Công đoàn là tổ chức cơ chức năng gì

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIV. Cho ý kiến về Dự án Luật, một số đại biểu đề nghị cần làm rõ vai trò, chức năng của tổ chức Công đoàn với các tổ chức chính trị xã hội khác, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Công đoàn là tổ chức cơ chức năng gì

Theo Hiến pháp năm 2013, Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội đại diện, chăm lo, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho người lao động.

Công đoàn Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, Công đoàn có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị - xã hội và trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, đời sống của đất nước. Vì vậy, ngay từ bản Hiến pháp năm 1959, khi mà chưa có bất cứ tổ chức chính trị - xã hội nào được quy định trong Hiến pháp thì đã có quy định về Công đoàn Việt Nam tại Ðiều 10. Đến các bản Hiến pháp năm 1980, 1992, 2001, 2013 đều có một Điều riêng quy định về Công đoàn Việt Nam, điều này cho thấy tổ chức Công đoàn có vị trí pháp lý đặc biệt so với các tổ chức chính trị - xã hội khác.

Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 đã sửa đổi, bổ sung, vai trò của tổ chức Công đoàn phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, nhất là thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. So với các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 đã sửa đổi, bổ sung vai trò, chức năng của Công đoàn Việt Nam trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, khẳng định Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đây là nguyên tắc rất quan trọng của tổ chức Công đoàn, lần đầu tiên được khẳng định và thể hiện trong Hiến pháp.

Điều 1 Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn quy định: Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho công nhân, lao động, cán bộ, công chức, viên chức; chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”.

Góp ý về vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn, một số ý kiến cho rằng cần làm rõ vai trò, chức năng của tổ chức Công đoàn so với các tổ chức chính trị - xã hội khác, nhất là về tổ chức bộ máy, cơ chế tài chính. Đại biểu Trương Thị Bích Hạnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ vai trò của tổ chức Công đoàn; đồng thời cung cấp thêm thông tin để đại biểu, người dân và cử tri có cách nhìn toàn diện, khách quan về tổ chức Công đoàn trong hệ thống chính trị - xã hội của Việt Nam.

Công đoàn là tổ chức cơ chức năng gì

Đại biểu Trương Thị Bích Hạnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương.

Theo đại biểu Trương Thị Bích Hạnh, Công đoàn là tổ chức đặc thù, là một bên trong quan hệ lao động, phải thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất, có số lượng đoàn viên lớn nhất so với các tổ chức đoàn thể khác và phải thực hiện nhiều nhiệm vụ mà các tổ chức chính trị - xã hội khác không có.

Đại biểu nêu ví dụ, thực hiện chủ trương cải cách bộ máy hành chính, tinh giản cán bộ, công chức nhưng riêng tổ chức Công đoàn không thể áp dụng cải cách hành chính, áp dụng công nghệ thông tin trong công tác vận động đoàn viên, mà phải đến từng nhà trọ, từng công ty vận động người lao động tham gia tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, hiện nay biên chế của tổ chức Công đoàn không đủ, không có đặc thù so với các tổ chức chính trị - xã hội khác, nếu phát triển không khéo có thể dẫn tới tình trạng phát triển rộng nhưng không sâu, lớn nhưng không mạnh. Riêng tại tỉnh Bình Dương, bên cạnh hơn 4.000 tổ chức công đoàn hiện có, năm 2020 được giao chỉ tiêu thành lập mới trên 400 tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp, trong khi biên chế, bộ máy tổ chức Công đoàn tại Bình Dương không khác so với các địa phương khác. Hiện Bình Dương đứng thứ hai cả nước về số đoàn viên công đoàn (sau Tp. Hồ Chí Minh) nhưng chỉ có 108 cán bộ chuyên trách.

Đại biểu Trương Thị Bích Hạnh đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu cơ chế đặc thù về nhân sự, bộ máy so với các đoàn thể khác, dựa trên số lượng đoàn viên, tổ chức công đoàn ở cơ sở để Công đoàn có thể đồng hành, chăm lo cho người lao động. Bên cạnh số lượng biên chế theo quy định, đại biểu đề xuất có thể bổ sung quy định cho phép tổ chức Công đoàn ký hợp đồng cán bộ công đoàn chuyên trách dựa trên nguồn thu và số lượng các tổ chức Công đoàn cơ sở để đáp ứng công việc thực tế tại từng địa phương.

Nhấn mạnh đến tính đặc thù của tổ chức Công đoàn Việt Nam, đại biểu Đỗ Thị Lan, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh, cho rằng đây là tổ chức thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động toàn diện (lao động là đoàn viên công đoàn và người lao động tại doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn). Tuy nhiên trong Dự thảo luật vẫn chưa thể hiện rõ các quan điểm nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó.

