Có nên đi xuất khẩu lao động nước ngoài không

Thị trường nào cũng “khát” lao động

Hậu Covid-19, doanh nghiệp trong nước “khát” lao động kéo dài, đặc biệt là khu vực TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ. 

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM dự báo cần khoảng 44.800 - 55.600 chỗ làm việc tập trung ở các ngành nghề dệt may, giày da, chế biến thực phẩm, hóa chất - dược - cao su, xây dựng, vận tải kho bãi, dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, bất động sản…

Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương Nguyễn Kim Loan cho biết: “Bình Dương hiện đang thiếu khoảng 90.000 lao động. Lý do là bên cạnh việc mở rộng sản xuất bù đắp cho thời gian khủng hoảng vì dịch bệnh kéo dài nửa cuối năm 2021, nhiều lao động ngoại tỉnh không quay trở lại làm việc. Các doanh nghiệp nỗ lực tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách hỗ trợ như tăng chất lượng bữa ăn trưa, tăng lương, hỗ trợ chi phí ở trọ… nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả kích cầu như mong muốn”.

Đây cũng là tình trạng chung của các khu công nghiệp ở phía bắc trên địa bàn các tỉnh, thành: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương…

Không riêng Việt Nam, tại Nhật Bản và Đài Loan - hai thị trường “khát” lao động hàng đầu khu vực Đông Á, các doanh nghiệp cũng đang chật vật xoay sở và nỗ lực tác động tới chính phủ nhằm có những giải pháp tích cực hơn trong việc thu hút lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt.

Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động được đánh giá tốt. Bởi vậy, lao động Việt có nhiều sự lựa chọn. Song lựa chọn thế nào để phù hợp với bản thân và hữu ích cho tương lai lại là vấn đề nan giải của người lao động trong bối cảnh hiện nay.

Không có thị trường tối ưu, chỉ có thị trường phù hợp

Bà Nguyễn Thị Hồng Xuân - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần giáo dục Quốc tế (Haru), Chuyên gia tư vấn hướng nghiệp khẳng định: “Không có thị trường tối ưu, chỉ có thị trường phù hợp. Lao động chọn làm việc trong nước hay chọn đi xuất khẩu lao động cần phải xem xét kỹ các điều kiện của bản thân”.

Có nên đi xuất khẩu lao động nước ngoài không
Bà Nguyễn Thị Hồng Xuân, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần giáo dục Quốc tế (Haru)

Bà Hồng Xuân phân tích: “Một lao động làm việc ở khu công nghiệp trong nước có thu nhập trong khoảng 5-12 triệu đồng. Trừ đi các chi phí ăn ở sinh hoạt, họ có thể tiết kiệm được 3-4 triệu đồng/tháng và khoảng 30-40 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, con số này không cố định và thực tế có rất nhiều chi phí phát sinh. Trong khi đó, một lao động sang Nhật làm thực tập sinh có mức lương 20-25 triệu chưa kể làm thêm. Chi phí phát sinh gần như không có. Với những bạn trẻ có lối sống tiết kiệm, số tiền làm ra có thể giữ được phần lớn, trung bình 20 triệu/tháng. Sau ba năm có thể có 6-700 triệu đồng mang về Việt Nam làm vốn.

Nhìn vào con số, việc đi xuất khẩu lao động có thể mang về nhiều ích lợi hơn về tài chính. Song bà Hồng Xuân cho rằng, cả hai hình thức lao động đều có ưu điểm lẫn nhược điểm mà người lao động cần hiểu sâu mới có thể lựa chọn chính xác. 

Lao động trong các khu công nghiệp Việt Nam không đòi hỏi cao về tay nghề, cường độ lao động không quá cao, không quá gò bó về kỷ luật hay thời gian. Người lao động không phải xa quê hương, có người không phải xa nhà, nếu có biến cố hay rủi ro cũng dễ dàng giải quyết. Dù thu nhập không cao nhưng cuộc sống ổn định, dễ chịu, ít biến động.

