Có nên ăn thịt rắn hổ mang

Ăn thịt rắn có tốt không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy tìm câu trả lời trong bài viết chi tiết dưới đây.

Ăn thịt rắn có tốt không?

Rắn thường được chế biến các món ăn hay dùng để ngâm rượu. Theo y học cổ truyền, rắn là một vị thuốc. Vì thế, ăn thịt rắn rất tốt, có lợi cho sức khỏe của con người.

Ăn thịt rắn có tốt không?

Ăn thịt rắn để chữa bệnh

Thịt rắn là một vị thuốc quý với tên gọi là xà nhục. Thịt rắn có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, vào kinh can, có tác dụng khử phong, giảm đau, trừ thấp, tiêu độc chữa các bệnh thần kinh đau nhức, bán thân bất toại, khớp xương sưng đau, chân tay tê mỏi, kinh phong, nhọt độc, lở loét, giang mai, tràng nhạc.

Những món ăn chế biến từ thịt rắn để chữa bệnh

Từ thịt rắn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, và các tác dụng chữa bệnh.Người ta thường dùng thịt rắn [đã bỏ da] để làm ruốc hoặc băm với lá lốt, mùi tàu và xương sông rồi nướng ăn. Cũng có thể rim thịt rắn lên để ăn. Những thành phần trong món ăn từ thịt rắn có nhiều chất như leucin, lysin, arginin, valin, chất mỡ và chất saponosid, là những chất rất cần thiết cho cơ thể.

Thịt rắn xào hoàng kỳ có tác dụng chữa đau lưng mạn tính. Cách làm như sau: Thịt rắn 200g, hoàng kỳ 50g, gừng tươi 3 lát. Cho vào nồi xào chín, ăn nóng.

Rắn tiềm thuốc bắc có tác dụng chống đau nhức xương khớp. Cách làm như sau: rắn bỏ đầu, lột da, mổ bỏ nội tạng cho vào nồi cùng chín vị thuốc bắc đun to lửa cho sôi rồi hạ nhỏ lửa, sôi liu riu. Hương thuốc bắc tỏa nghi ngút, vị hơi ngọt, thịt rắn đủ mềm. Ăn thịt và uống nước.

Rắn là vị thuốc quý của y học phương Đông nếu dùng đúng thì âm cũng bổ và dương cũng lợi. Tuy nhiên, thịt rắn chỉ mới là một vị thuốc trong một bài thuốc. Nếu là chế phẩm để trị chứng phong thấp thì phải kết hợp với các vị thuốc khu phong, tán hà, trừ thấp, hành khí, bổ huyết thì mới có công hiệu.

Theo PHƯƠNG VŨ [Gia Đình Việt Nam]

Trong nhiều bài thuốc Đông y, cổ phương đã dùng rắn điều trị một số bệnh với nhiều loại chế phẩm khác nhau.

Thịt rắn thường gọi là xà nhục. Thịt rắn ngon và lành hơn thịt gà, có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, có tác dụng khu phong, giảm đau, trừ thấp, được dùng dưới dạng món ăn - bài thuốc như sau:

Bài 1: Rắn lột da, bỏ phủ tạng, lọc lấy thịt băm nhỏ, gói lá lốt nướng hoặc rán lên cho trẻ ăn liên tục một tuần để điều trị chứng chốc đầu ở trẻ em.

Bài 2: Rắn tiềm thuốc bắc: Rắn bỏ đầu, lột da, mổ bỏ nội tạng cho vào nồi cùng chín vị thuốc bắc đun to lửa cho sôi rồi hạ nhỏ lửa, sôi liu riu. Hương thuốc bắc tỏa nghi ngút, vị hơi ngọt, thịt rắn đủ mềm. Ăn thịt và uống nước. Tác dụng chống đau nhức xương khớp.

