Có hay không thị trường giáo dục Việt Nam

Trang chủ » Giáo dục

Có hay không thị trường giáo dục?                                                                                                        LECHUNG                              Đánh giá tác giả:                                                                                                                                                                                                                                                                                                         14:52 thứ ba ngày 07/12/2004                                                                                             Tăng kích thước font chữ                                Giảm kích thước font chữ                                In bài viết                                Gửi bài viết                                                                                                                                                                                                                                                                

Mới đây, Ban Khoa giáo Trung ương tổ chức tọa đàm khoa học: "Giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". "Thương mại hóa", "thị trường hóa giáo dục" vấn đề được tranh luận lâu nay lại trở thành tiêu điểm.
Không thể "thương mại hóa giáo dục" một cách thuần tuý
GS Đỗ Nguyên Phương - Trưởng Ban khoa giáo T.Ư nhận xét: "Giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa có tiền lệ trong lịch sử nhân loại". Tuy nhiên, qua thảo luận đã cho thấy sự đồng thuận ở một số điểm cơ bản.
Khẳng định đầu tiên là không thể "thị trường hóa", "thương mại hóa" giáo dục một cách thuần tuý, không thể coi giáo dục là hàng hóa như những hàng hóa thông thường. GS.VS Phạm Minh Hạc khẳng định: "Trường không phải là chợ, giáo dục không phải là hàng hóa". Không thể chấp nhận việc quy sức lao động, nhân cách, nhiệt huyết của người thầy thành tiền để có thể mua bán. Nếu giáo dục để "bàn tay vô hình" của thị trường điều khiển thì các giá trị của giáo dục bị giá trị đồng tiền quyết định, người nghèo không được học.

Kinh tế thị trường đã và đang tác động đến giáo dục và giáo dục có liên quan mật thiết đến thị trường. GS.TS Bành Tiến Long [Thứ trưởng Bộ GD-ĐT] dẫn chứng những biểu hiện của kinh tế thị trường trong thực tế giáo dục Việt Nam như: đã thừa nhận sự có mặt của loại hình trường bán công, dân lập, tư thục và cả trường có 100% vốn nước ngoài. Hiện nay có khoảng 30 nghìn học sinh Việt Nam đang học tại các nước ngoài. Theo cách nói của GS Phạm Phụ [ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh] là đã có "xuất nhập khẩu giáo dục".

Điều này dẫn đến một quan điểm thứ ba nhận được sự đồng thuận của đa số đại biểu là: Cần phải vận dụng những cơ chế thị trường để quản lý, phát triển giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ông Trần Quốc Toản [Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổng thư ký Hội đồng Quốc gia Giáo dục] khẳng định: "Chúng ta vận dụng cơ chế thị trường không chỉ để phát triển kinh tế mà còn để tạo ra sự tiến bộ xã hội". Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, những biểu hiện của cơ chế thị trường, theo nhận xét của GS Đặng Hữu "là đan xen, rất khó phân biệt rạch ròi".

Sở dĩ có những ý kiến khác nhau là do một số nguyên nhân. Thứ nhất, vì khi cụm từ "thương mại hóa", "thị trường hóa" giáo dục được sử dụng thường liên hệ với các hiện tượng xấu trong giáo dục như: mua bằng, bán điểm... Cộng vào đó là trong tâm lý người Việt Nam, ở đâu đó vẫn có cái nhìn không thiện cảm khi nhắc đến những danh từ của thương mại như mua bán, xem đó là công việc của "bọn con buôn". Nhưng quan trọng nhất, theo GS Phạm Phụ - một trong những người đề xuất nên gọi giáo dục đại học là hàng hóa thì "ở đây có một sự hiểu lầm".

Khi nói giáo dục đại học là hàng hóa phải hiểu là dịch vụ của đại học chứ không phải bản thân giáo dục đại học

Theo GS Phạm Phụ, đây là một vấn đề hết sức phức tạp, "khái niệm chồng lên khái niệm". Vì vậy, phải xem xét kỹ ở nhiều góc độ và nhất thiết phải đi từ một số khái niệm cơ bản.

