Cơ sở hình thành văn lang âu lạc năm 2024

- Hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay).

- Hệ thống sông bồi đắp phù sa hình thành các vùng đồng bằng màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để cư dân sớm định cư sinh sống.

- Chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm nóng, ẩm, mưa nhiều theo mùa là yếu tố thuận lợi để cư dân trồng trọt, chăn nuôi.

Cơ sở hình thành văn lang âu lạc năm 2024

Sau hàng chục vạn năm gian khổ lao động và sáng tạo, từ những công cụ

bằng đá cũ thô sơ tiến đến sự phát minh ra kĩ thuật luyện kim và nghề nông trồng

lúa nước dùng cày có sức kéo là trâu bò; đời sống vật chất và tinh thần của người

nguyên thủy Việt Nam ngày càng được nâng cao, từng bước làm thay đổi bộ mặt xã

hội, đưa đến hình thành một lãnh thổ chung, một nền văn hóa, văn minh chung và

một tổ chức chính trị, xã hội chung, đó là quốc gia và nhà nước Văn Lang - Âu Lạc,

đánh dấu một bước chuyển biến cơ bản trong lịch sử xã hội Việt Nam, mở ra một

thời đại mới, thời đại dựng nước.

Thứ nhất, về điều kiện kinh tế:

Thời Hùng Vương do kĩ thuật luyện kim ngày càng phát triển, nên công cụ lao

động bằng đồng thau ngày càng chiếm ưu thế và thay dần công cụ bằng đá. Ở giai đoạn

đầu (giai đoạn Phùng Nguyên) công cụ bằng đá còn chiếm ưu thế, nền kinh tế còn mang

tính chất nguyên thủy. Ở giai đoạn này, nghề chăn nuôi, nghề gốm đã khá phát triển và đã

xuất hiện nhiều nghề luyện kim đồng thau. Nhưng sănn bắn, hái lượm sản vật của thiên

nhiên vẫn là chủ yếu và trồng trọt làm nương rẫy là phổ biến.

Song đến giai đoạn Đồng Đậu, gò mun và nhất là thời kì Đông Sơn, nhiều loại

công cụ bằng đồng ra đời và ngày càng phong phú như lưỡi cuốc, lưỡi thuổng, lưỡi rìu.

Có nhiều bằng chứng khảo cổ học cho thấy rõ sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế

Đông Sơn so với các thời kì trước đó, mà động lực quan trọng nhất là sự cải tiến của công

cụ sản xuất, cụ thể như ở thành Cổ Loa đã tìm thấy gần 100 lưỡi cày đồng. Từ thời Tiền

Đông Sơn, người xưa đã biết đến luyện đồng và đã pha chế được hợp kim đồng và thiếc.

Bước sang thời kì văn hoá Đông Sơn, những người luyện kim đã biết thêm thành phần

chì, tạo ra hợp kim đồng chì thiếc. Đây là yếu tố gây nên sự đột biến về kĩ thuật luyện

kim. Chính nhờ nắm vững thuật luyện kim mà những chủ nhân của nền văn hoá Đông

Sơn đã hoàn toàn làm chủ được trong tất cả các công đoạn của quá trình đúc đồng, tạo ra

nhiều sản phẩm phục vụ sản xuất sắc bén hơn, đa dạng hơn và mang lại năng suất cao

hơn. Nông nghiệp dần trở nên phức tạp, xã hội tiếp tục diễn ra sự phân công lao động,

các ngành kinh tế thủ công nghiệp, trao đổi buôn bán đã cùng nông nghiệp thúc đẩy sự

cải tiến của nhau và ngày càng trở nên chuyên môn hoá. Bằng chứng là các nhà khảo cổ

đã tìm thấy những di tích các trung tâm sản xuất thủ công nghiệp thuộc thời kì này như

cụm công xưởng chế tác đồ trang sức Cồn Cấu- Bái Tê- Núi Nấp, công xưởng chế tác

khuyên tai đá Núi Sen, khu đúc mũi tên đồng Đền Thượng,…

Về trồng trọt, vào hậu kì thời đại đồ đồng và sơ kì thời đại đồ sắt cư dân đã mửo

rộng địa bàn cư trú, tràn xuống chinh phục vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Thời kì này, cây trồng chủ yếu là lúa nước. Cùng với nghề trồng lúa nước, nghề trồng rau

củ, cây ăn quả tiếp tục phát triển. Hạt na, hạt hoàng ngô, kết quả phân tích bào tử phấn

hoa ở di tích Tràng Kênh cho thấy có những cây thuộc họ đậu, họ bầu bí, họ dâu tằm.

Cơ sở hình thành văn minh Văn Lang Âu Lạc là gì?

Cơ sở điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc: - Hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay). - Hệ thống sông bồi đắp phù sa hình thành các vùng đồng bằng màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để cư dân sớm định cư sinh sống.

Địa bàn quốc gia Văn Lang Âu Lạc ở đâu?

(HBĐT) - Nhà nước Văn Lang - âu Lạc được hình thành và xây dựng trong thời đại kim khí - thời kỳ văn hóa Đông Sơn (là một nền văn hoá cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam như Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Ninh Bình mà trung tâm là khu vực đền Hùng, được lấy theo tên ...

Đâu không phải là con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của văn minh Văn Lang Âu Lạc?

Giải chi tiết: Sông Cửu Long không phải là con sống gắng liền với sự hình thành và phát triển của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

Văn Lang chống giặc gì?

Lịch sử quân sự Việt Nam gồm 4 giai đoạn chủ yếu: Giai đoạn I: hay giai đoạn Văn Lang - Âu Lạc, bắt đầu từ khởi thủy, được mô tả trong truyền thuyết Thánh Gióng chống quân Ân xâm lược trong thời đại Văn Lang, trải qua các cuộc chiến tranh trong thế kỷ 3 và thế kỷ 2 TCN với nhà Tần, Nam Việt và nhà Hán.