Có nên đi xuất khẩu lao động nước ngoài không
Chuyên gia Nguyễn Thị Hồng Xuân trong một chương trình tư vấn và hỗ trợ việc làm cho người lao động

Ngược lại, xuất khẩu lao động tại các thị trường khó tính như Nhật Bản đòi hỏi cao về tay nghề đầu vào, cường độ lao động nặng, yêu cầu cao về tính kỷ luật, hợp tác, trách nhiệm. Người lao động phải xa quê hương, khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, lối sống nên mất nhiều thời gian để thích nghi. Chưa kể những biến cố, cám dỗ thường trực, có những bạn trẻ sa đà vào ăn chơi, tiêu pha tốn kém. Nhiều người lại mong có tiền ngay, thấy nơi khác lương cao hơn một chút thì bỏ việc hợp pháp để làm việc bất hợp pháp. Dẫn tới khi rủi ro xảy ra, như đại dịch Covid-19 vừa qua, đã không thể nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ và tổ chức tiếp nhận lao động. Không ít du học sinh không chịu được áp lực, hoặc nôn nóng kiếm tiền mà làm thêm quá nhiều, không gia hạn được visa thậm chí bỏ học dẫn đến mục đích học tập ban đầu dở dang. 

Bù lại, nếu có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường thì thu nhập cao, tích lũy cao, phẩm chất lao động cũng nâng cao từ tác phong, tính kỷ luật đến kỹ năng chuyên môn. Lao động sau khi về nước không chỉ có vốn liếng mà còn có tay nghề và ngoại ngữ, cơ hội công việc trong nước rộng mở với mức thu nhập tương đương như thời gian đi xuất khẩu lao động. Trình độ lao động cũng nâng lên một bậc là lao động trí óc, vị trí xã hội cao hơn.

Có nên đi xuất khẩu lao động nước ngoài không
Chuyên gia Nguyễn Thị Hồng Xuân cùng các du học sinh theo chương trình tu nghiệp tại Nhật Bản

Việc xác định rõ ràng những khó khăn, thách thức phải đối mặt cũng như những cơ hội, thuận lợi của mỗi hình thức lao động, theo bà Hồng Xuân, là yếu tố quyết định cho việc người lao động có cảm thấy hài lòng với sự lựa chọn của mình hay không. 

“Tôi cho rằng sự hài lòng mới là đích đến của cuộc sống với mọi người lao động. Làm ở đâu, làm nghề gì, kiếm được bao nhiêu tiền cuối cùng cũng là giải quyết nhu cầu giản đơn và bức thiết là: Vui vẻ, hạnh phúc. Các doanh nghiệp giữ chân được lao động hay không cũng là ở cách họ khiến cho người lao động cảm thấy hài lòng, vui vẻ hay không”, bà Hồng Xuân chia sẻ.

Ngọc Minh

Nhà tôi ở tỉnh lẻ, có nhà đất và ôtô, vợ chồng đang ở cùng bố mẹ. Tôi đang làm văn phòng ở một công ty gần nhà, thu nhập bình quân năm tầm 150 triệu đồng. Vợ đang kinh doanh tại nhà, thu nhập hàng tháng 30-40 triệu đồng. Dù dịch Covid nhưng công việc của tôi và việc kinh doanh của vợ không bị ảnh hưởng quá nhiều. Ngoài công việc ở công ty, tôi vẫn phụ giúp việc kinh doanh của vợ. Bố tôi vẫn đi làm, còn mẹ tôi vài năm trước bị tai nạn nên giờ bà ở nhà trong cháu giúp vợ chồng tôi, ngoài ra bà cũng phụ giúp việc kinh doanh của con dâu. Vợ kiếm nhiều tiền hơn tôi nhưng chưa bao giờ tỏ vẻ, luôn tôn trọng mọi người trong gia đình.

Tôi đang muốn đi học tiếng Hàn và đăng ký đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Công ty tôi đang làm là của Hàn Quốc, tổ chức những lớp dạy tiếng Hàn cho nhân viên. Tôi có thể làm hết giờ hành chính rồi đi học thêm, vừa đi làm vừa học. Công việc của tôi không vất vả nhưng không có cơ hội thăng tiến vì bản thân chỉ tốt nghiệp cấp ba. Tôi may mắn hơn những người khác là được làm trong văn phòng nên đỡ vất vả hơn, nhưng dù có làm nữa cũng chỉ có như vậy. Vài năm nữa có tuổi, tôi cũng chẳng biết được như thế nào, cũng có thể bị luân chuyển sang công việc khác vất vả hơn. Anh em bên nhà vợ tôi đa số đều đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc, mọi người cũng khuyên là nếu đi được thì nên đi, sẽ có kinh tế ổn định hơn.