Rắn hầm thuốc bắc

Bài 3: Thịt rắn xào hoàng kỳ: Thịt rắn 200g, hoàng kỳ 50g, gừng tươi 3 lát. Cho vào nồi xào chín, ăn nóng. Tác dụng chữa đau lưng mạn tính.

Bài 4: Chả rắn chiên trứng gà: Thịt rắn xay nhuyễn, ướp tiêu hột, bột ngọt, đường, muối, trộn đều. Trứng gà đánh đều, nhúng viên thịt rắn đã chiên vào trứng, nhúng tiếp vào chảo dầu đang sôi để tạo độ dính. Ăn khi còn nóng, chấm với muối tiêu chanh.

Rượu rắn: Theo y học cổ truyền, rượu rắn còn gọi xà tửu.

Rượu tam xà: Lấy 3 loại rắn hổ mang, cạp nong hay cạp nia và rắn ráo. Nếu ngũ xà thì thêm rắn lục, rắn nước.

Cách ngâm: Bỏ rắn sống vào lọ, đổ ngập cồn 90 độ ngâm 3 ngày rắn chết và tiết giảm bớt một số chất độc, sau đó lấy rắn ra chặt đầu, đuôi, lột da, bỏ phủ tạng, chỉ để lại mật, dùng rượu 45 độ đổ ngập ngâm sau 100 ngày là dùng được. Rượu rắn có màu vàng hơi xanh là loại tốt. Khi uống có thể pha với rượu ngâm với các vị thuốc đông dược. Ngoài ra, để tăng cường sinh lực, mạnh gân xương có thể phối hợp với dược liệu như: hải sâm, chim bìm bịp.

Rượu tam xà hải sâm: Ngâm 3 loại rắn [hổ mang, cạp nong, rắn ráo] với sâm biển. Cách ngâm như trên. Sau 3 tháng là dùng được.

Rượu ngũ xà bìm bịp: Dùng 5 loại rắn [hổ mang, cạp nong, cạp nia, rắn ráo, rắn nước] ngâm với chim bìm bịp. Ngâm thời gian 3 tháng thì dùng được. Tác dụng: tăng cường sinh lực, mạnh gân xương.

Nói chung, thịt rắn hay rượu rắn, xương rắn, da rắn, mỡ rắn, mật rắn... chỉ mới là một vị thuốc trong một bài thuốc. Nếu là chế phẩm để trị chứng phong thấp thì phải kết hợp với các vị thuốc khu phong, tán hà, trừ thấp, hành khí, bổ huyết thì mới có công hiệu. Nếu để trị các chứng bệnh ngoài da thì cần dùng phối hợp với các vị thuốc kiện tỳ, bổ phế, thanh nhiệt, giải độc. Như vậy, rắn là vị thuốc quý của y học phương Đông nếu dùng đúng thì âm cũng bổ và dương cũng lợi.


BS. Đỗ Minh Hiền

Từ dân gian, nhiều loài rắn được xem là bài thuốc thần dược chữa được rất nhiều căn bệnh. Nhưng không phải ai cũng ăn được loại thịt của con vật này. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thịt rắn có những công dụng gì?

Rắn là loài động vật bò sát chẳng ai xa lạ với khả năng di chuyển linh hoạt. Theo Y học cổ truyền, thịt rắn có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm với tác dụng khử phong thấp, giảm đau, tiêu độc, chống viêm… được dùng để chữa các bệnh đau nhức xương khớp, bán thân bất toại, tê mỏi chân tay, giật kinh phong, nhọt độc lở loét, giang mai… Nhiều nghiên cứu y học hiện đại công nhận thịt rắn nhiều nạc, ít mỡ và chứa nhiều dinh dưỡng với các vitamin A, vitamin nhóm B [B1, B2, B6], vitamin D, acid folic, saponosid, lysin, leucin, arginin, valin, các khoáng chất như canxi, kẽm, sắt, magie… có lợi cho sức khỏe. chất mỡ và chất là những chất rất cần thiết cho cơ thể.

