Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là gì

Công an đưa hai người đàn ông chiếm giữ trái phép chỗ ở hợp pháp của bà Thảo ra khỏi căn nhà 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TP.HCM - Ảnh: CTV

Mấy hôm nay, dư luận xôn xao khi ông Nguyễn Hải Nam - thẩm phán TAND quận 4 và ông Lâm Hoàng Tùng - giảng viên Trường Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM - bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác.

Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về chỗ ở hợp pháp của công dân và trường hợp nào bị xem là hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác? Luật sư Nguyễn Văn Đức [Đoàn luật sư TP.HCM] có bài phân tích quy định pháp luật về vấn đề này, Tuổi Trẻ Online trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

"Chỗ ở hợp pháp" được hiểu như thế nào?

Hiến pháp năm 2013 tại điều 22 đã hiến định: "Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp". 

Nơi ở hợp pháp của công dân gắn liền với quyền tự do cư trú. Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Theo Luật cư trú năm 2006 [được sửa đổi, bổ sung năm 2013], công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của pháp luật. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú.

Điều 12 luật này quy định về nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. 

Chỗ ở hợp pháp được hiểu là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Khi chưa có quyết định của tòa án buộc giao nhà cho bà Chi thì căn nhà 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn là chỗ ở hợp pháp, bất khả xâm phạm của bà Thảo - Ảnh: CTV

Trở lại vụ việc tại nhà số 29 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM, bà Huỳnh Thị Thu Thảo [36 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh] cư trú tại đây thông qua việc chuyển nhượng với bà Hoàng Trọng Anh Chi [37 tuổi, thường trú quận 1] vào năm 2017 nên căn nhà này được xem là chỗ ở hợp pháp của bà Thảo và các thành viên trong gia đình. 

Việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng giữa bà Thảo và bà Chi sẽ do TAND có thẩm quyền giải quyết. Chỗ ở hợp pháp của bà Thảo chỉ chấm dứt khi có phán quyết của tòa về việc chuyển nhượng này là trái pháp luật, buộc bà Thảo phải trả lại nhà cho bà Chi và cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết. 

Do vậy, khi chưa có phán quyết của tòa thì chỗ ở của bà Thảo tại căn nhà nói trên vẫn được pháp luật bảo vệ và không ai có quyền xâm phạm chỗ ở hợp pháp của bà và các thành viên trong gia đình.    

Xâm phạm chỗ ở người khác là hành vi vi phạm pháp luật!

Khoản 2 và 3 điều 22 Hiến pháp 2013 quy định: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do luật định".

Điều 12 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 [BLTTHS] quy định nguyên tắc "bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của cá nhân": Không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở… của cá nhân.

Khoản 1 điều 192 BLTTHS quy định: Việc khám xét chỗ ở của công dân chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định chỗ ở có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Với các quy định này, cần được hiểu quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền hiến định của mỗi công dân, không ai được tùy tiện vào nơi ở của họ. Việc xâm phạm chỗ ở của công dân khi không được sự đồng ý của họ là hành vi trái pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ mà hành vi đó có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

Theo điều 158 BLHS 2015, hành vi "xâm phạm chỗ ở của người khác" được mô tả bởi 4 nhóm hành vi: khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ; dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ; tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.

Hậu quả của các nhóm hành vi này làm cho nạn nhân bị mất chỗ ở, bị ảnh hưởng đến cuộc sống, đến sinh hoạt bình thường của họ và các thành viên trong gia đình, gây thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho nạn nhân, xâm phạm trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được pháp luật bảo hộ.

Hình phạt đối với tội danh này là cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Hành vi của ông Tùng, ông Nam dù biện hộ với bất cứ lý lẽ nào cũng là hành vi trái pháp luật, đã trực tiếp xâm phạm đến nơi ở hợp pháp của bà Thảo và các thành viên trong gia đình. 

Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng là thẩm quyền của tòa án, không ai được cho mình cái quyền tự ý vào nhà người khác. 

Bắt tạm giam thẩm phán, giảng viên xâm phạm gia cư ở TP.HCM

Luật sư NGUYỄN VĂN ĐỨC [Đoàn Luật sư TP.HCM]

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì?

Bài tập a: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì?

Bài làm:

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của nhà nước ta [Điều 22 Hiến pháp 2013].

Có nghĩa là: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của nước ta. Theo Điều 22 Hiến pháp 2013 có quy định:

“Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

Việc khám xét chỗ ở do luật định.”

Theo đó, công dân có được quyền được cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền hiến định do đó pháp luật công nhận và bảo vệ quyền và lợi ích của công dân đối với chỗ ở của mình. Chỗ ở của công dân là bất khả xâm phạm, không ai được tự ý vào nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu.

