Công chức đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu

Ngoài người lao động thì cán bộ, công chức, viên chức cũng là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế. Vậy, mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng này năm 2021 bao nhiêu?

Câu hỏi: Xin chào Vanbanluat, tôi đang là giáo viên tại trường mầm non. Cho tôi hỏi, tôi có bắt buộc đóng bảo hiểm y tế ở trường không? Mức đóng như thế nào? - Hoàng Chi [Quảng Ninh].

Trả lời:

Cán bộ, công chức, viên chức phải đóng bảo hiểm y tế bao nhiêu?

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc áp dụng với người lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức; học sinh, sinh viên…

Theo khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:

1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a] Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức [sau đây gọi chung là người lao động]…

Do vậy, nếu bạn là viên chức, bạn sẽ thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP cụ thể:

a] Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế…

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH nêu rõ mức đóng hàng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%, người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Mức đóng bảo hiểm y tế của cán bộ công chức 2022 bao nhiêu? [Ảnh minh họa]


Cách xác định tiền lương đóng bảo hiểm y tế thế nào?

Theo phân tích trên, mức đóng bảo hiểm y tế của cán bộ, công chức, viên chức đóng bằng 1,5% mức tiền lương tháng. Công thức tính như sau:

Mức đóng BHYT hàng tháng = 1,5% x Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Trong đó, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo khoản 1 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH được xác định:

- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề [nếu có].

- Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.

- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.

Lưu ý:

Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.

Căn cứ Nghị quyết 128/2020/QH14, mức lương cơ sở năm 2022 là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất = 1.490.000 x 20 = 29,8 triệu đồng.

Như vậy, mức đóng bảo hiểm y tế cao nhất của cán bộ, công chức, viên chức = 29.800.000 x 1,5% = 447.000 đồng/tháng.

Trên đây là mức đóng bảo hiểm y tế của cán bộ, công chức, viên chức 2022. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi tại đây. Các chuyên gia pháp lý của hieuluat.vn sẽ hỗ trợ bạn câu trả lời trong vòng 24h giờ làm việc, nếu câu hỏi đầy đủ thông tin.

Xem thêm:

Mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động 2021 có thay đổi không?

Năm 2022, học sinh sinh viên đóng bảo hiểm y tế bao nhiêu?

>> Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc từ năm 2021

1. Đối với người lao động Việt Nam

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0%

1%

3%

8%

-

-

1%

1.5%

21%

10.5%

Tổng cộng 31.5%

2. Đối với người lao động nước ngoài

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

-

3%

0%

-

3%

-

-

-

-

1.5%

6%

1.5%

Tổng cộng 7.5%

[Theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 thì người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN trong 12 tháng [thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022] cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN [trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước].

Như vậy , mức đóng nêu trên không áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, những đối tượng này đóng BHXH theo mức sau:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0.5%

1%

3%

8%

-

-

1%

1.5%

21.5%

10.5%

Tổng cộng 32%

LƯU Ý:  Cũng theo Nghị quyết 68//NQ-CP thì sẽ có những đối tượng được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 06 tháng nếu đủ điều kiện, tức là nếu đóng sẽ đóng theo mức nêu trên, còn đủ điều kiện thì làm hồ sơ để được tạm dừng [Xem chi tiết Tại đây].

CẬP NHẬT: Ngày 24/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP, trong đó có chính sách giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Cụ thểm giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

>> Xem chi tiết: Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT từ 01/10/2021

Căn cứ pháp lý:

- Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

- Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;

- Luật BHXH 2014;

- Luật Việc làm 2013;

- Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018;

- Nghị định 58/2020/NĐ-CP ngày 27/5/2020;

- Nghị định 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018;

- Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 [được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 888/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018, Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020, Quyết định 1040/QĐ-BHXH ngày 18/8/2020].

>>> Xem thêm: Khoản thu nhập nào của người lao động tính đóng và không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định mới nhất?

Tiền thưởng Tết Âm lịch, tiền lương tháng 13 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?

Công ty có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không? Nếu công ty không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động thì có bị phạt không?

Quý Nguyễn

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề