Nguyễn như phong là ai

Sự việc diễn ra vào đúng dịp cả nước đang hướng tới 74 năm Cách mạng tháng Tám còn được gọi là Tổng khởi nghĩa tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Cùng với stt ĐỔI MỚI TƯ DUY của Osin Huy Đức thì những dòng dưới đây của cựu nhà báo, đại tá Nguyễn Như Phong, nguyên Phó biên tập báo CAND, nguyên Tổng biên tập báo điện tử Petrotimes thực sự khiến nhiều người lo cho đảng, chế độ khi có cả kẻ thù bên trong và cả những kẻ cơ hội bên ngoài. 

Đương nhiên ông Phong được xác định là “kẻ thù” bên trong, thành phần trở cờ ngay khi còn là đảng viên, còn là kẻ ơn nặng nghĩa dày với chế độ. 

Xin miễn bàn tới những vấn đề được Phong nêu ra dù không phải Mõ trốn tránh hoặc không đủ chính trị thưởng thức để nói hay chỉ ra những vấn đề trong đó… Mà xin đi vào nói tới động cơ khiến cựu nhà báo này trở cờ và công khai thách đấu chế độ thông qua sự hoài nghi và tìm câu hỏi cho những vấn đề được nêu lên… 

Theo đó, nếu ai đã từng biết, từng đọc về Nguyễn Như Phong sẽ biết, ông ta đã từng có thời kỳ vàng son của đời người, khi công thành danh toại. Ông ta đã là đại tá Công an, Phó Tổng biên tập một tờ báo uy tín, có lượng phát hành lớn vào loại top ten của đất nước; ngoài tư cách nhà báo ông ta còn là một nhà biên kịch tài và thành danh với những tác phẩm phim điện ảnh ăn khách và ghi dấu ấn trên phim trường với Cảnh sát hình sự hay Cổ cồn trắng…

Và ông ta sẽ có tất cả một cách tròn trịa nếu không có cái ngã rẽ định mệnh năm 2010, khi đang trên đỉnh cao của công việc, của uy tín con người, ông này đã làm đơn xin nghỉ hưu trước 5 năm để về Hội dầu khí Việt Nam, phụ trách cơ quan báo chí của Hội này. 

Sẽ là không phải nếu như không thấy rằng, tờ báo điện tử của Hội dầu khí dưới tay và chỉ đạo của Nguyễn Như Phong đã dần định hình tên tuổi, trở thành một báo điện tử hút khách. Khi đó, nhiều người đã nghĩ rằng, việc chấp nhận từ bỏ chức Phó tổng ở một cơ quan báo chí uy tín để làm Tổng một tờ báo chưa tên tuổi của Nguyễn Như Phong là hoàn toàn đúng đắn… Rằng không một ai dám nói Nguyễn Như Phong nói sai hoặc chí ít là đi chưa đúng hướng… Song, cái bi kịch nghề nghiệp đã đến với nhà báo và tờ báo được ông khai sáng này khi năm 2016, Nguyễn Như Phong bị cách chức, nhận quyết định thu hồi thẻ nhà báo và đình bản báo điện tử Petrotimes từ Bộ Thông tin và Truyền thông; bộ này ban hành 1 lúc hai quyết định: thu hồi thẻ nhà báo với ông Nguyễn Như Phong, Tổng biên tập báo Petrotimes và đình bản báo này 3 tháng với lí do: “Báo đã để xảy ra sai phạm trong hoạt động báo chí, bị cơ quan chủ quản đề nghị tạm đình chỉ hoạt động. Sau khi hết thời hạn đình bản tạm thời, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét, quyết định việc tiếp tục xuất bản Báo điện tử Petrotimes theo các quy định của pháp luật về báo chí”.

Ở cái tuổi đến lúc nghỉ hưu, kể ra điều đó sẽ không có gì đó quá lớn, cùng lắm là về hưu vui thú điền viên với con cháu, nhưng cú ngã đau khiến cho Nguyễn Như Phong mất mất đi định hướng và cả những tâm thế phù hợp nhất. Và như một con ngựa thực sự bất kham và đến độ xem như mất hết tất cả, Nguyễn Như Phong đã khao khát tìm lại hào quang đã mất trong cái thời điểm tuổi trẻ và tài năng đã đi qua; cái sự làm lại từ đầu với ông xem như là điều không thể… Trong cái tâm thế đó, như nhiều kẻ trở cờ trước đó, thay vì im lặng, lắng nghe và làm điều gì đó có ích cho đời thì Nguyễn Như Phong đã quay sang tấn công chế độ bằng những điều được ẩn chứa dưới những điều góp ý…. 

