Công dân toàn cầu nghĩa là gì năm 2024

BÀI học thành công trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những bài học lịch sử quý giá đó. Một trong những bài học vô cùng ý nghĩa là: Đại đoàn kết toàn dân tộc; kịp thời nắm bắt thời cơ, chủ động, sáng tạo tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau 78 năm, giờ đây, chỉ cần thay cụm từ "khởi nghĩa giành chính quyền" là chúng ta đã có ngay cẩm nang màu nhiệm cho thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bước vào Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Thời cơ lớn của đất nước Việt Nam hiện nay đã được xác định rất rõ trong Cương lĩnh chính trị của Đảng, trong các Văn kiện Đại hội Đảng. Đó là quá trình toàn cầu hóa, thúc đẩy giao lưu kinh tế-văn hóa, đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế để nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới, phù hợp điều kiện, thực tiễn Việt Nam. Từ tháng 9/2019, Nghị quyết 52-NĐ/TW của Bộ Chính trị Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã chỉ rõ: "Chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng".

Thế giới đã bước sang thiên niên kỷ thứ ba hơn hai thập niên. Quá trình toàn cầu hóa trong thế kỷ 21 đã sinh ra thế hệ công dân toàn cầu. Toàn cầu hóa mang lại những thay đổi nhanh chóng và đặt ra những thách thức to lớn về xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế và môi trường. Thời cơ và thách thức đòi hỏi những suy nghĩ, nhận thức mới và hành động ở quy mô toàn cầu của những công dân có tầm nhìn vượt thoát mọi biên giới quốc gia. Đi liền với đó là sự bùng nổ và phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Toàn cầu hóa không cho ai đứng riêng rẽ, một mình một chợ, như cách nói hình ảnh là, muốn đi xa phải đi cùng nhau. Điều này trong "ba đột phá chiến lược", Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ta đã khẳng định: Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài...

Công dân toàn cầu chính là những người tiêu biểu, nòng cốt trong nguồn nhân lực chất lượng cao đó. Họ là những công dân được đào tạo trong một quốc gia có nền giáo dục toàn cầu, với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngoại ngữ, kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin và hiểu biết quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội, tư duy con người; có khả năng phân tích, tổng hợp để hướng tới cái Chân-Thiện-Mỹ, thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội loài người.

Nói thế có phần còn trừu tượng, thật ra thì ý tưởng "kéo thế giới gần lại", "bước chân gặp chân trời" của những con người xuất chúng đã có từ rất lâu rồi. Xin nhắc tới một bộ óc thiên tài - Albert Einstein (1879-1955) nhà bác học người Đức. Nhờ Einstein, nhận thức về vũ trụ của con người đã thay đổi hoàn toàn, và thậm chí nó đã giúp hình thành nên một "thế giới phẳng" ngày nay. Cách đây gần trăm năm, ông từng lưu ý tới ý thức công dân về các vấn đề toàn cầu khi viết: "Chủ nghĩa vùng miền là một căn bệnh ấu trĩ. Nó là bệnh sởi của nhân loại". Ở Việt Nam, từ rất sớm cũng đã xuất hiện những "công dân toàn cầu" như thế. Cuối thế kỷ 18, nhà canh tân đất nước Nguyễn Trường Tộ đã dâng Bản điều trần lên Vua Tự Đức, đề cập việc mở cửa thông thương với phương Tây. Bản "Tề cấp luận" của ông được đánh giá "thâu tóm trí khôn 500 năm của thiên hạ". Cùng với ông còn có các nhà canh tân khác như: Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch, Phan Thanh Giản...

Đầu thế kỷ 20, có một nhà cách mạng với tầm nhìn vượt thời đại, từ Người tỏa ra thứ ánh sáng của "văn hóa tương lai" đó là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Năm 1911, người thanh niên yêu nước ấy ra đi tìm đường cứu nước. Người đã đi khắp năm châu bốn biển để trả lời câu hỏi: làm thế nào để đất nước thoát khỏi xiềng gông, giành tự do độc lập? Và rồi sau 30 năm bôn ba khắp "bóng cờ châu Mỹ, châu Phi" Người trở về nước lãnh đạo cách mạng. Tiếng sấm mùa thu Tháng Tám rung trời chuyển đất, trả lại bầu trời tự do cho dân ta, Người trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2/9/1945 khai sinh Nhà nước Việt Nam mới. Hồ Chí Minh - như cách nói của Giáo sư, nhà văn Hàn Quốc Bang Hyun-suk: "Người đã sống để tự tạo nên giá trị, chứ không phải là người được tạo ra từ giá trị".

THỜI kinh tế số, xã hội số cần có những công dân toàn cầu là một lẽ đương nhiên. Cụm từ Công dân toàn cầu (Global Citizen) có từ khi thế giới chạm vào cánh cửa công nghiệp hóa. Trong những năm đầu thế kỷ 21, đã có một ngày dành riêng cho những công dân này, có tên là Ngày Công dân Toàn cầu, ngày 20/3 hằng năm. Có câu "Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới" hiểu theo nghĩa rộng, công dân toàn cầu có thể được học tập, sống và làm việc tại bất cứ quốc gia nào.

