Có nên dùng lại nước muối dưa

Phơi nắng để cải gieo lại khoảng 30%

Mục đích: Phơi cải trước khi muối để tạo độ giòn. Ngược lại, phơi quá khô sẽ khiến dưa bị dai.

Khác với cách muối cà, khi mua dưa cải về các bạn không được rửa. Cứ để nguyên bẹ thế và mang đi phơi nắng để cải được gieo lại. Việc rửa cải sẽ khiến cho cải khi muối dễ bị úng. Nếu có nắng to thì phơi khoảng 1 ngày, nếu không đủ điều kiện nắng thì cũng chỉ cần phơi để cải hơi se khô lại là được. Lưu ý khi phơi cải các bạn nhớ tẽ các bẹ ra để lõi bên trong cũng được khô đều.

Hành lá cắt riêng phần rễ, nhặt rồi rửa sạch, để ráo, sau đó cắt khúc khoảng 3cm. Phần rễ hành các bạn rửa thật sạch vì nó bám nhiều bùn đất hơn.

Bí quyết để dưa muối ngon theo kinh nghiệm các bà các mẹ truyền lại là cho thêm phần rễ hành vào vại muối để dưa được thơm hơn.

Chính vì vậy khi sơ chế hành các bạn đừng vội bỏ đi phần rễ hành. Nếu rễ hành ít quá, các bạn có thể xin thêm người bán 1 ít.

Ớt rửa sạch, bỏ cuống.

Cải sau khi phơi thì mang đi rửa sạch. Lúc này cải đã gieo lại, ước tính còn khoảng 850g. Tách bỏ từng bẹ, rửa sạch phần cuống vì đây là chỗ bám nhiều đất nhất. Bỏ những bẹ già, dập nát đi vì nếu cho vào thì hũ dưa muối sẽ bị úng.

Khi tách bẹ, các bạn lưu ý bỏ riêng phần lõi non bên trong, mình sẽ không muối phần lõi này vì nó sẽ dễ bị đắng. Phần lõi non này các bạn rửa sạch rồi mang đi luộc chấm nước mắm dầm trứng cũng rất ngon.

Cải rửa sạch, để ra rổ cho ráo nước.

Trong lúc đợi cải ráo nước, các bạn đổ 1 lít nước đun sôi để nguội vào tô to, sau đó hòa vào 30g muối, khuấy đều để muối tan. Nước này sử dụng để ngâm rửa qua cải để làm sạch cải và khử mùi hăng của cải trước khi tiến hành muối dưa.

Mục đích: Ngâm cải trước khi muối để giảm mùi hăng và tránh tình trạng úng, nổi váng.

Khi cải đã ráo nước thì cắt khúc khoảng 3-4cm, nhớ để riêng phần cồi và phần lá.

Cải sau khi thái xong sẽ ngâm vào tô nước muối vừa pha khoảng 3-5 phút, nhớ ngâm tách cồi và lá riêng ra.

Trong lúc ngâm cải thì sẽ pha nước muối dưa. Chuẩn bị 1 tô to khác, cho 1L nước đun sôi để nguội vào tô, hòa 20g muối [khoảng 2 thìa] và 10g đường trắng, quấy đều vào nhau. Thường thì với 1kg dưa, tỷ lệ nước muối dưa mọi người thường hay chia sẻ với nhau là 1:4:1, nghĩa là 1L nước, 40g muối và 10g đường. Tuy nhiên khi phơi cải, cải sẽ gieo lại và bản thân cải cũng rất dễ ngấm hơn cà, nên nếu sử dụng 40g muối dưa sẽ bị mặn.

Tỷ lệ muối này sẽ bằng 1/2 tỷ lệ muối cà bởi dưa ngấm mặn tốt hơn cà.

Ngoài ra, trải qua nhiều lần muối dưa, Cook béo thấy nếu dùng muối tinh dưa sẽ bị mặn hơn so với muối hạt, nên các bạn có thể điều chỉnh 1 chút khi sử dụng muối hạt/muối tinh để dưa không bị quá mặn.

Chuẩn bị lọ thủy tinh, hoặc vại sứ, gốm. Muối dưa bằng lọ làm từ những chất liệu này sẽ ngon và tốt hơn so với bình nhựa. Hãy đảm bảo lọ muối dưa sạch sẽ, khô ráo để tránh nước muối dưa bị váng và dưa bị úng.

Vớt cồi dưa ra xếp vào lọ trước, rải 1 lớp hành lá, ớt rồi tiếp tục thêm 1 lớp cải, hành lá, ớt như thế cho đến khi hết nguyên liệu.