Đồng ý trong 1 xã hội phẳng thì những điều như thế, chưa hẳn đã là chống phá, đó cũng có thể là những gợi mở mà có thể nó có ích cho Đảng, cho chế độ nếu như ai đó đủ tâm, tầm và tài để giải mã, đói sánh và tìm ra được những lời giải thích ứng nhất. Song có lẽ với những điều được viết ra ở trên, cái “tinh thần xây dựng” trong đó hết sức ít hoặc có thì đó cũng chỉ là hơi hướng… và thay vào đó là sự đả phá chế độ hết sức rõ ràng, mạch lạc. 

Có lẽ rồi đây và nhiều năm sau đó nữa, những câu hỏi [3 câu hỏi] của Nguyễn Như Phong sẽ không có lời đáp, sẽ mãi được để ngỏ. Và trước khi những lời đó có được đáp án thì chính ông chứ không phải ai khác là kẻ trờ cờ, sẽ là điển hình cho những kẻ vong ơn, “ăn cháo đái bát” tầm thường. Tên tuổi những kẻ như ông [cùng với Huy Đức] sẽ bị người đời ghẻ lạnh ở nhân cách, đạo đức. Rằng tại sao khi làm việc, khi đương quyền các ông không nói, làm rùa rụt đầu, để khi không còn gì lại sẵn sàng công kích và nói ra đủ chuyện để hạ bệ chế độ????

Nguồn: Mõ làng

Như Phong [1917-1985] là nhà văn, nhà lý luận phê bình và nhà báo Việt Nam.

Ông tên thật là Nguyễn Đình Thạc, sinh ngày 25 tháng 10 năm 1917 tại Hà Nội. Nhà ông ở gần chợ Đồng Xuân, Hà Nội.[số nhà 36 phố Đồng Xuân,gia đình ông hiện vẫn còn sinh sống tại số nhà này.

Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Ông nội là cụ Nguyễn Văn Viễn từng tham gia nghĩa quân Hoàng Hoa Thám. Cha mẹ là các cụ Nguyễn Văn Nghiêm, Nguyễn Thị Nhung là những người tham gia cống hiến ủng hộ kháng chiến ngay từ những ngày đầu lúp đưới danh tư sản [Cha ông làm việc cho Sở Đoan, nhưng thực chất là làm liên lạc cho cách mạng]. Ngôi nhà ở phố Đồng Xuân cũng được các cụ nuôi dấu nhiều cán bộ cách mạng.

Ông có ba người em gái là Nguyễn Thị Tần, Nguyễn Bích Hạnh và Nguyễn Bích Thảo. Cả ba người em gái đều tham gia cách mạng, trở thành những cảm tử quân của Hà Nội. Sau này, gia đình ông có 6 cảm tử quân khi ba người em đều lấy chồng là những cảm tử quân bảo vệ Thủ đô.

Như Phong có nhiều bút danh: Như Phong, Lâm Vũ, Nguyễn Kiên Trì... Trước Cách mạng tháng Tám, ông là biên tập viên các báo Thế giới, Mới và Người mới, vốn là cơ quan ngôn luận của tổ chức chính trị Đoàn thanh niên dân chủ.

Từ năm 1942, Như Phong bí mật tham gia thành lập Hội Văn hóa Cứu quốc và được bầu vào Ban chấp hành hội cùng với ông Vũ Quốc Uy, Học Phi, Ngô Lê Động. Trong thời kỳ này, ông viết nhiều truyện ngắn và tiểu luận văn học đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy, Thời vụ, Mới, Người mới...

Sau Cách mạng tháng Tám, Như Phong lần lượt làm Chủ nhiệm kiêm Tổng biên tập các báo Cứu quốc khu 12, Cứu quốc khu 10, Cứu quốc liên khu ba và Cứu quốc Hà Nội.

Từ năm 1957, ông làm Trưởng ban văn hóa - văn nghệ của Báo Nhân dân.

Năm 1965, Như Phong làm giám đốc nhà xuất bản Văn học, uỷ viên ban thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, Ủy viên Đảng đoàn văn nghệ trung ương. Ông viết nhiều bài phê bình, bình luận văn học trên các báo Nhân dân, Tạp chí Văn nghệ, Tạp chí Văn học. Một số tác phẩm đã xuất bản của ông bao gồm Bình luận văn học, Gõ cửa, Trường tư ngoại ô, Buổi học cuối cùng...

Ông cũng là người đầu tiên dịch tiểu thuyết "Sông Đông Êm Đềm"_M. Solokhov ra tiếng Việt,bản dịch được in từ số 231 ra ngày 4/5/1946 của báo Cứu Quốc,dưới tên "trên sông Đông êm đềm".