Chữa ho, đau lưng, nhức đầu: mật rắn phối hợp với nhiều vị thuốc khác khi ngâm với rượu sẽ chữa được chứng bệnh trên.

Điều trị bại liệt, lở ngứa nổi ban dị ứng: Bạn nên tiến hành như sau, lấy 400 – 500gr thịt trăn đã sơ chế và cắt lát. Cho chảo lên bếp thêm ít nước dấm, cho thịt trăn vào nướng, đậy kín, đảo các miếng thịt 3 – 5 lần cho chín. Khi ăn, sử dụng món này đi kèm với nước chấm và gia vị khi ăn.Nọc rắn: Tuy trong nọc rắn có chứa hàng loạt những vi chất có chất độc có thể gây chết người như: zootoxin, có cácđộc tố crotelotoxin, ophyotoxin, các alcaloid, protein, enzym…, gây độc chủ yếulà những hợp chất chứa N, có tính kiềm và hoạt tính sinh học mạnh hơn cả so với các chất tự nhiên. Tuy nhiên, những chất này lại được ứng dụng để chế tạo thành những dược phẩm chữa bệnh dưới dạng như: thuốc bôi, xoa gây tê, giảm đau nhức, chống viêm trong các bệnh viêm dây thần kinh,sưng khớp, viêm cơ. Bên cạn đó, nọc rắn còn được sử dụng trong việc sản xuất huyết thanh giúp chữa trị hiệu quả cho những trường hợp chẳng may bị rắn độc cắn. Đồng thời, chúng còn được sử dụng cho những bệnh nhân bị mắc bệnh ung thu, cụ thể là để giải tế bào ung thư và giảm đau giai đoạn cuối củabệnh này.

Những người không nên ăn thịt rắn

Người cao huyết áp: Nếu ngâm rắn toàn tính thì phần nọc rắn nằm ở hai bên bành rắn [phần sát với cổ] vẫn còn nguyên. Nọc rắn nếu uống dù chỉ một lượng nhỏ cũng rất độc và có thể dẫn tới tử vong. Nhưng khi ngâm rượu, nó tự dung hòa với các chất khác trong cơ thể rắn và trong rượu để lượng độc tố giảm bớt hoặc không gây nguy hiểm cho những người sức khỏe bình thường. Thận yếu sẽ không thể phân giải độc tố này, trở nên nhanh suy yếu hơn. Độc tố có thể chạy vào tim và làm tim ngừng đập nhanh chóng.

Video đang HOT

Người mong muốn cường dương: Một số người còn cho rằng đàn ông muốn cường gân, tráng cốt, cải thiện chức năng tình dục thì uống rượu rắn, ăn thịt rắn. Sự thật có đúng như vậy?Bác sĩ Trần Văn Bản, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Đông y cho biết: Trong tự nhiên có khoảng 100 loài rắn. Tác dụng của mỗi loài không giống nhau và sự kết hợp của các bộ rắn khác nhau cũng tạo ra những giá trị khác nhau.

Khi ngâm rượu rắn toàn tính [ngâm cả con] thì xương rắn sẽ có tác dụng tốt cho xương khớp, thận. Thận rắn sẽ có những ảnh hưởng tốt cho sức khỏe sinh lý nam giới.

Theo www.phunutoday.vn

Rau muống là món ăn phổ biến của nhiều gia đình trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều tác dụng phụ mà không ít các bà nội trợ chưa tìm hiểu kỹ từ món rau quen thuộc này.

Trong rau muống chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A... Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, rất tốt cho những người thiếu máu, người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm.

Ngoài ra, ăn rau muống thường xuyên còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, chữa rôm sảy, mụn nhọt...

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao.

Vì vậy, việc ăn rau muống không có chọn lọc, ăn thường xuyên và không tránh những tác dụng phụ không mong muốn sẽ vô tình tích bệnh vào cơ thể, lâu dài sẽ để lại hậu quả khó lường.

