Có nên đốt vàng mã ngày ông Công ông Táo

Thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là một truyền thống văn hóa không thể thiếu của người Việt Nam. Và việc mua sắm vàng mã là một phần không thể thiếu trong lễ cúng. Vậy cúng ông Táo xong có đốt vàng mã ngay không? Cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây của Thăng Long đạo quán.

1. Vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Lễ cúng ông Công ông Táo ở mỗi một vùng miền sẽ có một phong tục khác nhau nên mâm cơm cúng sẽ khác nhau. Nhưng vàng mã cúng ông Táo thì hầu hết các vùng miền đều sử dụng giống nhau như sau:

  • Ba bộ quần áo với 2 bộ dành cho Táo ông, 1 bộ dành cho Táo bà
  • Ba chiếc mũ trong đó 2 chiếc mũ cánh chuồn cho nam, 1 chiếc không có cánh chuồn dành cho nữ. Tuy nhiên hiện nay người ta thường làm cả 3 chiếc mũ đầu có cánh chuồn để thể hiện sự bình đẳng giữa nam và nữ.
  • Ba đôi hài
  • Một tập tiền vàng, thoi vàng. Ở một số nơi họ cho rằng ông Công ông Táo là thần linh nên không tiêu tiền âm phủ. Vì vậy nên họ không đốt tiền giấy mà chỉ đốt quần áo và thoi vàng.

Có nên đốt vàng mã ngày ông Công ông Táo

Ngoài ra một số địa phương tại miền Trung còn sắm thêm ngựa giấy với đầy đủ yên cương để làm phương tiện đi lại cho 2 vị Táo. Miền Nam hay một số gia đình không thể phóng sinh cá chép sống thì họ mua cá chép bằng giấy và bộ “cò bay ngựa chạy” để các ông Táo có phương tiện về trời.

Hiện nay để đơn giản, tiện lợi hơn người ta chỉ cúng tượng trưng 1 bộ quần áo, 1 chiếc mũ cánh chuồn và một đôi hài. Tất cả đều được làm bằng giấy bìa cứng, mỗi năm màu sắc của bộ quần áo và hài đều được thay đổi theo ngũ hành.

Xem thêm: Lễ vật cúng ông Táo đầy đủ, chính xác nhất bạn nên biết

2. Cúng ông Táo xong có đốt vàng mã ngay không?

Lễ cúng ông Công ông Táo thường được người dân tổ chức trong ngày 23 tháng Chạp. Nhưng nếu thời gian không cho phép thì bạn có thể thực hiện lễ cúng bắt đầu từ ngày 20 tháng Chạp, muộn nhất là vào tối ngày 23.

Vậy cúng ông Táo xong có đốt vàng mã ngay không? Khi hương cháy hết 2/3 là bạn có thể tiến hành đốt vàng mã, thả phóng sinh cá sống (nếu có). Vì khi cháy hết hương cũng là lúc ông Táo sẽ lên chầu trời, bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc ở dưới trần gian trong năm qua.

Khi thực hiện đốt vàng mã thì bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Khi đốt vàng mã nên chậm rãi, từ tốn, vừa đốt vừa đọc bài văn khấn.
  • Khi thực hiện hoa vàng nên thực hiện ở sân, góc vườn sạch sẽ. Hoặc nếu ở chung cư thì nên đốt ở nơi quy định, không nên đốt ở ngoài. Với những nhà mặt phố thì nên đốt vào lò hóa vàng chuyên dụng của gia đình. Việc làm này tránh gây hỏa hoạn, bụi tro của giấy làm bay lung tung làm ô nhiễm môi trường.
  • Khi đốt vàng mã không nên dùng que, gậy chọc, nó có thể làm rách quần áo, nát hết phần tro.
  • Khi lửa đang cháy thì có thể rắc một chút muối, gạo lên trên.
  • Không nên dùng nước để dập lửa khi lửa chưa cháy hết.

Có nên đốt vàng mã ngày ông Công ông Táo

3. Văn khấn khi cúng vàng mã ông Công ông Táo

Theo quan niệm dân gian thì văn khấn chính là phương tiện để con người giao tiếp với thần linh và gia tiên. Sau khi hương cháy gần hết thì người ta thường mang vàng mã đi đốt để các vị thần linh có thể nhận được. Dưới đây là bài văn khấn khi đốt giấy, mũ, quần áo cho ông Công ông Táo:

Nam mô A-di-đà Phật 

Nam mô A-di-đà Phật 

Nam mô A-di-đà Phật

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm …………………

Chúng con là: ……………………………tuổi………………

Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi Cúng ông Táo xong có đốt vàng mã. Hy vọng đã giúp bạn có thể tổ chức nghi thức cúng ông Táo chính xác nhất. Nếu thấy bài viết này hay và bổ ích hãy chia sẻ và đánh giá tốt cho bài viết nhé. Đây sẽ là động lực giúp Thăng Long đạo quán gửi đến các bạn những thông tin hữu ích hơn nữa.

Giúp cho bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng phong thủy vào cuộc sống tốt hơn, Thăng Long đạo quán đã cho ra mắt ứng dụng trên điện thoại. Bạn có thể xem lá số tử vi, bát tự, tìm số tài khoản, số điện thoại, vật phẩm phong thủy hợp mệnh… Tải và cài đặt ứng dụng miễn phí tại đây:

Có nên đốt vàng mã ngày ông Công ông Táo
Có nên đốt vàng mã ngày ông Công ông Táo
Có nên đốt vàng mã ngày ông Công ông Táo

Có nên đốt vàng mã ngày ông Công ông Táo

Huỳnh An

Không nên chờ đợi sự tiên đoán số phận nói với chúng ta điều gì về tương lai, vì tương lai trở thành những trang lịch sử khi chúng ta viết nên chúng. Số phận là sự có thể, lịch sử là cái chúng ta biến sự có thể thành hiện thực.