Mấy năm nay chúng ta thường nghe những câu nói mang tính biểu tượng, rằng thời nay các bạn trẻ "thế hệ Z" (thế hệ đầu tiên lớn lên với sự tiếp cận internet, cùng các thiết bị số và điện tử) bước thêm một bước là gặp thế giới rồi. Nhưng quả thật, sự hiểu biết về bước chân của người khổng lồ ấy chưa nhiều. Phải đến khi tên tuổi những sinh viên trẻ của Việt Nam được xướng lên trong các buổi lễ vinh danh những người nổi tiếng thế giới thì mới có thể thấy rõ một điều: Con người Việt Nam hôm nay đã thật sự sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Ở họ hội đủ các yếu tố: Thành thạo ngoại ngữ; có kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc tích cực; hiểu biết văn hóa nước sở tại; sức khỏe tốt. Trở thành một công dân toàn cầu đích thực thật không dễ dàng gì. Sống say mê, hạnh phúc, mong muốn được chia sẻ, đừng bằng lòng với cái đã có, đừng làm gì vội vàng mà không có sự chuẩn bị, giống như vội "lấy rổ hứng nước mưa" vậy.

Những điều này các bạn trẻ Việt Nam được vinh danh đã nói mộc mạc như thế. Chúng ta gặp ở đây những công dân toàn cầu tiêu biểu được bạn bè quốc tế vinh danh: Đinh Văn Năm, 32 tuổi, chàng trai H’Rê ở xã Long Hiệp, huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi. Sau nhiều năm làm việc ở nước ngoài, Năm trở về nước cùng tham gia xây dựng trung tâm phát triển phần mềm, với công việc chính là hợp tác cùng "đối tác bí mật" từ Nhật Bản. Chúng ta gặp Nguyễn Phương-nữ du học sinh Việt tại Đại học Macalester, Mỹ, nhận giải thưởng "Sinh viên toàn cầu" năm 2020 (Global Citizenship Student Awards 2020). Phương là sinh viên quốc tế chuyên ngành nghiên cứu sinh học và môi trường với niềm đam mê bảo tồn sinh thái. Gần đây nhất, Giải thưởng Sinh viên Toàn cầu năm 2021, Top 50 sinh viên đã được chọn ra từ 3.500 ứng cử viên đến từ 94 quốc gia, bạn Đồng Ngọc Hà, sinh năm 2002, quê Nam Định, là sinh viên Việt Nam đã được vinh danh. Từ niềm yêu thích sinh học, Hà đã thành lập các dự án, diễn đàn để chia sẻ kiến thức môn học đến với sinh viên, học sinh cả nước. Cũng có thể nhắc đến Vũ Phương Thanh, nữ vận động viên Việt Nam đầu tiên vô địch ba môn phối hợp cự ly siêu bền: bơi, đạp xe và chạy bộ, tại giải quốc tế Swiss Ultra.

Còn rất nhiều bạn trẻ, những người không hoặc chưa có điều kiện học tập ở nước ngoài; còn rất nhiều người đang công tác ở các lĩnh vực khác nhau, có suy nghĩ và tầm nhìn của những công dân toàn cầu. Họ lặng lẽ làm việc, thân thiện và hòa nhập, năng động và sáng tạo, thích khám phá và trải nghiệm. Họ góp phần thúc đẩy một xã hội học tập suốt đời. Xã hội học tập ấy không giống như một ngôi nhà cao tầng, bên trong chứa những giá sách đầy ắp sách vở. Vấn đề là cần có những "máy chủ" và có sự vận hành phát huy tối đa khối tri thức đồ sộ ấy.

HẠNH phúc của mỗi công dân nói chung, các bạn trẻ nói riêng hôm nay chính là cùng sống trong một mái nhà chung, cùng hướng tới việc xây dựng cho ngôi nhà ấy thật hạnh phúc. Bản thân phải tự do, hạnh phúc để đem lại tự do, hạnh phúc cho nhiều người, cho dân tộc. Và đi đến tận cùng dân tộc thì sẽ gặp nhân loại.

Công dân toàn diện là gì?

Họ là những công dân được đào tạo trong một quốc gia có nền giáo dục toàn cầu, với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngoại ngữ, kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin và hiểu biết quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội, tư duy con người; có khả năng phân tích, tổng hợp để hướng tới cái Chân-Thiện-Mỹ, thúc đẩy sự phát ...

Công dân toàn cầu trong tiếng Anh là gì?

Công dân toàn cầu tiếng anh là gì Khái niệm này có tên Tiếng Anh có tên là Global Citizens, đây là cụm từ đã có từ những năm thuộc thời kỳ công nghiệp hóa trên toàn thế giới.

Công dân toàn cầu hóa là gì?

Công dân toàn cầu, trong kỷ nguyên toàn cầu hoá và kết nối liên tục giữa các quốc giá và văn hoá, là khái niệm mô tả những cá nhân có khả năng hiểu và tương tác hiệu quả trong một thế giới đa dạng và liên kết.

Thế nào là kỹ năng công dân toàn cầu?

Kỹ năng công dân toàn cầu là những phẩm chất, năng lực giúp thúc đẩy sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ như tư duy phản biện, khả năng phân tích thông tin, và kỹ năng giao tiếp hiệu quả.