Cộng điểm ưu tiên đại học năm 2022

Các quy định "điểm xét tốt nghiệp" trong quy chế được hiểu là một điều kiện [ngưỡng đảm bảo chất lượng] để thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các cơ sở đào tạo.

Những đơn vị nào được hưởng ưu tiên

Theo Quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 596/QĐ-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 2 Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020: "Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo khi được cấp có thẩm quyền công nhận lên phường, thị trấn hoặc đạt chuẩn nông thôn mới trong năm thì được tiếp tục hỗ trợ đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đến hết năm; từ năm tiếp theo các xã này không còn trong danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 131/QĐ-TT ngày 25/01/2017".

Các xã trên sẽ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực đến hết năm ban hành quyết định phê duyệt [trừ trường hợp được hưởng ưu tiên tại các văn bản khác].

Đối với các đơn vị hành chính cấp xã sau khi sắp xếp, sáp nhập, đổi tên thì chế độ ưu tiên khu vực được thực hiện như hướng dẫn tại Mục 2 Công văn số 389/UBDT-CSDT ngày 30/3/2020 hướng dẫn thực hiện chính sách dân tộc, trong đó có việc quy định các xã, thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135; các đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.

- Đối các xã an toàn khu:

+ Xã an toàn khu không vào diện đầu tư của Chương trình 135 thì không được hưởng chế độ chính sách về ưu tiên khu vực;

+ Các xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 nhưng có quyết định ra khỏi diện đầu tư Chương trình 135 thì không được hưởng chính sách ưu tiên về khu vực kể từ ngày ban hành quyết định phê duyệt;

+ Các xã an toàn khu khi có quyết định vào diện đầu tư của Chương trình 135 thì được hưởng chính sách ưu tiên về khu vực kể từ ngày ban hành quyết định phê duyệt.

Ưu tiên khu vực đối với thí sinh học tại các cơ sở giáo dục THPT và tương đương có sự thay đổi chế độ ưu tiên

Đối với các cơ sở giáo dục THPT do thay đổi địa giới hành chính, chuyển địa điểm hoặc thay đổi cấp hành chính, chính sách dẫn đến thay đổi mức ưu tiên khu vực thì mỗi giai đoạn hưởng mức ưu tiên khác nhau, cơ sở giáo dục sẽ được gán một mã cơ sở giáo dục khác nhau cùng với một mức ưu tiên khu vực phù hợp.

Thí sinh căn cứ thời gian học tập tại cơ sở giáo dục THPT chọn và điền đúng mã cơ sở giáo dục theo các giai đoạn để được hưởng đúng mức ưu tiên theo khu vực.

Ví dụ: Trường THPT Nguyễn Đình Liễn từ năm 2013 về trước đóng trên địa bàn Xã Cẩm Huy, Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh thuộc KV2-NT, từ năm 2014 trường  chuyển đến địa bàn Xã Cẩm Dương, Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh thuộc KV1. Vậy Trường này sẽ được gán 2 mã khác nhau: Mã 068 - gán cho Trường trong thời gian từ năm 2013 về trước; Mã 053 - gán cho Trường trong thời gian từ năm 2014 đến nay. Nếu thí sinh học tại Trường này từ năm 2013 đến năm 2015, lớp 10 sẽ khai mã trường là 068, lớp 11 và lớp 12 khai mã trường là 053.

Hồ sơ để được hưởng ưu tiên theo đối tượng

Bản photocopy Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên;

 Đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số, giấy chứng nhận để hưởng đối tượng ưu tiên 01 là Bản photocopy giấy khai sinh trên đó ghi rõ dân tộc thuộc dân tộc thiểu số và hộ khẩu thường trú hoặc giấy tờ hợp pháp minh chứng thí sinh có nơi thường trú trên 18 tháng [tính đến ngày thi đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT] tại Khu vực 1 trong thời gian học THPT.

Đối với thí sinh thuộc đối tượng người có công với cách mạng hoặc con của người có công với cách mạng: Giấy chứng nhận để hưởng ưu tiên là Bản photocopy Quyết định trợ cấp, phụ cấp đối với người có công của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thí sinh xuất trình bản chính của các giấy tờ nói trên để các CSĐT đối chiếu khi làm thủ tục nhập học.

Xác định mức điểm ưu tiên

Các quy định "điểm xét tốt nghiệp" trong quy chế được hiểu là một điều kiện [ngưỡng đảm bảo chất lượng] để thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các CSĐT đối với ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, CSĐT không được sử dụng để làm căn cứ xét tuyển trực tiếp [Quy chế thi tốt nghiệp THPT quy định "điểm xét tốt nghiệp" đã bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng, mức ưu tiên không giống với mức ưu tiên trong Quy chế tuyển sinh].

Để tránh việc thí sinh cộng điểm ưu tiên 2 lần, nếu CSĐT sử dụng "điểm xét tốt nghiệp" để xét tuyển, thì phải trừ đi điểm ưu tiên đã được cộng vào trong "điểm xét tốt nghiệp" sau đó mới cộng thêm ưu tiên theo quy định của Quy chế tuyển sinh để xét tuyển.

