Có nên ăn thịt ngỗng không

Xếp đầu tiên trên bảng xếp hạng những loại thịt trong nhóm thực phẩm do WHO công bố, món thịt ngỗng vượt qua thịt gà về ích lợi cho sức khỏe.

Thịt ngỗng – món ngon từ thời thượng cổ

Sở thích đối với thịt ngỗng dường như không thể lý giải đối với người phương Tây. Trong những dịp lễ Giáng sinh hay đón năm mới, người Bắc Mỹ luôn có món ngỗng quay đặt trên bàn ăn gia đình. Ngay những đầu bếp từ thời Ai Cập và La Mã cổ đại đã biết đến món thịt này và duy trì các trại nuôi ngỗng số lượng lớn. Còn theo quan niệm người châu Á, trong Đông y thì thịt ngỗng có vị ngọt, tính bình, chủ trị lợi 5 tạng, ích khí, bổ hư, hòa vị, giải khát.

Đặc điểm của thịt ngỗng

Thịt ngỗng sậm màu hơn thịt gà, vịt, có hương vị đậm đà hơn thịt gà tây. Trong các loại gia cầm, ngỗng cung cấp chất béo và nguồn dinh dưỡng nhiều nhất. Thịt ngỗng giống với thịt vịt ở chỗ có kết cấu hóa học rất giống dầu ô liu, rất có ích cho sức khỏe tim mạch.

Trong nhiều thế kỷ, chất béo trong thịt của ngỗng được ca ngợi một cách đặc biệt. Người Pháp đã nổi tiếng trong sử dụng chất béo ngỗng để nấu các món rau và đậu mang lại hương vị có thể khiến người khó tính nhất cũng phải hài lòng. Ngoài ra, chất béo của ngỗng có thể được lưu giữ chừng vài tháng mà không hề hư hỏng.

Món thịt ngỗng quay luôn được coi là đặc sản của loại gia cầm này vì hầu như không cần thêm bất cứ loại nước sốt, nước chấm nào. Thông thường với các món thịt quay, thịt nướng thì thịt sẽ bị khô hay săn lại nhưng với ngỗng, thịt vẫn giữ được độ mềm ngọt và chỉ cần thêm một chút tương ớt là đã có một món thịt ngỗng quay tuyệt hảo đáp ứng khẩu vị của tất cả những người ăn nó.

Có nên ăn thịt ngỗng không
Thịt ngỗng quay là món ăn thường xuất hiện trên bàn ăn dịp năm mới của nhiều nước phương Tây

Ngỗng là vị thuốc chữa bách bệnh

Không chỉ là một thực phẩm ngon và dinh dưỡng, thịt ngỗng còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Thịt và tiết ngỗng có nhiều công dụng chữa bệnh được ghi nhận như sau:

– Chữa đau bụng, đầy hơi: Hầm thịt thành canh, dùng nước nấu cháo ăn.

– Chữa nấc, buồn nôn: Lấy tiết ngỗng cho thêm một ít nước, nấu chín rồi uống.

– Kém ăn, không có sức, trung khí không đủ: Lấy 50-100g thịt của ngỗng, hoàng kì, đẳng sâm, sơn dược (khoai mài) mỗi thứ 50g. Tất cả cùng được nấu chín cho thêm ngũ vị rồi dùng.

– Trị chứng tiêu khát (bệnh tiêu khát trong Đông y tương đương với bệnh đái tháo đường và bệnh đái tháo nhạt trong y học hiện đại): Ninh thịt ngỗng thật nhừ, lấy nước uống.

– Chữa suy nhược, mất ngủ: Dùng 500g thịt, bong bóng cá 50g, táo nhân 5g, nấu chín và ăn.

– Chữa ngộ độc do thuốc: Dùng một lượng tiết ngỗng tươi vừa phải (5-10ml) đun sôi cùng với nước để uống, có thể thúc đẩy việc nôn mửa giải độc.

Có nên ăn thịt ngỗng không
Ngoài thịt ngỗng, thì máu ngỗng cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh

Những ai kiêng ăn thịt ngỗng?