Gia đình tôi không đồng ý việc tôi đi xuất khẩu lao động vì mọi người bảo ở quê thu nhập như chúng tôi là ổn định rồi. Tôi lại muốn đi vài năm về để kinh tế thêm vững vàng hơn, giờ còn có sức khỏe nên chịu khó vất vả chút. Tôi có nên đi lao động nước ngoài không?

Huấn

Độc giả gọi vào số 024 7300 8899 (máy lẻ 4529) trong giờ hành chính để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc

    Đang tải...

  • {{title}}

Việt Nam: Xuất khẩu lao động mang về 'hàng tỷ USD' và những mặt trái còn tồn tại

Có nên đi xuất khẩu lao động nước ngoài không
Có nên đi xuất khẩu lao động nước ngoài không

Nguồn hình ảnh, Carl Court/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Internet phát triển giúp người lao động ở nước ngoài giữ liên lạc thường xuyên hơn với gia đình

Lao động tại nước ngoài của Việt Nam tăng cả về số lượng người đi, thị trường lao động cho đến các công ty môi giới dịch vụ, theo đánh giá trong 10 năm qua.

Ngày 25/8, tại Ban Kinh tế Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 8/5/2012 của Ban Bí thư khóa XI "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài".

Báo cáo của hội nghị cho biết thị trường xuất khẩu lao động ngày càng mở rộng và phát triển, từ 9 thị trường năm 2013 đến nay đã mở rộng lên tới 25 thị trường.

Nhiều thị trường mới đã được mở ra như: Australia, New Zealand, Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Czech, Slovakia, Romania.

Cả nước hiện có 451 tổ chức, doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng gấp 2 lần so với thời điểm 2012.

Hội nghị cũng cho biết thêm trong 10 năm qua Việt Nam đã đưa được hơn 1 triệu lượt lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, tăng gần 40% so với bình quân giai đoạn trước, tạo việc làm cho khoảng 7-10% lực lượng lao động tăng thêm hàng năm.

Nhật phạt công ty môi giới vì một công nhân Việt Nam bị hành hung

400 lao động Việt Nam ở Serbia 'sống và làm việc như nô lệ'

Việt Nam học được gì từ thị trường lao động Nhật Bản?

Trả lời BBC News Tiếng Việt, bà Nguyễn Thị Xuân - trưởng phòng tuyển dụng của một công ty xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại Hà Nội nói rằng số lượng người Việt Nam đi xuất khẩu lao động những năm gần đây tăng mạnh.

Công ty của bà cung cấp lao động cho các thị trường châu Âu, Đài Loan và Nhật Bản, nhưng thế mạnh chính là thị trường Nhật.

Nhật Bản được đánh giá là chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các thị trường XKLĐ ở Việt Nam hiện nay.

"Thực tế bây giờ người dân họ cũng suy nghĩ thoáng hơn rồi, không nhất thiết phải học đại học," bà Xuân giải thích. Nên công ty của bà tuyển nhiều người trẻ học xong cấp 3 là đi XKLĐ luôn.

Tại hội nghị tổng kết, thông tin "bình quân mỗi năm người lao động và chuyên gia gửi về nước khoảng 10 tỷ USD", tăng 5 lần so với giai đoạn trước được nhiều tờ báo trong nước Việt Nam đưa tin cùng ngày 25/8, như Dân Trí, Thanh Niên và Lao Động.

Tuy nhiên, một bài báo khác trên VnEconomy ngày 20/8 lại nêu ra con số khác là "khoảng 3 tỷ USD" lượng kiều hối từ XKLĐ gửi về Việt Nam mỗi năm trong giai đoạn 2013 - 2021.

Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo cũng chỉ ra rằng "thu nhập người lao động làm việc ở nước ngoài tương đối ổn định, bình quân 200 triệu đồng người/năm, cao hơn nhiều so với làm việc trong nước cùng ngành nghề", theo thông tin từ các báo Việt Nam.

Anh Nguyễn Xuân Báu, một người đi lao động ở Đài Loan từ tháng 6/2019, hiện đã trở về Việt Nam, chia sẻ với BBC News Tiếng Việt mức lương cho công việc sơn cửa sắt trong công ty ở Đài Loan khi anh làm việc là 15 - 17 triệu VNĐ/tháng.

Việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài vẫn được coi là xu hướng tất yếu trong giai đoạn mới, theo đánh giá của hội nghị.

