Có nên nấu cháo cho bé bằng nồi nấu chậm

Khi con đến tuổi ăn dặm cũng là lúc nhiều mẹ bỉm sữa phải quay trở lại với công việc và bộn bề cuộc sống. Thế nên làm sao để chuẩn bị cho trẻ những bữa ăn ngon là điều bố mẹ trăn trở nhất. Vì vậy, hãy học cách nấu món ăn dặm cho bé bằng nồi nấu chậm đơn giản và tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng mà chúng tôi chia sẻ dưới đây các mẹ nhé!

Nồi nấu chậm là người bạn lý tưởng dành cho những ông bố bà mẹ bận rộn. Những công thức nấu ăn ngon và đơn giản từ rau củ hoặc thịt đều có thể tiến hành nhanh chóng nhờ công cụ tuyệt vời này.

Cách nấu món ăn dặm cho bé từ rau củ bằng nồi nấu chậm

Chỉ với vài phút chuẩn bị vào buổi sáng, những món ăn giàu dưỡng chất từ rau củ tươi có thể sẵn sàng cho bé vào bữa trưa và bữa tối. Nào các mẹ hãy cùng chúng tôi tham khảo cách nấu món ăn dặm cho bé bằng nối nấu chậm theo sự hướng dẫn dưới đây :

Táo và Quế

Thêm một chút bột quế và Vani sẽ biến táo thông thường thành một món ăn đặc biệt. Và cách chế biến món ăn cho bé ăn dặm này được thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 10 quả táo, bóc vỏ rồi nghiền nát hoặc cắt thành từng miếng vừa cắn
  • 1 ly nước
  • 1 muỗng cà phê quế
  • 1 muỗng cà phê Vani
Cách nấu món ăn dặm cho bé bằng nồi nấu chậm

Cách chế biến

Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị nồi nấu chậm, đậy nắp và nấu ở mức nhiệt thấp trong vòng 4 giờ [Nếu nấu ở nhiệt độ cao thì chỉ mất 2 đến 2 tiếng rưỡi]. Sau đó, bạn mở nắp và dùng muỗng lớn khuấy đều rồi tán nhỏ táo hoặc cho táo trong nồi nấu chậm vào máy xay sinh tố nghiền nhuyễn để đạt độ sánh mịn để các bé dễ dàng thưởng thức.

Cà rốt và mơ

Cà rốt có vị ngọt tự nhiên và giàu chất dinh dưỡng, lại thêm màu sắc bắt mắt chắc chắn sẽ giúp trẻ cảm thấy thích thú với món ăn dặm hơn. Để làm món ăn dặm thơm ngon từ cà rốt, bạn chỉ mất 5 phút chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết và 3 4 tiếng nấu bằng nồi nấu chậm.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1/2 chén nước
  • 1 chén cà rốt đã bóc vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ
  • 1 ly mơ khô
  • 1/4 muỗng canh bột nhục đậu khấu.

Cách chế biến

Đầu tiên, bạn cho tất cả các nguyên liệu vào nồi nấu chậm và đậy kín nắp. Nếu nấu ở nhiệt độ thấp cần 4 tiếng, còn nếu nấu ở nhiệt độ cao thì chỉ mất 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng là cà rốt mềm.

Cũng như món táo nấu quế, bạn nên lấy cà rốt đã nấu chín nhừ trong nồi nấu chậm ra máy sinh tố và nghiền nhuyễn để đạt độ sánh mịn hoàn hảo. Vậy là các bé đã có món ăn ngon lành từ rau củ bằng cách nấu cho trẻ ăn dặm bằng nồi nấu chậm rồi đấy!

Xem thêm:

Cách nấu món ăn dặm cho bé từ thịt bằng nồi nấu chậm

Bên cạnh các món ăn chế biến từ rau củ tươi, bố mẹ có thể thêm vào thực đơn ăn dặm của con một số món ăn làm từ thịt sau đây:

Thịt bò hầm

Thịt bò giàu chất sắt rất tốt cho sự phát triển của bé. Có nồi nấu chậm, Bạn chỉ mất vài phút để chuẩn bị là có món bò hầm bổ dưỡng để con tập ăn dặm mỗi ngày.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 200g thịt bò cắt thành miếng nhỏ
  • 1/4 cốc bột mỳ
  • 140g cà chua thái hạt lựu
  • 1 muỗng cà phê muối
  • 1/2 muỗng cà phê tiêu đen
  • 100g khoai tây cắt nhỏ
  • 200g đậu Hà Lan và cà rốt.

Cách chế biến

Trước tiên, các bạn trộn thật đều thịt bò với bột mỳ trong một cái chén. Tiếp đến, cho tất cả các nguyên liệu vào nồi nấu chậm cùng 1/2 chén nước. Nấu ở mức nhiệt thấp trong 7 8 giờ [Nếu nấu ở nhiệt độ cao thì chỉ cần 5 giờ].