Người bị nhiệt nóng trong người, bị bệnh lâu ngày thì nên kiêng ngỗng, vào mùa hè không nên ăn nhiều, bệnh nhân bị phù nề thì phải kiêng tiết ngỗng.

Trên đây là bài viết Tại sao thịt ngỗng là vua của những loại thịt?, Nếu bà con thấy bài viết thú vị và hữu ích, hãy share bài viết giúp Thế giới con giống nhé!

Xem thêm: Khác nhau giữa ngan và ngỗng

Tác giả: Tiến Dũng

Thịt ngỗng tuy không phổ biến như thịt lợn hay thịt gà nhưng nó vẫn được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, so với các loại gia cầm khác, hàm lượng đạm của thịt ngỗng cao hơn nhiều.

Mặc dù thịt ngỗng rất tốt nhưng khi tiêu thụ cần chú ý kết hợp với một số thực phẩm, nếu không sẽ khiến cơ thể phát sinh nhiều vấn đề.

Không ăn cùng đồ sống và đồ nguội

Ngoài giàu đạm, thịt ngỗng còn chứa nhiều chất béo. Đây là loại axit béo không no, cùng với axit linolenic cao rất có lợi cho sức khỏe. Mỡ ngỗng có kết cấu mềm, dễ tiêu hóa và hấp thu.

Tuy nhiên, sau khi ăn thịt ngỗng và tiêu thụ ngay các loại thực phẩm lạnh như kem, nước đá sẽ gây tiêu chảy, đau bụng. Ăn cùng với các loại đồ sống như hải sản sống cũng gây ra tình trạng tương tự.

Có nên ăn thịt ngỗng không

(Ảnh minh họa)

Thực phẩm tính lạnh

Thịt ngỗng chứa nhiều đạm và lipit, đòi hỏi việc tiêu hóa lâu hơn. Trong khi đó, những loại thực phẩm có tính lạnh như đậu xanh, vịt, dưa leo, mướp đắng, quả hồng… nếu ăn cùng hoặc ăn ngay sau khi ăn thịt ngỗng, nó có thể làm tỳ vị hư nhược, suy giảm chức năng tiêu hóa, khó tiêu.

Chẳng hạn như quả hồng có chứa chất tanin, nếu kết hợp với chất đạm trong thịt ngỗng sẽ tích tụ lại trong ruột và dạ dày, gây khó chịu đường tiêu hóa, nhẹ thì tỳ vị hư nhược.

Có nên ăn thịt ngỗng không

(Ảnh minh họa)

Không ăn cùng thực phẩm giàu protein

Thịt ngỗng đặc biệt giàu đạm hơn nhiều loại thịt khác. Khi ăn một lượng lớn đạm, cơ thể sẽ khó tiêu hóa và cần nhiều thời gian hơn.

Nếu lúc này bạn ăn thêm các loại thực phẩm giàu đạm khác như trứng, sữa, đậu và những sản phẩm của chúng, nó sẽ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, gây ra tình trạng chướng bụng khó tiêu.

Có nên ăn thịt ngỗng không

Những điều chú ý khi chế biến thịt ngỗng

- Chọn thịt ngỗng tươi, da bóng, phần nạc trắng sáng, loại thịt được bán trong ngày, không ướp lạnh. Nếu nhận thấy thịt có màu đỏ sẫm quá thì không nên mua.

- Thịt ngỗng nhanh hỏng, mua về nên cho ngay vào tủ lạnh. Nếu ăn không hết cùng một lúc, nên chia nhỏ thịt rồi bảo quản khi còn tươi sống.

- Thịt ngỗng giàu chất béo, không nên chế biến theo cách sử dụng nhiều dầu. Thịt ngỗng ngon nhất khi luộc, quay, hấp… 

Có nên ăn thịt ngỗng không
Ăn ngon

Nếu trứng có dấu hiệu này, dù giá rẻ như bèo cũng đừng dại ăn!