Cuối cùng sẽ rải lớp rễ hành lên trên rồi đổ nước muối đã pha vào lọ, đảm bảo dưa sẽ chìm dưới mặt nước là được.

Cẩn thận hơn thì các bạn có thể dùng vỉ nén để nén dưa hoặc cho 1 túi nước nhỏ đè lên bên trên. Sau đó đậy kín nắp lọ rồi để chỗ thoáng mát.

Với thời tiết mùa hè nóng bức thì chỉ cần khoảng hơn 1 ngày, 2 ngày là dưa muối có thể ăn được.

Lam Anh Ngày 23/12/2020 19:00 PM [GMT+7]

Dưa cải muối chua là một món ăn phụ trong bữa cơm nhưng luôn được nhiều người ưa thích. Độ giòn giòn, chua chua, thơm của dưa cải giúp đưa cơm hơn, giảm đi cảm giác ngán ngấy nếu bạn đang ăn nhiều thịt cá. Tuy nhiên nếu mua dưa cải ở ngoài hàng, rất có thể dưa không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt nhiều người còn sử dụng thùng sơn để muối dưa hay dùng chất vàng ô để làm cho dưa cải có màu vô cùng độc hại. Do đó, tốt nhất nếu có thời gian rảnh, bạn hãy muối dưa cải tại nhà.

Hiện tại đang là mùa rau cải bẹ, vì thế bạn có thể tha hồ trổ tài làm dưa cải. Theo cách thông thường, rau cải cắt khúc, rồi rửa sạch, phơi héo. Sau đó muối dưa cải với nước muối nhạt, sau vài ngày dưa lên men là có thể ăn được.

Tuy nhiên để rau cải nhanh vàng, luôn giòn ngon, thơm nức không bị khú thì bạn cần thêm bước nữa. Cụ thể cách làm bạn có thể tham khảo dưới đây:

Nguyên liệu:

- 3kg cải bẹ xanh, 150 gam muối, nước vo gạo vừa đủ [lấy nước vo lần 2]

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế

- Cải bẻ mua về nhặt bỏ lá già, đem tách lá rồi cắt khúc hoặc có thể để nguyên cây tùy theo sở thích. 

- Rửa sạch rau cải với nước nhiều lần, nếu để nguyên cây thì không được làm rách lá.

Bước 2: Phơi nắng

- Củ cải sau khi rửa xong thì để ráo rồi đem phơi nắng. Nếu không có nắng thì bạn để ở nơi thoáng, có nhiều gió. Phơi cho đến khi rau cải bẹ héo lại, nhưng không được héo quá.

Bước 3: Vò rau

- Cho rau cải vào một chậu sạch, thêm chút muối vào rồi dùng tay vò nhiều lần cho rau cải mềm, nước bên trong chảy ra nhiều.

- Lúc này rau cải vẫn còn màu xanh ngọc lục thì bạn cho cải vào lọ ngay. Lưu ý không đợi đến khi cải ngả sang màu vàng mới cho vào lọ/hộp nhé. 

- Đun sôi một nồi nước vừa đủ, để nguội. Pha khoảng nửa bát con nước vo gạo vào. Nếu thích bạn có thể cho thêm 2-3 thìa đường. Không cần thêm muối vì muối lúc trước đã đem vò rau rồi. Sau đó khuấy đều nước và đổ vào lọ rau cải. Lưu ý nước phải ngập rau.

- Bạn nên dùng vỉ rồi đặt lên mặt dưa sau đó dùng vật nặng đè lên dưa. Như vậy sẽ giúp dưa luôn giòn. Để nơi thoáng mát, chỉ 3 ngày là dưa lên men, chua ngon, vàng ươm lại không bị khú.

Lưu ý, khi làm dưa, để dưa không bị màng, các vật dụng làm dưa phải hoàn toàn sạch và khô ráo.

Ngoài ra, mỗi lần lấy dưa ra cần dùng đũa sạch để gắp.

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: //phunuvietnam.vn/muoi-dua-cai-dung-chi-cho-muoi-them-mot-buoc-nay-dua-vua-nhanh-...Nguồn: //phunuvietnam.vn/muoi-dua-cai-dung-chi-cho-muoi-them-mot-buoc-nay-dua-vua-nhanh-gion-ngon-khong-khu-5120202312163720183.htm

Lam Anh [Dịch từ Kknews] [Phụ Nữ Việt Nam]

Tin liên quan

Tài trợ | Giảm cân an toàn tại nhà

Tin bài cùng chủ đề Mẹo hay nhà bếp

Video liên quan

Chủ Đề