Có nên lấy vợ lần 2

Khi mục đích hôn nhân không đạt được, ly hôn là giải pháp mà các cặp đôi lựa chọn để kết thúc một mối quan hệ được pháp luật xác nhận. Trường hợp khi một trong hai người muốn kết hôn với một đối tượng khác giới khác thì phải lưu ý những điều dưới đây:

1. Xác định thời điểm chấm dứt hôn nhân

* Thuận tình ly hôn:

Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Căn cứ: Điều 57 Luật Hôn nhân & gia đình 2014 và điều 212 BLTTDS 2015

* Đơn phương ly hôn

Đối với bản án sơ thẩm,  đương sự có thể kháng cáo đối với bản án trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng từ ngày tuyên án.

Căn cứ: Điều 273, 280 BLTTDS 2015

2. Điều kiện kết hôn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng (điều 2 Luật HNGĐ)

+ Đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân gia đình.

- Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

3. Những giấy tờ cần chuẩn bị khi kết hôn lần 2:

 - Tờ khai đăng ký kết hôn;

- Trích lục bản án ly hôn/quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn;

- Xác nhận tình trạng hôn nhân (trường hợp đăng ký kết hôn ở Ủy ban nhân dân xã không phải là nơi cư trú)

Đối với trường hợp đã làm mất quyết định ly hôn thì theo quy định tại điều 70 của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định đương sự có quyền “ Được cấp trích lục bản án, quyết định của Toà án” , do đó, bạn ấy có thể xin trích lục quyết định ly hôn của tòa án.

Ðể được cấp các bản sao, bạn ấy có thể làm đơn đề nghị tòa án nơi đã ra quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn trích lục quyết định công nhận ly hôn cho mình.

Như vậy, khi muốn "Đi bước nữa" cần phải xác định đã chấm dứt tình trạng hôn nhân được nêu ra tại quy định trên, đáp ứng các quy định về điều kiện để được pháp luật thừa nhận và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ để làm thủ tục theo quy định.

"Tém tém cái miệng lại thì mấy ai biết mà chửi", "Rút kinh nghiệm nhé anh em, có làm tập hai thì âm thầm lặng lẽ”, “Đổi vợ già lấy vợ trẻ mà cưới xin rình rang, gạch đá ăn cả đời không hết"… - trên mạng xã hội ngập tràn những bình luận tương tự quanh đám cưới ồn ào của một đại gia và một nữ ca sĩ hải ngoại.

Có nên lấy vợ lần 2

Trên một trang mạng khác, có quý anh rụt rè hỏi: “Tôi sắp lấy vợ tập hai, nhà gái muốn đón dâu, làm tiệc đàng hoàng, đúng truyền thống; bên nhà tôi thì chỉ cho đi đăng ký kết hôn. Cha mẹ tôi sợ các con tôi buồn, ngại vợ cũ chạnh lòng. Vậy nhưng vợ mới của tôi còn trẻ, cô ấy mong mỏi một đám cưới từ rất lâu. Tôi cứ băn khoăn giữa hai dòng nước…”. Dưới câu hỏi này có khoảng 800 bình luận, chủ yếu là chửi bới, miệt thị hai nhân vật chính.

Với tỷ lệ ly hôn và tái hôn cao như hiện nay, chuyện tổ chức cưới tập hai không hiếm nhưng quan điểm có nên tổ chức đám cưới cho lần kết hôn thứ hai (thậm chí là thứ ba) hay không vẫn gây ra những tranh cãi quyết liệt. Trong nhà tôi, chồng tôi kiên quyết không dự đám cưới lần hai của bạn bè, anh em.

Ngày cưới đứa em con dì thân thiết của anh, anh “cố thủ” ở Sài Gòn, để mặc mẹ con tôi đi xe đò về quê. Anh nói: “Tôi chỉ đi đám cưới mỗi người một lần, không cổ vũ việc ly hôn rồi kết hôn vô tội vạ”. 