Trước hết, theo ông đang có sự hiểu nhầm về khái niệm hàng hóa. Theo định nghĩa của chủ nghĩa Mác thì "Khi một sản phẩm lao động thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người, đi vào quá trình tiêu dùng thông qua trao đổi hoặc mua bán thì gọi là hàng hóa". Như vậy, một sản phẩm nào đó không chỉ qua mua bán mà qua trao đổi cũng được coi là hàng hóa. Còn theo quan điểm kinh tế thị trường thì hàng hóa không được hiểu như một khái niệm tĩnh, nó phụ thuộc vào tính chất "cá nhân" và "công cộng" tích hợp trong sản phẩm đó. Những hàng hóa mang tính cá nhân cao như cái áo, "nếu tôi mặc thì loại trừ anh mặc" được thị trường cung cấp nhiều. Nhưng có loại hàng hóa có tính công cộng cao như cây đèn biển thì Nhà nước phải cung cấp, tư nhân không sản xuất vì sẽ rất khó thu tiền.

Thứ hai, cần phải phân biệt: Hàng hóa vật phẩm và hàng hóa dịch vụ đang được sử dụng trong nền kinh tế thị trường của thế giới. Trong đó, hàng hóa vật phẩm được hiểu là những thứ mà chúng ta có thể sờ thấy, nhìn thấy... được. Còn các loại hàng dịch vụ được sử dụng khái niệm "công nghiệp dịch vụ" là những loại có đặc tính cơ bản là vô hình.

Hiện nay, tổ chức Thương mại thế giới đã có cơ quan gọi là "Thương mại dịch vụ". Cơ quan này chia hàng hóa làm hai loại: Hàng hóa vật phẩm và hàng hóa dịch vụ. Hàng hóa dịch vụ như: sức khỏe, giáo dục, thông tin liên lạc, tài chính, ngân hàng...

Vì vậy không nên e ngại khi gọi dịch vụ giáo dục là hàng hóa. Từ đó, GS Phạm Phụ khẳng định. Có thể nói "Dịch vụ giáo dục đại học là một loại hàng hóa dịch vụ công", ông nhấn mạnh "là dịch vụ đại học chứ không phải nói chính giáo dục đại học". Hơn nữa, nó là một hàng hóa dịch vụ công đặc biệt vì giáo dục không chỉ có tính nhân văn mà có là một quyền cơ bản của con người.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với quan điểm "để bàn tay vô hình" chi phối giáo dục, ngay bản thân các nước tư bản điển hình cũng không "ngây thơ" như vậy. Vì vậy, trong bất kỳ một quốc gia nào cũng tồn tại ba cơ chế: Cơ chế hành chính [thông qua bộ máy Nhà nước], Cơ chế cộng đồng [thông qua các thiết chế xã hội, đạo đức...] và cơ chế thị trường. Vì vậy, đối với những loại hàng hóa có tính công cộng càng cao thì càng cần sự quản lý, chi phối của Nhà nước.Nếu không làm sáng tỏ sẽ dẫn đến sai lầm trong quản lý
GS Phạm Phụ khẳng định: Chính vì chúng ta e ngại, không làm rõ vấn đề nên tạo ra "những khoảng mờ" và tạo cơ hội cho một số người lợi dụng để trục lợi. Ví dụ, sự xuất hiện của loại hình trường 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam hiện nay đang tạo sự cạnh tranh không công bằng. Họ được hưởng nhiều ưu đãi, lại giàu, nhiều kinh nghiệm. Bộ GD-ĐT không quản lý được chương trình. Bên cạnh đó, khoảng 30 nghìn du học sinh mỗi năm cần tới 300 triệu USD, thì bằng tổng chi phí học hành cho một triệu sinh viên trong nước.
Ngay cả chương trình du học bằng ngân sách nhà nước, tôi đã từng nói với Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển là chỉ nên cử đi học những ngành có tính dịch vụ xã hội cao như dự báo động đất, thiên tai... còn những ngành như quản trị kinh doanh thì để các doanh nghiệp họ làm.
Một mục đích quan trọng của những vấn đề này là để giải quyết bài toán tỷ lệ đầu tư cho giáo dục: Nhà nước bao nhiêu, người học bao nhiêu, xã hội bao nhiêu? Ở nước ta hiện nay, tỷ lệ học phí trong tổng nguồn thu của các trường ĐH đã trên 40%, trong khi đó ở các nước khác thấp hơn nhiều. Nếu tăng học phí sẽ tạo thành vấn đề xã hội lớn. Còn nếu so sánh giá trị tuyệt đối trong đầu tư cho giáo dục với các nước thì dù có đầu tư 100% GDP chúng ta cũng chưa chắc đã bằng. Trong khi chúng ta còn nghèo mà không vận dụng hành chính công, tính toán hiệu suất đầu tư thì sẽ rất khó khăn.

