Có khi nào có bầu mà vẫn có kinh năm 2024

Nhiều phụ nữ gặp khó khăn trong việc xác định dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và có thai vì các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của cả hai tình trạng này có thể tương tự nhau, bao gồm thay đổi tâm trạng, đau lưng, đi tiểu nhiều và ngực căng. Tuy nhiên, hai tình trạng này cũng có các dấu hiệu và triệu chứng khác biệt riêng và có những triệu chứng chỉ xảy ra duy nhất nếu đang mang thai.

1. Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là quá trình chảy máu từ âm đạo do bong tróc lớp nội mạc tử cung khi không có sự thụ thai, xảy ra vào đầu mỗi chu kỳ, thường là 28 ngày. Hiện tượng kinh nguyệt bắt đầu ở tuổi dậy thì và kéo dài cho đến khi mãn kinh. Cơ chế hình thành kinh nguyệt là do sự thay đổi bình thường của nồng độ hormone estrogen và progesterone, các nội tiết tố quan trọng quy định khả năng sinh sản ở phụ nữ.

Nhiều phụ nữ gặp phải các triệu chứng bao gồm chuột rút, đầy hơi, căng tức vú và thay đổi tâm trạng vào khoảng thời gian giữa của kỳ kinh nguyệt. Đây là hội chứng tiền kinh nguyệt, một tình trạng đặc trưng bởi các triệu chứng tâm lý và thể chất phát triển vào một thời điểm nào đó sau trứng rụng và sẽ kết thúc khi bắt đầu xuất hiện máu kinh. Các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt có thể bao gồm khó chịu, trầm cảm, khóc, mệt mỏi, đầy hơi, mụn trứng cá, căng ngực và thay đổi cảm giác thèm ăn.

Có khi nào có bầu mà vẫn có kinh năm 2024

Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt thường xuất hiện vào khoảng thời gian giữa của chu kỳ

2. Điểm tương đồng giữa hội chứng tiền kinh nguyệt so với các dấu hiệu mang thai

Đối với nhiều phụ nữ, các dấu hiệu mang thai trong thời kỳ đầu có thể giống với những dấu hiệu và triệu chứng của thời kỳ kinh nguyệt sắp đến hoặc hội chứng tiền kinh nguyệt. Theo đó, các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến tương tự nhất giữa hai tình trạng này bao gồm:

  • Đau đầu: Đau đầu có thể là một triệu chứng của thai kỳ nhưng nhiều phụ nữ cũng bị đau đầu căng cơ hoặc đau nửa đầu trước kỳ kinh nguyệt hoặc khi bị hội chứng tiền kinh nguyệt.
  • Đau lưng: Triệu chứng này có thể là khi sắp đến kỳ kinh nguyệt nhưng nó cũng có thể là một triệu chứng cho thấy đang mang thai.
  • Thay đổi tâm trạng: Thay đổi tâm trạng thường gặp ở cả hội chứng tiền kinh nguyệt và đầu thai kỳ, bao gồm trầm cảm, lo lắng, cáu kỉnh và thay đổi tâm trạng.
  • Táo bón: Hormone progesterone có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa bao gồm táo bón. Do nồng độ nội tiết tố này tăng lên trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, táo bón có thể xuất hiện ở phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc sắp đến kỳ kinh. Đồng thời, thời kỳ đầu mang thai có sự thay đổi nội tiết tố của cũng có thể gây ra tình trạng táo bón.
  • Đi tiểu nhiều hơn: Phụ nữ có thể bị đi tiểu nhiều hơn nếu đang mang thai hoặc sắp có kinh.
  • Đau và căng vú: Đau, căng, sưng vú hoặc to lên có thể xảy ra trong thời kỳ đầu mang thai cũng như trước kỳ kinh nguyệt. Ngực có thể cảm thấy nặng, đau hoặc nhạy cảm trong cả hai tình trạng này.

3. Sự khác biệt giữa hội chứng tiền kinh nguyệt so với tình trạng mang thai

Chảy máu hoặc ra máu âm đạo: Chảy máu mức độ nhẹ (lượng máu không đủ để thấm miếng băng vệ sinh hoặc tampon) đôi khi xảy ra vào khoảng thời gian phôi làm tổ vào tử cung trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này được gọi là chảy máu khi làm tổ, hoàn toàn không giống như tình trạng ra máu nhiều mà một số phụ nữ có thể gặp phải vào đầu kỳ kinh.

Mệt mỏi: Mệt mỏi thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn đầu của thai kỳ nhưng nó cũng xuất hiện như một dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt ở nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, sự mệt mỏi do hội chứng tiền kinh nguyệt thường nhanh chóng biến mất sau khi giai đoạn này bắt đầu.

Thèm ăn hoặc chán ăn: Nhiều phụ nữ cảm thấy thèm ăn hoặc tăng cảm giác thèm ăn trước khi bắt đầu kỳ kinh. Cảm giác thèm ăn hay không thích ăn cũng là đặc điểm điển hình của thai kỳ, mặc dù cảm giác thèm ăn khi mang thai thường cụ thể và dữ dội hơn so với trong giai đoạn hội chứng tiền kinh nguyệt.