'Sau hội nghị, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục hoàn thiện đề án, để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét ban hành những chủ trương, chính sách về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp tình hình mới", Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại hội nghị.

Có nên đi xuất khẩu lao động nước ngoài không
Có nên đi xuất khẩu lao động nước ngoài không

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nhật Bản được đánh giá là thị trường XKLĐ lớn nhất của Việt Nam hiện nay

Nợ trước khi đi

Cuối tháng Bảy, một bài báo trên Nikkei Asia của Nhật cho biết khoảng 80% thực tập sinh kỹ năng Việt Nam đang làm việc ở nước này phải gánh khoản nợ trung bình là 540.000 yên (khoảng 3.950 USD).

Bài báo cho biết đây là khoản phí người Việt phải chi trả để được đến Nhật Bản làm việc.

80% thực tập sinh kỹ năng Việt đã phải vay tiền để trả khoản phí này, theo một khảo sát của Cơ quan Dịch vụ Nhập cư Nhật Bản trong năm 2022.

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, bà Nguyễn Thị Xuân cũng cho rằng hầu như phí người lao động phải trả để đi sang Nhật là đi vay mượn, vì như công ty bà tuyển phần nhiều là người từ nông thôn ra đi.

Do đó, "họ thường phải gửi tiền [lương] về nhà ngay thời gian mới sang để trả nợ," bà Xuân nói.

Còn những người không phải vay mượn, họ sẽ để dành đến khi đồng yên lên giá cao thì họ mới gửi về.

"Những người như vậy thì không bị ảnh hưởng nhiều và có nhiều hy vọng hơn," bà Xuân nói thêm.

Trong khi đó một phụ nữ Việt xưng là V.A đang làm công việc hái hoa quả thời vụ ở Anh, cho BBC News Tiếng Việt biết, để sang Anh lao động 6 tháng, chị phải trả chi phí chừng 3.000 USD cho công ty môi giới XKLĐ ở Việt Nam.

Phí này gồm vé máy bay, tiền xin cấp thị thực, chi phí dịch tài liệu, một khóa học tiếng Anh 1 tuần và vài khoản phụ thu khác. Một số người đi các đợt sau chị còn phải trả nhiều hơn, chưa kể các khoản đặt cọc (lên tới vài ngàn USD) cho công ty môi giới.

V.A nói chị phải làm việc cật lực chừng hai tháng chỉ để trang trải khoản tiền bỏ ra.

Anh Nguyễn Xuân Báu (sinh năm 1997), ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương đi lao động ở Đài Loan theo hợp đồng 3 năm từ tháng 6/2019, cho biết khi đó đã phải trả 5.000 USD cho công ty môi giới ở Hà Nội.

"Mặc dù số tiền họ ghi trên giấy tờ chỉ là 3.500 USD," anh Báu cho biết thêm.

Ngoài ra, trong thời gian làm việc ở Đài Loan, hàng tháng anh đều phải đóng phí môi giới hơn 1 triệu VND, được công ty bên Đài Loan trừ trực tiếp từ tiền lương của anh.

Trốn ra ngoài làm hoặc ở lại - mặt trái của XKLĐ

Tình trạng người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài rồi trốn ra ngoài làm việc, hoặc hết hạn thị thực (visa) lao động nhưng vẫn tìm cách ở lại bất hợp pháp diễn ra từ nhiều năm nay.

Tại hội nghị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức ở Hà Nội ngày 29/6, Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết: "Từ năm 2018 đến nay, chúng tôi đã phối hợp điều tra, xác minh và xử lý gần 800 vụ công dân Việt Nam phạm pháp theo yêu cầu của các nước liên quan, cũng như tiếp nhận hơn 25.000 trường hợp bị trục xuất."

"Người Việt ở nước ngoài trở thành đối tượng điều tra chủ yếu của cơ quan chức năng sở tại trong các chiến dịch truy quét người nước ngoài cư trú, lao động bất hợp pháp và thường xuyên bị phản ánh trên truyền thông, khiến hình ảnh lao động Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực", tướng Quang nói.

Mới đây, tháng 7/2022, Hàn Quốc đã dừng tuyển lao động Việt Nam đi làm việc tại nước này năm 2022 đối với 8 quận/huyện thuộc 4 tỉnh gồm: Hà Tĩnh (Nghi Xuân, Cẩm Xuyên); Hải Dương (TP. Chí Linh); Nghệ An (Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Thị xã Cửa Lò); Thanh Hóa (Đông Sơn, Hoằng Hóa).