Kết thúc buổi tọa đàm, GS Đỗ Nguyên Phương khẳng định: Mặc dù có những quan điểm trái ngược nhau những đã có sự đồng thuận trên một số vấn đề cốt lõi. Ban KGT.Ư sẽ tổ chức nhiều cuộc tọa đàm khác để tiếp tục làm rõ những vấn đề này.Theo Nhân dân                                                                                                                                 Có hay không thị trường giáo dục?  Đóng  Tự trình chiếu  Dừng trình chiếu                                                                                                                                                                                                                                                                                       Chia sẻ Facebook                        Chia sẻ Google Plus                        Chia sẻ Twitter                        Chia sẻ Zalo                        Tới khu vực bình luận                        In bài viết                        Gửi bài viết                                                                                                                 Từ khóa:

Bình luận                  Gửi đi

* Nhập tiếng Việt có dấu                                             Bình luận Mới nhất Hay nhất                                                                                 Thông báo

Nội dung bình luận quá ngắn! Vui lòng nhập lại.                                                                                                                      Gửi bình luận

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin                        Họ tên:* Địa chỉ email:*                         Đóng                        Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm                                            Xem tin theo ngày                                                                                     THÁNG 02/2018 T2T3T4T5T6T7CN

  • Xã hội

                   Thành phố Hồ Chí Minh góp ý vào hướng dẫn thích ứng an toàn với Covid-19  

  • Xã hội

                   Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm hành vi tham nhũng trong mua sắm thiết bị phòng dịch  

  • Xã hội

                   Tin tức, sự kiện nổi bật ngày 28-9  

  • Kinh tế

                   Trung tâm thương mại đón khách trở lại mua sắm, tuân thủ biện pháp phòng dịch  

  • Kinh tế

                   Việt Nam có thể tăng trưởng 4,8% trong năm 2021 nếu kiểm soát sớm dịch Covid-19  

  • Đời sống

                   Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục ghi nhận số bệnh nhân khỏi bệnh cao hơn số nhập viện  

  • Sức khỏe

                   Ngày 28-9: Số ca nhiễm tại Việt Nam tiếp tục giảm, hơn 21 nghìn người khỏi bệnh  

  • Xã hội

                   Sẽ dỡ phong tỏa ngõ 328 và 330 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân vào 24h ngày 28-9  

  • Sức khỏe

                   Chiều 28-9: Hà Nội không có ca mới, khẩn cấp tìm người liên quan ca dương tính tại Hà Đông  

  • Xã hội

                   Hà Nội được phân bổ thêm 100.000 liều vắc xin phòng Covid-19  

  • Giao thông

                   Hà Nộiđề nghịchưa tiếp nhậncácchuyến baynội địa và chuyến tàu  

  • Chính trị

                   Ban Bí thư kỷ luật nguyên Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh  

Video liên quan

Chủ Đề