Sau đó, mẹ khuấy đều rồi để yên trong vòng 5 phút. Cuối cùng, lấy hỗn hợp này cho vào máy xay sinh tố nghiền nhuyễn là các bạn đã có món ăn dặm giàu dinh dưỡng từ thịt bò dành cho các con thân yêu.

Thịt gà hầm hạt diêm mạch

Món hầm này có thể trở thành món ăn ngon cho cả gia đình. Mẹ chỉ cần để lại một phần nhỏ và nghiền nhỏ sẽ là thức ăn dặm lý tưởng vào mùa thu hoặc mùa đông cho bé.

Cách nấu món ăn dặm cho bé từ thịt gà

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1 chén hạt diêm mạch rửa sạch
  • 2 ly nước dùng
  • 1/2 chén nước
  • 1 muỗng cà phê lá kinh giới khô
  • 1 thìa rai thì là
  • 1/2 thìa cà phê muối
  • 4 củ cà rốt thái hạt lựu
  • 1 củ hành thái hạt lựu
  • 600g đùi gà đã lột da và xương
  • 2 muỗng canh dầu ô liu.

Cách chế biến

Bỏ tất cả nguyên liệu vào nồi nấu chậm, đậy kín nắp và hầm ở nhiệt độ thấp khoảng 7 8 giờ [ Nếu hầm ở nhiệt độ cao chỉ cần 4 giờ]. Tiếp đó, bạn lấy đùi gà ra đĩa và dùng nĩa tách gà thành những miếng nhỏ rồi cho lại nồi nấu chậm.

Lúc này, mẹ hãy lấy một lượng nhỏ gà hầm cho vào máy xay sinh tố và nghiền nhuyễn để làm món ăn dặm cho con. Phần lớn gà hầm dùng làm món ăn cho các thành viên khác trong gia đình.

Cháo thịt lợn và cà rốt

Chuẩn bị nguyen liệu.

  • Gạo tẻ.
  • Cật heo.
  • Cải thảo.
  • Gia vị có nước mắm, bột canh, mì chính, dầu ăn
Thịt lơn với cà rốt Cách làm đồ ăn dặm cho bé hoàn toàn từ rau củ

Cách chế biến

Gạo tẻ vo sạch. Cật heo lọc bỏ mỡ hôi, rửa thật sạch rồi thái miếng và xào qua với một chút dầu ăn. Cải thảo rửa sạch rồi cắt khúc. Sau đó cho hết nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi nấu cháo BBCooker rồi điều chỉnh chế độ phù hợp. Nêm gia vị là dùng được. Các mẹ nên nêm nhạt một chút vì thận của bé chưa thể điều chỉnh tốt như của người lớn.

Cháo tôm và rau dền

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo tẻ trắng vo sạch.
  • Tôm to.
  • Rau dền.
  • Gia vị thông thường
Cách nấu món ăn dặm cho bé từ tôm với rau dền

Cách chế biến

Tôm càng cắt bỏ râu, rửa sạch, rửa kĩ tránh để xót đặc biệt là đầu càng của tôm làm em bé hóc. Nhớ để vỏ tôm nhé, vì vỏ tôm có rất nhiều dinh dưỡng. Rau dền cắt gốc, nhặt lá sâu, rửa sạch, cắt khúc. Sau đó, các bạn cho gạo và nước vào nồi nấu cháo theo công thức 1: 12 tức là 1 phần gạo và 12 phần nước. Tiếp theo, cho tôm, rau dền đã qua sơ chế vào nồi, gia vị, cho ít gia vị thôi, vì bé còn nhỏ nên chưa cần sử dụng nhiều gia vị đâu nhé, nghĩa là bé sẽ ăn hơi nhạt hơn so với bản thân mình. Sau đó cắm điện, bật nút High sau 2,5 giờlà đã có món cháo tôm rau dền thơm ngon. Rau dền là thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bé vậy nên mẹ đừng quên món cháo tôm rau dền trong thực đơn ăn dặm của bé nhé!

Cách nấu các món ăn dặm cho bé bằng nồi nấu chậm là giải pháp lý tưởng không chỉ dành cho những bậc phụ huynh bận rộn mà bất kì gia đình nào có dụng cụ nào cũng có thể áp dụng. Quan trọng, các món ăn được chế biến theo phương pháp này đảm bảo dinh dưỡng và độ ngon không thua kém việc nấu bếp truyền thống, thế nên bố mẹ hãy yên tâm nhé. Cuối cùng chúc các bố mẹ thành công, chúc các bé mau ăn chóng lớn!

Mẹ có thể quan tâm:

Video liên quan

Chủ Đề