Dưới đây là 5 cấm kỵ rất hữu ích cho các bà nội trợ khi chọn ăn rau muống:

Nên chọn rau muống có độ tốt vừa phải, thân nhỏ, lá nhỏ, màu xanh bình thường là rau an toàn.

Nên chọn rau muống có độ tốt vừa phải, thân nhỏ, lá nhỏ, màu xanh bình thường là rau an toàn.

Không ăn rau muống nước

Ăn rau muống nước dễ bị ngộ độc do hầu hết được trồng tại các ao hồ có nguồi nước bị ô nhiễm, rất bẩn, đây là môi trường cho nhiều giun sán ký sinh. Hơn nữa, quá trình canh tác không đòi hỏi tưới tiêu, khiến lượng thuốc trừ sâu trên thân cây ít được tẩy rửa.

Ngoài ra, thuốc trừ sâu sau khi được phun vào ruộng rau sẽ rơi xuống môi trường nước, rau hút loại nước độc này sẽ nhiễm độc nặng hơn so với rau trồng trên cạn.

Không ăn khi chưa chín kỹ

Ăn sống rau muống hoặc ăn rau chưa chín kĩ có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. Bởi trong rau muống có một loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski. Khi trứng sán này theo thức ăn vào cơ thể sẽ nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng, nguy hiểm hơn là gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan...

Không ăn cùng với sữa

Không nên ăn rau muống cùng với sữa và các chế phẩm từ sữa. Vì những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ can xi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.

Không ăn khi dùng thuốc, có vết thương hở

Nếu bạn đang uống thuốc Đông y, ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh [độc trị độc] và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, đối với những ai đang bị vết thương trên da cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi gây xấu da.

Không ăn khi đau nhức xương khớp

Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout [thống phong] và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn nhiều rau muống. Bởi vậy, nếu gia đình bạn có người mắc các bệnh này thì cũng nên hạn chế.

Cách chọn rau an toàn

Rau được trồng ở các nơi có nguồn nước bẩn hay nhiều chất hữu cơ như kênh rạch, nguồn nước thải từ nhà máy... thường có màu xanh đậm hơn, cọng rau và lá to bất thường, khi rau tươi bẻ thường rất giòn...

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, người tiêu dùng nên chọn rau muống có độ tốt vừa phải, thân nhỏ, lá nhỏ, màu xanh bình thường vì loại rau này có vừa đủ chất hữu cơ hơn, nhìn chung sẽ an toàn cho người ăn.

Ngoài ra, trước khi nấu nên rửa nhiều lần bằng nước sạch và ngâm rau trong nước sạch khoảng vài giờ đồng hồ để giảm nồng độ các chất hóa học còn bám dính.

Theo Gia đình & Xã hội

Loại cây chỉ để cho lợn ăn nhưng có tác dụng chữa bệnh thần kỳ Qua kinh nghiệm thực tế, người ta cũng phát hiện ra rằng loại cây này có tác dụng làm thuốc rất hiệu quả. Gần đây, các loại rau dại, quả dại ở Việt Nam trở nên có giá, được bán siêu đắt và được coi là những loại siêu thực phẩm, có công dụng tốt cho sức khỏe. Trong số đó, không thể...

01:24:22 06/03/2022

Bộ Y tế vừa có ý kiến đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét về việc cho người nhiễm SARS-CoV-2 [F0] và trường hợp tiếp xúc gần [F1] được đi làm trong thời gian cách ly

18:48:57 05/03/2022

Tỉnh Quảng Trị những ngày qua ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao kỷ lục. Việc gia tăng ca mắc là do ngành y tế tăng cường xét nghiệm, cũng như vận động người dân tự xét nghiệm

14:56:17 05/03/2022

Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính, đứng thứ hai trong các loại ung thư tiết niệu. Hầu hết người mắc bệnh ung thư bàng quang đều ở độ tuổi trên 40