Những thí sinh tốt nghiệp THPT trước 2022 vẫn được cộng 0,25 – 0,75 điểm ưu tiên khu vực khi xét tuyển đại học năm nay, theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chiều 10/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022. So với dự thảo, quy chế không thay đổi nhiều về thời điểm đăng ký xét tuyển, nhập học; nhưng đã điều chỉnh phương án cộng điểm ưu tiên khu vực.

Theo đó, thí sinh tốt nghiệp THPT trước 2022 [còn gọi là thí sinh tự do] vẫn được cộng điểm ưu tiên khu vực theo các mức: 0,25 điểm [khu vực 2], 0,5 điểm [khu vực 2 nông thôn] và 0,75 điểm [khu vực 1]. Đây là chính sách được duy trì ổn định trong các năm qua.

Trước đó, dự thảo công bố giữa tháng 4 định bỏ chính sách cộng điểm ưu tiên khu vực đối với thí sinh tự do. Kế hoạch này khiến thí sinh tự do cảm thấy hụt hẫng, các chuyên gia giáo dục, đại diện trường đại học cũng đưa ra ý kiến trái chiều.

Thời điểm đó, Bộ giải thích quy định này nhằm đảm bảo tính công bằng giữa hai nhóm thí sinh: học sinh 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp và những em đã tốt nghiệp, thi để xét tuyển đại học. Theo đại diện Bộ, thí sinh đã tốt nghiệp những năm trước có nhiều lợi thế và thời gian ôn tập hơn so với những em thi lần đầu.

Tuy nhiên, trong quy chế chính thức, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thay đổi kế hoạch được đề cập tại dự thảo và tiếp tục áp dụng chính sách cộng điểm khu vực cho thí sinh tự do.

Từ năm 2023, thí sinh sẽ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực trong năm tốt nghiệp THPT và một năm kế tiếp khi xét tuyển đại học, cao đẳng. Như vậy, nếu thi lại một năm, thí sinh vẫn được hưởng chính sách ưu tiên.

Về điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách như người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, Bộ vẫn giữ mức điểm cộng từ 1 đến 2, tùy đối tượng, và không phụ thuộc vào năm thí sinh tốt nghiệp như đối với điểm ưu tiên khu vực.

Các mức điểm ưu tiên được quy định tương ứng với tổng điểm ba môn [trong tổ hợp môn xét tuyển] theo thang điểm 10 đối với từng môn thi [không nhân hệ số]. Trường hợp phương thức tuyển sinh sử dụng thang điểm khác thì mức điểm ưu tiên được quy đổi tương đương.

Từ năm 2023, điểm ưu tiên [cả khu vực và đối tượng] với thí sinh đạt tổng điểm từ 25 điểm trở lên [khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm ba môn tối đa là 30] được xác định theo công thức:

Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [[30 – Tổng điểm đạt được của thí sinh]/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường

Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022 cũng “chốt” kế hoạch đăng ký xét tuyển sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, thậm chí khi đã biết điểm.

Thay đổi này được đánh giá là tiện lợi hơn cho thí sinh, giúp các em có có đủ tham số, từ kết quả tốt nghiệp đến việc tìm hiểu kỹ các ngành, trường để sắp xếp thứ tự nguyện vọng, tránh phải điều chỉnh, tốn thời gian và chi phí.

Thí sinh đăng ký xét tuyển qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia theo kế hoạch chung. Các em vẫn được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường không hạn chế số lượng; sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong trường hợp nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.

Năm nay, các đại học cũng không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch chung của Bộ, mà chỉ được phép công bố và tải danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Thí sinh đã dự tuyển vào các trường theo phương thức xét tuyển sớm vẫn tiếp tục phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ; và sẽ được công nhận trúng tuyển theo nguyện vọng cao nhất.

Việc đăng ký tất cả nguyện vọng bằng mọi phương thức lên hệ thống được cho là sẽ giúp giảm thiểu thí sinh ảo. Hệ thống của Bộ sẽ tự động loại bỏ khỏi danh sách những nguyện vọng thấp của thí sinh đã trúng tuyển các nguyện vọng cao hơn.

Thí sinh trúng tuyển theo diện tuyển thẳng có thể xác nhận nhập học sớm khi đủ điều kiện hoặc theo kế hoạch chung như những thí sinh khác. Các trường không được bắt buộc các em xác nhận nhập học sớm.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 diễn ra vào 7-8/7 với hơn một triệu thí sinh tham dự, ít hơn năm ngoái khoảng 14.000.

Trong hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi, hơn 859.500 em sẽ dùng kết quả để vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học [chiếm 85,87%]. Số thí sinh chỉ thi để xét tốt nghiệp THPT là gần 103.400 [chiếm 10,33%]. Số chỉ xét tuyển đại học và xét vào các trường cao đẳng sư phạm là hơn 33.100 [chiếm 3,81%].

Các bài thi được giữ nguyên như những năm gần đây với ba bài độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ cùng hai bài tổ hợp là Khoa học tự nhiên [Vật lý, Hóa học, Sinh học] và Khoa học xã hội [Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông; hoặc Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên].

Nguồn: Vnexpress.net

Video liên quan

Chủ Đề