Mase (Tổng hợp)
Theo VietNamnet

Món ngon từ thượng cổ

Niềm yêu thích đối với thịt ngỗng dường như không thể giải thích được với người châu Âu, đặc biệt là Bắc Âu. Trong dịp Giáng sinh và đón năm mới, người bắc Mỹ luôn có món ngỗng quay trong thực đơn gia đình. Ngay cả những người đầu bếp từ thời Ai Cập và La Mã cổ xưa đã biết đến món ăn này và duy trì các trang trại nuôi ngỗng với số lượng lớn. Còn theo quan niệm của người châu Á, trong Đông y, thịt ngỗng có vị ngọt, tính bình, chủ trị lợi 5 tạng, ích khí, bổ hư, hòa vị, tiêu khát.

Ai nên kiêng thịt ngỗng?

Những người bị nhiệt nóng trong người, bị bệnh lâu ngày thì kiêng ăn thịt ngỗng, vào mùa hè không nên ăn nhiều, bệnh nhân bị phù nề thì phải kiêng máu ngỗng.

Thịt ngỗng sậm màu hơn so với thịt gà và thịt vịt, có hương vị đậm đà hơn so với thịt gà tây. Trong tất cả các loại gia cầm, thịt ngỗng cung cấp chất béo và nguồn dinh dưỡng nhiều nhất. Thịt ngỗng và thịt vịt có kết cấu hóa học rất giống dầu ô liu, cực kỳ có ích cho sức khỏe tim mạch.

Trong 100g thịt ngỗng loại 1 có chứa đến 39,2g chất béo không bão hòa và có khả năng cung cấp đến 422 kcal. Trong nhiều thế kỷ, chất béo trong thịt ngỗng đã được ca ngợi một cách đặc biệt. Người Pháp nổi tiếng trong việc sử dụng chất béo ngỗng để nấu các món rau và đậu mang lại hương vị đặc trưng có thể khiến người khó tính nhất cũng phải hài lòng. Ngoài ra, chất béo từ ngỗng có thể được lưu giữ một khoảng thời gian khá dài, chừng vài tháng mà không hề hư hỏng.

Món ngỗng quay luôn được coi là đặc sản của loại gia cầm này vì hầu như không cần thêm bất cứ loại nước sốt, nước chấm nào. Thông thường với các món quay, nướng thịt sẽ bị khô hay săn lại nhưng với ngỗng, thịt vẫn giữ được độ mềm ngọt cần thiết và chỉ cần thêm một chút tương ớt là đã có một món ngỗng quay tuyệt hảo đáp ứng khẩu vị của tất cả mọi người.

Vị thuốc chữa nhiều bệnh

Không chỉ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thịt ngỗng còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Theo sách "Thức ăn Vị thuốc" của Viện Nghiên cứu và Phổ biến Kiến thức Bách khoa, máu ngỗng và thịt ngỗng có nhiều công dụng chữa bệnh được ghi nhận sau:

- Chữa đau bụng, đầy hơi: Hầm thịt ngỗng thành canh, dùng nước nấu cháo ăn.

- Chữa nấc, buồn nôn: Lấy máu ngỗng cho thêm một ít nước, nấu chín rồi uống.

- Kém ăn, không có sức, trung khí không đủ: Lấy 50-100g thịt ngỗng, hoàng kì, đẳng sâm, sơn dược (khoai mài) mỗi thứ 50g. Tất cả cùng được nấu chín cho thêm ngũ vị rồi dùng.

- Trị chứng tiêu khát (bệnh tiêu khát trong Đông y tương đương với bệnh đái tháo đường và bệnh đái tháo nhạt trong y học hiện đại): Ninh thịt ngỗng thật nhừ, lấy nước uống.

- Chữa suy nhược, mất ngủ: Dùng 500g thịt ngỗng, bong bóng cá 50g, táo nhân 5g, nấu chín và ăn.

- Chữa ngộ độc do thuốc: Dùng một lượng máu ngỗng tươi vừa phải (5-10ml) đun sôi cùng với nước để uống, có thể thúc đẩy việc nôn mửa giải độc.

 Bảng thành phần dinh dưỡng của 100g thịt ngỗng