  Bài viết tiểu sử này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Như_Phong&oldid=67529406”

Tuyển tập sách của ba thế hệ trong gia đình nhà văn Nguyễn Như Phong

Sau nhiều năm lăn lộn với nghề viết lách, nhà văn, nhà báo Nguyễn Như Phong vừa ra mắt một các bộ sách tuyển tập của ba thế hệ nhà văn.

Ba thế hệ gồm nhà văn lương y Nguyễn Tử Siêu [1887-1965], Nguyễn Hoài An [1925-2001] – con rể của nhà văn Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Thiên Lương [1932 – 2010] - thứ nam của nhà văn Nguyễn Tử Siêu, và nhà báo Nguyễn Như Phong - con trai của nhà văn Nguyễn Hoài An.

Nhà văn, lương y Nguyễn Tử Siêu có nguyên quán xã Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Nội. Sinh thời, cụ viết 34 tác phẩm với các thể loại từ khảo cứu như "Sự nghiệp văn chương Nguyễn Trãi", "Tôn Trung Sơn cách mạng sử", "Gia lễ chỉ nam", "Bạn đời xưa", "Gái anh hùng", "Bia của ai", "Sư hổ mang".

Ngoài ra, cụ còn làm công tác dịch thuật với những tác phẩm như "Gươm cứu khổ", "Cái nạn văn chương", "Nhân duyên mộng", "Hán Sở tranh hùng"… Không chỉ vậy, nhà văn Nguyễn Tử Siêu còn sáng tác nhiều tiểu thuyết lịch sử như "Tiếng sấm đêm đông" [1928], "Hai Bà đánh giặc" [1929], "Lê Đại Hành" [1929]…

Riêng nhà văn Nguyễn Như Phong ra mắt bộ tuyển tập gồm 14 tập sách

Ngoài sáng tác văn chương, nhà văn Nguyễn Tử Siêu còn là một lương y nổi tiếng. Cụ từng là Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam nhiều năm, từng viết và dịch hơn 20 cuốn sách Đông y mang bút danh Nguyễn An Nhân.

Con rể của nhà văn Nguyễn tử Siêu là Nguyễn Hoài An từng là phóng viên báo Quân đội nhân dân từ 1954 đến 1960, sau đó làm việc tại báo Văn Nghệ. Nhà văn Nguyễn Hoài An viết nhiều bút ký như "Tủa Chùa, miền đất lạ", "Bí mật củ sắn, con lợn ở làng Đại Lâm"… Ông cũng là tác giả của hơn 300 truyện ngắn.

Nhà văn Võ Khắc Nghiêm nhận định, văn chương Hoài An vạm vỡ như sức vóc con người ông và cũng phong lưu như cuộc sống “quý tộc nghèo” của ông.

Còn nhà văn Nguyễn Thiên Lương đi giao liên từ năm 14 tuổi. Năm 1954, ông được điều lên Tây Bắc tham gia chiến dịch Trần Đình [bí danh của Điện Biên Phủ] với chức vụ Tiểu đội trưởng bộ binh Tiểu đội I, Đại đội 261, Trung đoàn 102, Đại đoàn 308. Ông là tác giả của bộ sách thiếu nhi nổi tiếng “Thú rừng Tây Nguyên” và cuốn ký sự “Cao nguyên thất thủ”.

Nhà báo, nhà văn Nguyên Như Phong

Thế hệ thứ 3 là nhà văn, nhà báo Nguyễn Như Phong. Ông là nguyên Phó Tổng biên tập báo Công an nhân dân, nguyên Tổng biên tập báo điện tử Petrotimes.

Trong thời gian hoạt động viết lách của mình, ông từng được trao 3 giải thưởng về tiểu thuyết của cuộc thi "Vì bình yên cuộc sống" do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, 11 giải Báo chí quốc gia và nhiều giải thưởng trong các cuộc thi truyện ngắn, bút ký của báo Văn Nghệ, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Lần này, ông xuất bản bộ tuyển tập Nguyễn Như Phong gồm 14 tập, trong đó có 1 tập bút ký, 2 tập phóng sự và 11 cuốn tiểu thuyết.

Trong đó, có 5 cuốn tiểu thuyết đã được tác giả chuyển thể thành kịch bản phim truyền hình nhiều tập là "Cổ cồn trắng", "Bí mật những cuộc đời", "Chạy án", "Đồng tiền quỷ ám", "Bí mật Tam giác Vàng".

Video liên quan

Chủ Đề