Thứ Sáu, 17/01/2020 11:50 (GMT+07)

(Lichngaytot.com) Thay vì đốt vàng mã hay thả cá chép, các hộ gia đình nên chăm chút căn bếp, tích đức hành thiện ngày ông Công Táo là tốt hơn cả.

Theo ông Trần Đình Sơn, Phó ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngày lễ ông Công ông Táo 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình nên hạn chế đốt vàng mã hay thả cá chép để bảo vệ môi trường. 
 

Thay vào đó, nên chú trọng tới căn bếp, không khí gia đình và việc tích đức hành thiện, siêng làm việc tốt giúp đời. 

1. Tục cúng ông Công ông Táo xưa và nay có nhiều thay đổi

Từ xưa tới nay, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người Việt duy trì tục cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. 

Trước đây, có thể do đời sống nông nghiệp là chủ yếu, việc cúng lễ còn có ý nghĩa khép lại năm cũ, sửa soạn nhà cửa làm lễ tất niên, đón rước tổ tiên về ăn Tết Nguyên đán, mở đầu năm mới.

Việc tôn thờ ông Công, ông Táo ở nước ta đã có từ mấy nghìn năm, được truyền nối từ đời này sang đời khác, với mục đích sâu xa là nhắc nhở mọi người biết sống theo đúng luân thường, đạo lý từ gia đình đến khi ra ngoài xã hội. 

Dân gian tin rằng luôn có những vị thần linh theo dõi, ghi chép công việc hàng ngày của mỗi người, nên muốn có cuộc sống an vui, thịnh vượng thì con người phải tránh làm điều ác, siêng làm điều thiện, bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Ngày nay, do công nghiệp phát triển nhanh làm thay đổi đời sống vật chất, các giá trị văn hóa truyền thống bị phai nhạt. Xã hội ngày càng ưa chuộng hình thức hơn, ít quan tâm đến giá trị tinh thần trong ngày cúng ông Công ông Táo.

Việc cúng lễ thần linh, phật, thánh, tổ tiên thì điều quan trọng nhất là thành tâm cầu nguyện, "lễ bạc, lòng thành" là tốt nhất. 

Việc thả cá chép để đưa ông Táo về trời ở miền Bắc hoặc đốt ngựa giấy, tranh giấy ở miền Nam chỉ là xưa bày ra vậy nên ngày nay làm theo thôi. 

Ngày nay ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân ở các đô thị ngày càng trầm trọng. Việc thả cá thả cả túi ni lông xuống ao hồ vô tình khiến môi trường càng thêm ô nhiễm.

Vì thế, vào ngày cúng ông Táo, người dân không nên thả cá đốt vàng mã. Đốt vàng mã phải được xem là hủ tục mà mỗi người cần có ý thức loại bỏ.

Còn việc phóng sinh, cần hiểu đúng theo ý nghĩa ban đầu là con người gặp vật nuôi quý hiếm bị bắt, bị nạn thì tìm cách giải thoát, cứu nạn rồi thả về môi trường tự nhiên. 

Hoặc nếu muốn phóng sinh thì nên mua lại những loại chim, cá sắp bị giết thịt rồi thả về tự nhiên. 

Việc mua các loài vật, nhất là loài gây hại môi trường và mang thả xuống sông, hồ thì không phải là phóng sinh mà còn làm hại tự nhiên. 

Vì thế, theo chuyên gia văn hóa Trần Đình Sơn, không nên thả cá hoặc phóng sinh trong ngày cúng ông Công, ông Táo. Xem thêm:

Có nên đốt vàng mã ngày ông Công ông Táo
Cẩn thận kẻo thả cá phóng sinh không đúng cách là tạo thêm nghiệp
Thả cá phóng sinh trong ngày ông Công, ông Táo là việc vô cùng ý nghĩa nhưng không phải ai cũng biết thực hiện đúng cách, tăng thêm phúc lộc cho bản thân và


Nhiều nghi lễ trong ngày ông Công, ông Táo trước đây được sinh ra từ đời sống nông nghiệp, nhưng đời sống hiện đại ngày nay đã không còn phù hợp, nên từ bỏ. 

Với tất cả những ý nghĩa trên, theo ý kiến chuyên gia, không nên thả cá đốt vàng mã ngày ông Công ông Táo.

Thay vì đốt vàng mã, mua cá về thả sông..., mỗi người nên chăm chút cho căn bếp nhà mình, chú trọng không khí gia đình đầm ấm.

Ngày ông Công, ông Táo có ý nghĩa rất quan trọng với căn bếp của mỗi gia đình. Trong bếp nên dành một chỗ nhỏ thờ các vị này, sao cho vừa ấm cúng, vừa không quá tốn kém. 

Mỗi khi thành viên trong gia đình nhìn thấy sẽ có ý thức vun đắp cho căn bếp cũng như bữa ăn gia đình. 

Thay vì lo sắm sửa mâm cao cỗ đầy, mỗi gia đình nên cùng làm bữa cơm đơn giản để có nhiều cơ hội trò chuyện với nhau bên bếp lửa, cùng nhau ăn bữa cơm sau những ngày bận rộn.

Mỗi nhà chỉ nên sắm một tuần trà, ít hoa quả, bánh kẹo để làm lễ cúng ông Công, ông Táo, không nên bày cỗ bàn linh đình. Bởi tục thờ ông Công, ông Táo là để nhắc nhở mỗi người sống lương thiện, hướng về ông bà, tổ tiên.