Công đoàn là tổ chức cơ chức năng gì

Đại biểu Đỗ Thị Lan, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh.

Trong Luật hiện hành, tổ chức Công đoàn chủ yếu đại diện, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên trong khu vực có hợp đồng lao động, nhưng trong Dự thảo luật lần này đã mở rộng đến người lao động làm việc ở khu vục phi chính thức đều được tổ chức Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng (theo quy định của Hiến pháp 2013 và Bộ luật Lao động 2019). Do vậy, việc dự thảo Luật tiếp tục quy định kinh phí hoạt động của tổ chức Công đoàn nhằm thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp luật là phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Đây là sự khác biệt và đặc thù so với các tổ chức chính trị - xã hội khác, cần có nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Đại biểu Đỗ Thị Lan cũng đề nghị trong Hồ sơ trình dự án Luật, Ban soạn thảo phải giải trình rõ nguồn kết dư phí công đoàn; làm rõ sự cần thiết duy trì kinh phí công đoàn 2% trích từ quỹ lương của doanh nghiệp; các biện pháp bảo vệ người lao động trong khu vực phi chính thức.

Đại biểu Nguyễn Sơn, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh, nhấn mạnh trong dự thảo Luật cần làm rõ vai trò của tổ chức Công đoàn chính là người đại diện cho công nhân, người lao động. Thực tế, tài sản lớn nhất của doanh nghiệp chính là người lao động, còn tổ chức Công đoàn chính là người đồng hành với chủ sử dụng lao động và đại diện cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động có môi trường làm việc tốt nhất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống người lao động. Bên cạnh đó, theo quy định của Bộ Luật lao động năm 2019 và Hiến pháp 2013 quy định về tổ chức đại diện cho người lao động, do vậy cần thiết xác định rõ vị thế, địa vị pháp lý của tổ chức Công đoàn.

Công đoàn là tổ chức cơ chức năng gì

Đại biểu Nguyễn Sơn, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh.

“Hiến pháp 2013 đã quy định một điều riêng về Tổ chức Công đoàn co thấy vị thế của tổ chức này được khẳng định rõ ràng, vì vậy, nhận thức này cần được thấu đạt đến tất cả đại biểu Quốc hội, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và chủ sử dụng lao động. Do vậy, cần phải khẳng định vị trí của tổ chức Công đoàn là đại diện cho người lao động, không phải là đại diện cho những người làm công đoàn. Ban soạn thảo cần cụ thể hóa quan điểm này rõ hơn trong nội dung của Dự thảo luật, khẳng định đây là một tổ chức đặc thù, nên việc duy trì kinh phí công đoàn là rất cần thiết. Tuy nhiên, cũng cần công khai, minh bạch và giải trình thêm về việc sử dụng kinh phí công đoàn, tạo sự đồng thuận mạnh mẽ hơn từ phía doanh nghiệp và người lao động”, đại biểu Nguyễn Sơn nhấn mạnh.

Một số đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội, đại diện của giai cấp công nhân và người lao động, mà giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Ðảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, Công đoàn Việt Nam có nhiều đặc điểm khác biệt với các tổ chức chính trị - xã hội khác. Đặc biệt, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, vị trí, vai trò của Công đoàn Việt Nam còn được tiếp tục nâng cao. Việc Hiến pháp năm 2013 tiếp tục dành riêng một điều quy định về Công đoàn là thể hiện vị trí quan trọng của tổ chức Công đoàn trong hệ thống chính trị; đảm bảo điều kiện pháp lý cho tổ chức Công đoàn hoạt động. Do vậy, hồ sơ Dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn cần thể hiện rõ quy định trong Hiến pháp nhằm làm rõ địa vị pháp lý của tổ chức này trong hệ thống chính trị - xã hội./.

Chức năng của tổ chức công đoàn là gì?

Chức năng của Công đoàn là một chính thể, một hệ thống đồng bộ, trong đó chức năng bảo vệ lợi ích hết sức được coi trọng, mang ư nghĩa trung tâm, là mục tiêu hoạt động của Công đoàn Việt Nam; chức năng tham gia quản lư mang ư nghĩa phương tiện; chức năng giáo dục mang ư nghĩa tạo động lực tinh thần để đạt được mục tiêu ...

Công đoàn Việt Nam có những chức năng gì?

Công đoàn có ba chức năng đó là: Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng; Tham gia quản lý; Tuyên truyền vận động, giáo dục người lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tổ chức công đoàn gồm những ai?

Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Thế nào là tổ chức công đoàn?

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác ( ...