Ngày trước, tôi nghe anh nói vậy thì vui trong dạ. Dù sao, một người chồng có tư tưởng hôn nhân thì phải bền vững vẫn hơn người chấp nhận phu phụ như xiêm y, có thể thay đổi.

Có nên lấy vợ lần 2
Ảnh mang tính minh họa - @freepic.diller

Rồi 20 năm hôn nhân tròng trành trôi qua. Khi chồng tôi có người thứ ba, tôi gọi cho cô gái ấy, nói đừng xem tôi là vật cản. Chúng tôi vẫn sống chung vì đã thỏa thuận: Nếu một trong hai người có người mới thì lập tức làm thủ tục ly hôn. Còn không có thì cứ giữ hôn nhân để cùng đưa đón, nuôi dạy con cái.

Mai mốt con trưởng thành, hiểu chuyện sẽ tính tới bước tiếp theo.

Nghe vậy, cô gái kia bày tỏ sự cảnh giác, không tin. Rồi tôi chủ động làm thủ tục ly hôn, giúp chồng rộng cửa đến với duyên mới. Chẳng phải cao thượng mà đó chỉ là điều tôi nên làm, không chỉ cho anh, mà còn cho chính tôi. Tôi thoải mái hơn khi cuộc ly hôn suôn sẻ. 

Nhưng rồi tôi chờ mãi không thấy anh dọn ra khỏi nhà. Sau này, mối quan hệ của họ tan vỡ, cô gái ấy giải thích với bạn bè rằng muốn có một đám cưới đường hoàng nhưng chồng tôi chỉ chấp nhận một bữa tiệc qua loa trong phạm vi gia đình. Cô ấy không thể chấp nhận…

Tôi nghe chuyện, nghĩ có lẽ tình yêu không đủ lớn để mỗi bên hy sinh một chút nên họ chia tay hoặc vì nhiều vấn đề khác mà người ngoài không rõ. Song, việc người đàn ông quá cứng nhắc, buộc một cô gái trẻ không được tổ chức đám cưới, tôi e rằng quá bất công. Người đến sau, dù cô ấy ở tuổi nào đi nữa, cũng đối đầu với rất nhiều khó khăn. Họ phải vượt qua cảm giác ghen tuông, ganh với “lần đầu” của chồng. Nếu cái bóng của người cũ vẫn quẩn quanh đâu đó trong mối giao tiếp với gia đình, con cái của chồng, họ càng không dễ “nuốt trôi”.

Đừng vội cho rằng tất thảy những người đến sau đều vì tiền bạc. Tôi hiện cũng đang yêu, có thể sẽ sớm tiến tới hôn nhân với người đàn ông tôi chọn. Vì bản tính kín đáo xưa nay, tôi không muốn gây chú ý bởi sự kiện rình rang song nếu anh ấy thích làm đám cưới tập hai để đánh dấu mốc đời hạnh phúc mới, để thông báo với bạn bè… có lẽ chúng tôi cần bàn thảo kỹ nhằm tìm ra cách ổn thỏa nhất. Tôi đã nghĩ đến việc thuyết phục anh phương án không tổ chức tiệc nhưng vẫn rước dâu đúng thủ tục…

Có nên lấy vợ lần 2
Ảnh mang tính minh họa - Rawpixel.com

Ai dám nói cứng cuộc hôn nhân của mình là vĩnh viễn, là hạnh phúc tới đầu bạc răng long? Ai dám khẳng định chuyện ngoại tình, chia ly không bao giờ gõ cửa? Cuộc sống với vô vàn tình huống buộc người trong cuộc phải chọn và chính họ sẽ chịu trách nhiệm với sự lựa chọn ấy chứ không phải người ngoài. Từ lâu tôi nhận ra, tốt nhất đừng ném đá người khác vì biết đâu gạch đá có ngày quay lại sát thương mình.