địa chỉ sau:
    • Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam: Số 384-386 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội;
    • Văn phòng Miền Trung - Tây Nguyên: Số 135 Minh Mạng, Phường Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng;
    • Văn phòng Miền Nam: Số 17-19 Tôn Thất Tùng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
  • Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 3. Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu của cá nhân/tổ chức, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành:

  • Thẩm định hồ sơ và ra quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
  • Thời hạn xử lý: Trong vòng 2 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Bước 4. Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu mới

Sau khi thẩm định định hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu, căn cứ vào tình trạng hồ sơ của cá nhân/tổ chức, Cục Sở hữu trí tuệ xử lý như sau:

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện:
    • Ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng);
    • Ghi nhận chủ sở hữu mới vào văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (nếu chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có xác định giới hạn chuyển nhượng);
    • Ghi nhận việc chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu vào sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
    • Công bố quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày ký quyết định.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai sót, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện:
    • Ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu và nêu rõ lý do;
    • Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày nhận được thông báo, cá nhân/tổ chức được quyền nộp chỉnh sửa, bổ sung phần hồ sơ thiếu hoặc chưa hợp lệ theo thông báo;
    • Quá thời hạn 2 tháng mà vẫn không nhận được hồ sơ bổ sung, điều chỉnh hoặc hồ sơ chỉnh sửa không đạt yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.

Phí, lệ phí chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC, chi phí chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu bao gồm các loại phí, lệ phí sau:

  • Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu: 230.000 đồng/văn bằng bảo hộ;
  • Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 180.000 đồng/văn bằng bảo hộ;
  • Phí công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng/đơn;
  • Phí đăng bạ quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng/văn bằng bảo hộ;
  • Phí thẩm định quyền nộp đơn và quy chế sử dụng nhãn hiệu (đối với trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận): 550.000 đồng/đơn;
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu): 120.000 đồng/văn bằng bảo hộ.

Các câu hỏi thường gặp khi chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

1. Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?

Chuyển nhượng nhãn hiệu (quyền sở hữu công nghiệp) hay nói cách khác là chuyển nhượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chính là chuyển giao về quyền sở hữu nhãn hiệu từ chủ sở hữu cũ sang chủ sở hữu mới với bất kỳ lý do nào như: Không còn nhu cầu sử dụng, chuyển nhượng vì lợi ích kinh tế, chuyển nhượng cho người thân…

2. Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu gồm những nội dung gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 140 Luật sở hữu trí tuệ 2005, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu gồm những nội dung sau:

  • Số hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
  • Tên và địa chỉ đầy đủ của chủ sở hữu nhãn hiệu;
  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên nhận chuyển nhượng;
  • Căn cứ chuyển nhượng nhãn hiệu;
  • Phạm vi chuyển nhượng (giới hạn phạm vi sử dụng và quyền sử dụng nhãn hiệu);
  • Phí chuyển nhượng có kèm phương thức, thời điểm và thời hạn thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.

\>> Tải mẫu miễn phí: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu.

3. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu gồm những loại giấy tờ gì?

Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu gồm các loại giấy tờ sau:

  • 2 bản hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực thời hạn không quá 6 tháng);
  • 2 tờ khai đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D được ban hành kèm Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;
  • Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bằng bảo hộ);
  • Văn bản đồng ý của các cá nhân/tổ chức đồng sở hữu nhãn hiệu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung);
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí hoặc bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí nếu nộp qua bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ (nếu nộp hồ sơ thông qua người đại diện).

\>> Tải mẫu miễn phí: Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.

4. Nộp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu ở đâu?

Sau khi soạn thảo xong bộ hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu theo quy định, cá nhân/tổ chức tiến hành nộp hồ sơ bằng 2 cách sau:

  • Cách 1: Nộp trực tiếp tại 1 trong 3 cơ quan sau:
    • Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam: Số 384-386 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội;
    • Văn phòng Miền Trung - Tây Nguyên: Số 135 Minh Mạng, Phường Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng;
    • Văn phòng Miền Nam: Số 17-19 Tôn Thất Tùng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
  • Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.

5. Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu (quyền sở hữu công nghiệp) gồm các bước nào?

Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu gồm 4 bước sau:

  • Bước 1. Xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
  • Bước 2. Nộp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu;
  • Bước 3. Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu;
  • Bước 4. Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu mới.

\>> Tham khảo:

6. Các khoản phí, lệ phí phải nộp cho cơ quan nhà nước khi chuyển nhượng nhãn hiệu?

Các khoản phí, lệ phí mà cá nhân/tổ chức phải nộp cho cơ quan nhà nước khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu là:

  • Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
  • Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng;
  • Phí công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
  • Phí đăng bạ quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
  • Phí thẩm định quyền nộp đơn và quy chế sử dụng nhãn hiệu (đối với trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận);
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu).

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.