Như vậy, không phân biệt là chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình hay chỗ ở được cho thuê mà công dân dùng vào mục đích cư trú, sử dụng làm chỗ ở hợp pháp và thường xuyên thì được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác mà không được sự cho phép của họ có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a] Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

b] Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

c] Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

d] Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a] Có tổ chức;

b] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c] Phạm tội 02 lần trở lên;

d] Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

đ] Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”


Theo đó, có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự tội Xâm phạm chỗ ở của người khác theo quy định của pháp luật Hình sự hiện hành nếu như đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành nên tội danh này, cụ thể:

Về khách thể: Tội này xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân được pháp luật bảo vệ.

Về mặt khách quan: Hành vi khách quan như khám xét chỗ ở người khác trái pháp luật, không có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Có hành vi đuổi người khác khỏi nơi ở của họ thông qua những hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng buộc họ phải rời bỏ nơi ở của mình. Cùng với đó là những hành làm cho người khác không thể thực hiện được việc sử dụng nơi ở [tức làm cho người khác không thể ở được tại nơi ở] của họ một cách trái pháp luật.

Về mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi với lỗi cố ý, biết hành vi là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

Về chủ thể: Những người có đủ tuổi, đủ năng lực hành vi hình hình sự theo quy định của pháp luật.

Như vậy, những người xâm phạm chỗ ở của người khác khi đáp ứng đủ các điều kiện cấu thành tội phạm nêu trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh Xâm phạm chỗ ở của người khác theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015.

Hình phạt đối với tội phạm này rất nghiêm khắc có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến hình phạt tù lên đến 5 năm. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung bài viết về Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, V&HM Law gửi đến bạn đọc, nếu có gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ V&HM Law để được giải đáp.

Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể liên lạc với V&HM Law Firm qua số điện thoại: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595 [Luật sư Dương Hoài Vân] hoặc đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú [Tầng 2].

Trân trọng.

HỎI: BỊ SỈ NHỤC ĐE DOẠ THÌ PHẢI LÀM SAO?

Chào luật sư. Cháu năm nay 17t cháu bị 1 người xúc phạm danh dự cháu và đe dọa cháu trên mạng xã hội lấy hình ảnh cháu tung lên cháu bị ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc hiện tại của cháu người đó còn đe dọa cháu gửi qua tin nhắn cháu có bằng chứng đầy đủ mong luật sư giúp cháu vụ việc này ạ.

1. Luật sư DƯƠNG HOÀI VÂN tư vấn trường họp bị sỉ nhục đe doạ thì phải làm sao:

Chào bạn, căn cứ vào thông tin mà bạn cung cấp, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:

Đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị xử phạt hành chính, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi của người đó và gửi ra công an khu vực, nếu đủ cơ sở chứng minh, tùy theo mức độ, hành vi của người đó có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau:

"Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a] Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”

Như vậy mức xử phạt có thể bị áp dụng với người có hành vi như bạn đã nêu là từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

- Về vấn đề quy cứu trách nhiệm hình sự:

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội làm nhục người khác như sau:

"Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm....."

Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người.

Người phạm tội phải là người có hành vi [bằng lời nói hoặc hành động] xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Tất cả hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện.

Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.

Người bị hại phải là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự nhưng thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng là một vấn đề khá phức tạp. Bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục nhưng có người lại thấy bình thường. Về phía người phạm tội cũng có nhận thức tương tự, họ cho rằng với hành vi như thế thì người bị làm nhục sẽ nhục hoặc rất nhục nhưng người bị hại lại thấy chưa bị nhục. Nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác mà phải kết hợp với các yếu tố như trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình... Dư luận xã hội trong trường hợp này cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của người bị hại bị xâm phạm tới mức nào. Sự đánh giá của xã hội trong trường hợp này có ý nghĩa rất lớn để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi làm nhục.

Trong trường hợp sự việc bị tố giác hoặc tin báo có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.

Sau khi tiếp nhận tin báo của, cơ quan điều tra sẽ tiến hành xác minh với sự việc của bạn. Nếu có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sẽ tiến hành khởi tố vụ án hình sự nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn. Nếu sau khi điều tra xác minh thấy không có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú [Tầng 2].

Trân trọng.

Luật sư Dương Hoài Vân

Giám đốc Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh

Luật sư Dương Hoài Vân.

THÔNG TIN LIÊN QUAN:

Danh bạ Luật sư Hình sự

Thi hành án hình sự

Hoãn thi hành án

Thủ tục giám định thương tật

Video liên quan

Chủ Đề