14:51:09 05/03/2022

Sau nửa tháng vừa chăm sóc 4 người thân trong gia đình bị mắc Covid-19 vừa làm việc online, chị Phương cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức

14:48:03 05/03/2022

Ngày 5/3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết, các y, bác sĩ của bệnh viện vừa can thiệp cứu sống bệnh nhân COVID-19 nguy kịch

00:46:48 05/03/2022

Kết quả của hai nghiên cứu mới đây cho thấy, người nhiễm Covid-19 có thể nhiễm nhiều biến thể Covid-19 cùng lúc

22:44:13 04/03/2022

Thông tin đáng chú ý về tình hình Covid-19 hôm nay: Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo các đơn vị cấp phát thuốc Molnupiravir cho F0 cách ly tại nhà, từ 18 tuổi trở lên, có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ, ưu tiên người thuộc nhóm nguy cơ

19:24:27 04/03/2022

Trong lúc người nhà bế bé G.B đứng xông mũi họng, không may chân bé đá vào máy xông làm nước sôi từ máy xông đổ vào chân, gây bỏng

17:00:59 04/03/2022

Đến chiều ngày 4/3, cả nước đã tiêm trên 196,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó hơn 40,5 triệu liều bổ sung, nhắc lại; Các địa phương nâng cao năng lực tư vấn, hỗ trợ điều trị COVID-19, dự phòng cơ số thuốc kháng virur, thuốc...

16:44:37 04/03/2022

Nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 băn khoăn uống nước dừa có tốt cho sức khoẻ trong quá trình điều trị

16:19:58 04/03/2022

Nếu như trước đây, số lượng trẻ nhập viện tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chỉ vài ca lẻ tẻ, thì giai đoạn này được đánh giá tăng đột biến, ngày cao điểm hơn 20 trẻ

15:53:30 04/03/2022

Bạn tôi – một nhân viên y tế, nhiễm biến thể Delta vào tháng 12/2021. Tôi cảnh báo, bạn có thể tái nhiễm với biến thể Omicron. Chỉ 63 ngày sau, bạn tái nhiễm Covid một lần nữa!

13:23:57 04/03/2022

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, gồm bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, ung thư

09:24:59 04/03/2022

Bộ Y tế cho biết đến nay hơn 2,55 triệu ca COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi; số ca COVID-19 ở trẻ em gia tăng, tuy nhiên Bộ Y tế hướng dẫn các gia đình không xông cho trẻ, không dùng thuốc kháng virus khi chưa có chỉ định; Nghiêm cấm gây p...

00:40:09 04/03/2022

Nhiều người dân phát ngán mỗi khi nghe ai đó nói Ai rồi cũng là F0

22:47:33 03/03/2022

Theo Bộ Y tế khi trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà, cha mẹ phải chuẩn bị các vật dụng, thuốc cần thiết như nhiệt kế, máy đo SpO2, thuốc hạ sốt, thuốc ho, Oresol, dung dịch nhỏ mũi

21:52:54 03/03/2022

Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi Phòng Y tế quận, huyện, Thành phố Thủ Đức, các cơ sở y tế, trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm TP.HCM về việc tăng cường quản lý đối với việc mua, bán, sử dụng thuốc điều trị COVID 19

20:49:40 03/03/2022

Ca mắc COVID-19 tăng, ngành y tế nhiều tỉnh Tây Nguyên phòng dịch chặt chẽ đồng thời tăng cường hoạt động khám, chữa bệnh COVID-19

20:18:25 03/03/2022

Theo các chuyên gia, với nhiều bệnh nhân COVID-19, tuần thứ hai là giai đoạn nguy hiểm nhất. Bởi lúc này, cơ thể người bệnh có những phản ứng nghiêm trọng nhất với virus SARS-CoV-2

20:12:39 03/03/2022

Số ca mắc COVID-19 trên cả nước gia tăng hàng ngày, theo đó trường hợp trẻ em mắc COVID-19 cũng tăng lên

Video liên quan

Chủ Đề