Đây đều là những địa phương có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 70 người trở lên và tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn từ 27% trở lên, VnEconomy đưa tin.

Trước đó, trong năm 2021, Hàn Quốc cũng đã tạm dừng tuyển chọn lao động Việt ở 10 quận/huyện thuộc 5 tỉnh gồm: Thanh Hóa (Đông Sơn, Hoằng Hoá, TP. Thanh Hoá), Nghệ An (Nghi Lộc, Thị xã Cửa Lò, Nam Đàn), Hà Tĩnh (Nghi Xuân, Kỳ Anh), Thái Bình (Tiền Hải), Quảng Bình (Bố Trạch).

Trong số hàng trăm ngàn người Việt đang làm việc tại Nhật Bản, có hàng ngàn người hết hạn hợp đồng lao động vẫn ở lại Nhật sống và làm việc bất hợp pháp.

Năm 2021, có 7.167 trường hợp được báo cáo đã bỏ trốn để làm việc bất hợp pháp, hơn 60% trong số đó liên quan đến thực tập sinh từ Việt Nam, bài báo trên Nikkei Asia đưa ra con số.

Trốn ra ngoài làm vì lương cao hơn?

Anh Nguyễn Xuân Báu sau 2 năm làm việc cho công ty ở Đài Loan theo hợp đồng 3 năm đã trốn ra ngoài làm việc được 9 tháng, sau đó bị bắt và trục xuất về nước.

Anh Báu nói với BBC trong thời gian đại dịch Covid-19 công ty không có nhiều việc làm nên những người như anh không thể làm việc tăng ca để kiếm thêm thu nhập, vì vậy anh đã trốn ra ngoài làm kiếm thu nhập 40 - 45 triệu VNĐ/tháng, cao hơn mức lương 15 - 17 triệu VNĐ làm cho công ty trong hợp đồng.

Tuy nhiên, trong thời gian trốn ra ngoài làm việc, anh bị môi giới người Việt "lừa" lấy mất tháng lương đầu.

"Lúc mới ra ngoài sợ sệt nhiều thứ, có việc làm là đi kiếm tiền. Ai ngờ bị lừa như vậy," anh Báu buồn rầu kể lại.

'Tôi không muốn người Việt sang Đài Loan làm việc'

Có nên đi xuất khẩu lao động nước ngoài không
Có nên đi xuất khẩu lao động nước ngoài không

Chụp lại hình ảnh,

Anh Báu cho biết bị môi giới người Việt lừa mất tháng lương đầu khi ra ngoài làm việc ở Đài Loan

Bài báo trên Nikkei Asia cho rằng tình trạng thực tập sinh Việt Nam phải gánh một khoản nợ lớn, được hiểu là chi phí để sang Nhật Bản làm việc, cũng được xem là nguyên nhân khiến nhiều người Việt trốn ra ngoài tìm công việc có lợi nhuận cao hơn.

Khảo sát của Cơ quan Dịch vụ Nhập cư Nhật Bản, thực hiện từ tháng 12/2021 đến 4/2022, chỉ ra rằng 21% người được khảo sát nói rằng mức lương của họ sau khi đến Nhật Bản thấp hơn mong đợi.

Kết quả khảo sát gợi ý rằng những thực tập sinh biến mất thường làm vậy để tìm công việc khác trả nợ.

Bà Nguyễn Thị Xuân cũng từng có thời gian lao động ở Nhật Bản trước khi trở về Việt Nam làm cho công ty XKLĐ. Với kinh nghiệm cá nhân khi làm việc ở Nhật, bà nói về việc "cũng có những bạn bỏ trốn vì đua đòi, cũng ko hẳn là vì lương thấp, vì ko chịu được khổ.

"Trốn xong rồi là sống kiểu tụ tập theo nhóm rồi làm việc phi pháp."

Trước đây, người Việt sang Nhật lao động thường phải đóng tiền cọc chống trốn hoặc cắm sổ đỏ cho công ty để ngăn chặn tình trạng phá hợp đồng.

Nhưng hiện nay quy định của hiệp định liên chính phủ giữa Nhật Bản và Việt Nam không cho phép các công ty môi giới làm như vậy nữa.

Công ty cũng chỉ có cách đào tạo định hướng và cố gắng tìm những đơn hàng tốt cho người XKLĐ, bà Xuân nói với BBC.