Buồn nôn và nôn: Buồn nôn và nôn thường điển hình hơn ở giai đoạn đầu mang thai và không phải là triệu chứng phổ biến của hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc thời kỳ kinh nguyệt đang đến gần. Do đó, nếu đang mang thai, người phụ nữ có nhiều khả năng gặp phải triệu chứng này.

Chuột rút: Chuột rút và đau ở bụng hoặc vùng chậu xảy ra ở nhiều phụ nữ trước hoặc thậm chí trong kỳ kinh nguyệt. Những triệu chứng này thường là điều đặc biệt phiền toái đối với phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, một số phụ nữ cũng có thể bị chuột rút nhẹ trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Có khi nào có bầu mà vẫn có kinh năm 2024

Có nhiều điểm khác biệt giữa dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và có thai

4. Những triệu chứng và dấu hiệu nào là đặc trưng cho thai kỳ?

Một số triệu chứng đặc trưng hơn của thời kỳ đầu mang thai và ít có khả năng xảy ra hơn do sắp có kinh nguyệt hoặc hội chứng tiền kinh nguyệt:

  • Mất kinh hoặc trễ kinh: Không có kinh là triệu chứng nhận biết của việc mang thai.
  • Chảy máu hoặc chuột rút trong quá trình làm tổ: Hiện tượng chảy máu và chuột rút có thể xảy ra với mức độ rất nhẹ tại thời điểm phôi làm tổ trong tử cung trong thời kỳ đầu mang thai. Điều này rất khác với lực co bóp của tử cung tạo ra lượng máu kinh nguyệt bình thường.
  • Tiết dịch âm đạo: Tăng sản xuất estrogen trong thai kỳ có thể dẫn đến tăng tiết dịch âm đạo màu trắng đục.
  • Sạm quầng vú hoặc núm vú: Quầng vú hoặc núm vú sẫm màu hoặc to ra có thể xảy ra sớm nhất là một hoặc hai tuần sau khi thụ thai ở giai đoạn đầu thai kỳ hay cũng có thể phát triển muộn hơn trong thai kỳ. Đây lại hoàn toàn không phải là dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc sắp có kinh.

Tóm lại, các triệu chứng của thời kỳ đầu mang thai có thể tương tự như những biểu hiện của phụ nữ ngay trước kỳ kinh nguyệt nên đôi khi có thể gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ những cảm giác của bản thân, nhất là trên các đối tượng có chu kỳ đều đặn, hai tình trạng này có thể dễ dàng phân biệt. Đồng thời, phương pháp rõ ràng để phân biệt dấu hiệu sắp có kinh và có thai là thử thai qua nước tiểu, một cách dễ dàng có thể tự thực hiện tại nhà duy nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, medicinenet.com

XEM THÊM:

  • Phụ nữ dễ khóc khi đến kỳ kinh nguyệt: Vì sao?
  • Các cách để chống lại sự mệt mỏi trước kỳ kinh nguyệt
  • Tác dụng của thuốc Estraceptin

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Có khi nào có bầu mà vẫn có kinh không?

Có thể có kinh nguyệt khi mang thai không? Câu trả lời là Không. Mẹ không thể có kinh nguyệt khi mang thai. Nguyên nhân là bởi chu kỳ kinh nguyệt chỉ xuất hiện khi trứng không được thụ tinh cùng tinh trùng.nullKinh nguyệt khi mang thai – điều không thể xảy rahongngochospital.vn › kinh-nguyet-khi-mang-thainull

Có khi nào mang thai mà vẫn có kinh?

Hiện tượng mẹ bầu có thai nhưng vẫn có kinh Lớp niêm mạc ở bên trong tử cung sẽ dày lên tạo điều kiện thuận lợi cho trứng đã thụ tinh được bảo vệ trong suốt quá trình mang thai. Do đó, chị em sẽ không thể nào có kinh nguyệt kể từ khi mang thai.24 thg 9, 2022nullHiện tượng có thai nhưng vẫn có kinh là như thế nào?nhathuoclongchau.com.vn › Góc sức khỏenull

Làm sao để biết có thai khi chưa đến kỳ kinh?

Các dấu hiệu có thai bạn có thể tự nhận biết.

Đau ngực. Sau khi thụ thai, các hormone trong cơ thể phụ nữ thay đổi nhanh chóng làm cho lượng máu đến bầu ngực tăng lên khiến ngực sưng và đau nhức. ... .

Chậm kinh. ... .

Chứng chuột rút. ... .

Xuất hiện các vết máu báo thai. ... .

Mệt mỏi. ... .

Đầu vú thâm quầng. ... .

Buồn nôn. ... .

Đầy hơi, khó tiêu..

Tại sao con gái lại có chu kỳ kinh nguyệt?

Sau khi được giải phóng khỏi buồng trứng, trứng bắt đầu di chuyển đến ống dẫn trứng đợi tinh trùng. Nếu sự thụ tinh xảy ra, lớp niêm mạc tử cung sẽ tiếp tục phát triển, tạo thành “cái nôi” cho thai làm tổ. Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, lớp niêm mạc tử cung đó sẽ bị phá vỡ và bong ra, hình thành kinh nguyệt.nullChu kỳ kinh nguyệt là gì? Những điều cơ bản nhất chị em cần biếttamanhhospital.vn › chu-ky-kinh-nguyetnull